Thoái hóa khớp gối nên ăn gì và kiêng ăn gì?

Lê Thảo

10-02-2022

goole news
16

Ngoài việc tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ thì người bệnh thoái hóa ở khớp cũng cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng hàng ngày, điều này hỗ trợ rất nhiều cho quá trình điều trị. Vậy khi bị thoái hóa khớp gối nên ăn gì và kiêng gì?

Chế độ dinh dưỡng cho người có bệnh lý về khớp

Các bệnh lý về khớp gây đau đớn và giảm khả năng di chuyển. Ngăn cản người bệnh thực hiện các hoạt động hàng ngày. Việt Nam là quốc gia chịu ảnh hưởng của nền khí hậu nhiệt đới gió mùa. Nên số người mắc các bệnh về xương khớp khác nhiều. Bệnh gây đau nhức khiến người bệnh ăn không ngon, ngủ không yên. Nhất là mỗi khi thời tiết thay đổi hoặc nhiệt độ xuống dưới 10 độ C.

Chế độ dinh dưỡng dành cho người bệnh khớpChế độ dinh dưỡng dành cho người bệnh khớp

Khi được chẩn đoán bệnh, ngoài việc dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Thì chế độ ăn uống hợp lý cũng góp phần tăng sức khỏe và giảm thiểu những khó chịu mà bệnh gây ra.

Nguyên tắc chung trong chế độ ăn cho người bệnh khớp

Chế độ dinh dưỡng dành cho người mắc các vấn đề về xương khớp cần cân bằng và đa dạng hóa vitamin; khoáng chất; chất chống oxy hóa và các chất dinh dưỡng khác.

Với những bệnh nhân thuộc nhóm thừa cân, béo phì thì cần duy trì chế độ ăn uống giảm cân. Và ngược lại người gầy yếu bị bệnh khớp dạng thấp thì nên chia thành nhiều bữa nhỏ để dễ dàng hấp thu các chất dinh dưỡng được tốt nhất.

Nhóm thực phẩm cần thiết cho người bị bệnh xương khớp

  1. Acid béo omega-3

Nhóm thực phẩm này có tác dụng giảm viêm khớp. Hỗ trợ hấp thụ các chất dinh dưỡng đồng thời tăng cường chăm sóc sức khỏe

Bổ sung acid béo omega 3 bằng cách ăn những thực phẩm như cá ngừ, cá hồi, cá mòi, cá thu,... Ngoài ra những loại dầu như dầu quả óc chó, dầu hạt cải, hạt lanh cũng chứa acid béo omega 3. Trong đó dầu hạt lanh chứa các chất chuyển đổi thành acid béo omega-3.

  1. Trứng

Đây là thực phẩm hoàn hảo bởi nó chứa nhiều chất dinh dưỡng rất tốt cho người bệnh xương khớp.

Người bị khớp nên bổ sung trước 3 lần mỗi tuầnNgười bị khớp nên bổ sung trước 3 lần mỗi tuần

Bổ sung trứng trong thực đơn hàng tuần. Ăn 3 lần mỗi tuần để có một bộ xương khỏe mạnh. Bạn có thể chế biến thành nhiều món khác nhau như trứng luộc, trứng hấp, trứng rán đúc thịt,... để đa dạng bữa ăn.

  1. Các loại rau củ quả

Rau củ quả có tác dụng cung cấp các loại vitamin, khoáng chất cần thiết để cơ thể và xương khớp khỏe mạnh.

Bổ sung vào thực đơn hàng ngày các loại rau quả có màu xanh thấm như súp lơ xanh, cải xoong, cải xanh. Các loại có màu cam như bí ngô, cà rốt và một số loại gia vị như hành, tỏi.

  1. Ngũ cốc

Các loại ngũ cốc nguyên hạt cung cấp lượng lớn chất xơ, vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa. Không chỉ vậy, trong ngũ cốc còn chứa nhiều carbohydrate phức mang lại nguồn năng lượng tuyệt vời cho người bệnh xương khớp.

Người bệnh có thể bổ sung các loại ngũ cốc như gạo lứt, lúa mì, lúa mạch, bắp rang và các sản phẩm ngũ cốc nguyên hạt khác vào thực đơn hàng ngày.

Trà thảo mộc rất tốt cho người bị xương khớpTrà thảo mộc rất tốt cho người bị xương khớp

  1. Trà xanh, trà thảo dược

Các loại trà này có tác dụng thanh lọc cơ thể, kháng viêm. Tái tạo lớp sụn giữa các khớp xương nên rất tốt cho người bị bệnh về xương khớp.

Bạn có thể uống nước trà xanh hoặc trà thảo dược kết hợp với nước thanh thủy hàng ngày. Khuyến cáo, người mắc bệnh về xương khớp nên uống đủ 2 lít nước mỗi ngày.

Những thực phẩm cần kiêng kỵ

  • Các loại quả có hàm lượng đường cao như dưa hấu, cam, lê, dứa, chuối, đào,...
  • Cà phê bởi cà phê chứa caffeine khiến cho bệnh trở nên tồi tệ hơn.
  • Bột mì khiến bệnh tăng lên.
  • Thực phẩm nhiều muối.

Thoái hóa khớp gối nên ăn gì?

Thực phẩm giúp tăng khả năng chống viêm

Triệu chứng viêm khớp gối chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến thoái hóa. Do đó người bệnh nên bổ sung các loại thực phẩm chứa Acid Omega-3 để giúp gối giảm khả năng viêm nặng hơn. Từ đó giúp giảm đau và sưng tấy.

Thực phẩm chứa acid béo omega-3 rất tốt cho người thoái hóa khớp gốiThực phẩm chứa acid béo omega-3 rất tốt cho người thoái hóa khớp gối

Bạn hoàn toàn có thể thu nạp lượng Omega-3 từ các loại cá. Tuy nhiên cũng cần chú ý đó là hầu hết các loại cá đều chứa một lượng thủy ngân. Mà hoạt chất này có thể tổn hại đến thần kinh và não bộ nếu cơ thể hấp thụ quá nhiều.

Một số loài cá được kiểm nghiệm là chứa lượng lớn Acid béo omega-3 nhưng ít thủy ngân đó là cá thu, cá trích, cá cơm, cá ngừ, cá hồi, cá tuyết, cá mòi....

Thực phẩm tăng cường miễn dịch, ngăn ngừa thoái hóa

Người bị thoái hóa khớp gối nên tiêu thụ lượng rau củ quả giàu chất chống oxy hóa và các vitamin có lợi trong việc ngăn và và điều trị như vitamin A, C, E.

Các loại vitamin cần được bổ sung vào thực đơn hàng ngày của người bệnhCác loại vitamin cần được bổ sung vào thực đơn hàng ngày của người bệnh

Hàm lượng chất chống oxy có nhiều trong các loại củ quả. Như cà chua, dâu tây, quả anh đào, mâm xôi. Bên cạnh đó thì một số loại rau củ cũng có tác dụng kháng viêm. Như cải bắp, cải mầm Brussel, cải ngựa, ớt chuông, bơ, ô liu, dưa hấu, nho....

Thực phẩm giàu canxi giúp làm chậm lão hóa 

Ngoài các loại thực phẩm giúp hỗ trợ điều trị bệnh thì bệnh nhân cũng nên bổ sung thêm các loại thức ăn chứa canxi. Để hệ xương khớp được chắc khỏe, làm chậm quá trình thoái hóa.

Các loại sữa chứa nhiều canxi, ít chất béo và chất ngọt sẽ rất phù hợp với người bệnh. Ngoài ra nước dùng từ các loại xương hầm cũng chứa nhiều collagen giúp xương chắc khỏe, tăng sự đàn hồi của sụn.

Thực phẩm giàu canxi là không thể thiếu cho người bệnhThực phẩm giàu canxi là không thể thiếu cho người bệnh

Các loại rau củ màu cam như cà rốt, bí ngô không chỉ giàu vitamin A, C, canxi. Mà còn có tác dụng hỗ trợ sản sinh collagen giúp phần đĩa đệm được phục hồi một cách nhanh chóng.

Ngoài các loại thức ăn hỗ trợ quá trình điều trị thoái hóa khớp tốt hơn thì một số loại gia vị. Như tỏi, nghệ, gừng, hạt tiêu, lá lốt, ớt,... cũng góp phần làm giảm các cơn đau và sưng tất cho người bệnh.

Một vài món ăn mà người bệnh có thể tham khảo nấu

  1. Canh bóng nấu thập cẩm

Nguyên liệu: 500g bóng bì; 100g giò sống; 300g xương lợn; 50g tôm nõn khô; 1 cây súp lơ xanh; 50g đậu Hà Lan; 1 củ cà rốt; nấm hương, gia vị, hành hoa, rau mùi; phèn chua, gừng và rượu trắng.

Cách làm:

  • Bóng bì đem ngâm trong nước vo gạo 3 giờ. Rồi rửa lại bằng nước phèn chua để loại bỏ nhớt và làm trắng. Tiếp đến là cắt thành những miếng hình quả trám to. Cho nước gừng, rượu vào bóp nhẹ để khử mùi rồi rồi rửa lại bằng nước sạch, vắt khô.
  • Tôm khô rửa bằng nước lạnh rồi luộc cho chín mềm.
  • Cà rốt, súp lơ tỉa hoa, thái miếng cho vừa ăn. Quả đậu nhặt rửa sạch. Cho tất cả vào chần với nước sôi rồi vớt vào bát nước lạnh để giữ màu tươi.
  • Nấm hương băm bỏ rồi trộn với giò sống nặng thành viên tròn vừa ăn.
  • Ninh xương lợn với 1 lít nước, vớt bọt rồi để sôi lăn tăn. Sau đó, cho gừng nướng, hành khô đập dập cùng chút muối. Khi nước dùng nhiều váng và xương róc thịt thì lọc lấy nước trong.

Tham khảo món canh bóng thập cẩm cho người thoái hóa khớp vùng gốiTham khảo món canh bóng thập cẩm cho người thoái hóa khớp vùng gối

  • Dùng nước ninh xương để nấu canh. Khi nước sôi cho hết các nguyên liệu vào, bóng bì cho vào sau cùng. Nêm nếm gia vị cho vừa ăn rồi thả hành hoa, rau mùi và tắt bếp.
  1. Nấm hương xào rau cải

Nguyên liệu: rau cải chíp, nấm hương, gia vị và tỏi khô

Cách làm:

  • Ngâm nấm hương cho nở rồi rửa lại bằng nước sạch.
  • Tỏi bóc vỏ, đập dập, ray cải nhặt sạch rồi rửa.
  • Cho rau vào luộc sơ qua ở lửa to từ 1- phút.
  • Trong lúc đợi rau thì cho dầu ăn vào làm nóng rồi phi thơm tỏi, rau vừa chín tới thì vớt ra. Rồi cho ngay vào chảo dầu, đảo nhanh và đều tay. Cho ít xì dầu vào đảo cùng. Cuối cùng là cho nấm hương xào chín tới rồi tắt bếp.
  • Bày rau ra đĩa và thưởng thức.

Thoái hóa khớp gối không nên ăn gì?

Bên cạnh những thực phẩm nên ăn thì cũng có những thực phẩm mà người thoái hóa khớp ở gối cần tránh xa để tránh bệnh tiến triển nặng hơn, ảnh hưởng đến quá trình điều trị.

  • Thực phẩm chiên:

Như thịt chiên, khoai tây chiên được bác sĩ khuyến cáo người bệnh nên tránh xa để giảm viêm khớp; tránh tăng cân (trọng lượng cơ thể càng tăng thì càng gây áp lực cho sụn khớp, khiến bề mặt sụn khớp hư tổn nhanh hơn); đồng thời tăng hiệu quả phòng thủ tự nhiên của cơ thể.

  • Thịt đỏ:

Khi tiêu hóa các loại thịt đỏ như thịt bò, thịt cừu, thịt lợn, thịt dê,... cơ thể sẽ sản xuất ra axit mà những axit này cần một lượng lớn canxi để trung hòa. Nếu không cung cấp đầy đủ canxi, cơ thể sẽ rút canxi từ hệ xương. Như vậy, với người bị bệnh thì quá trình thoái hóa khớp gối sẽ diễn ra với tốc độ nhanh chóng.

Bệnh thoái hóa khớp nên kiêng thịt đỏBệnh thoái hóa khớp nên kiêng thịt đỏ

  • Đường và carbohydrate:

2 loại này thường có trong bánh quy, bánh ngọt, chè,... chúng sẽ làm cản trở việc hấp thụ canxi. Làm tổn thương các protein trong cơ thể từ đó gây viêm, khiến cơ xương khớp yếu đi.

  • Đồ ăn nhiều muối:

Ăn mặn khiến xương giòn và dễ gãy. Đồng thời làm tăng tình trạng viêm khiến người bệnh đau đớn hơn.

  • Dầu ngô, dầu cọ:

Trong 2 loại dầu này chứa lượng axit béo omega-6 cao sẽ khiến tình trạng viêm tăng đáng kể.

  • Rượu, bia, cà phê và các loại nước ngọt có ga:

Đây là những thực phẩm gây hại cho người thoái hóa khớp, viêm khớp, gout. Việc tiêu thụ chúng trong thời gian dài sẽ khiến triệu chứng trầm trọng hơn và việc điều trị cũng phức tạp hơn.

  • Thuốc lá:

Chất kích thích trong thuốc lá sẽ kích hoạt một số loại viêm khớp. Gây ra sự suy giảm trầm trọng về tình trạng thoái hóa khớp.

Thoái hóa khớp gối có nên đi bộ không?

Nhiều người cho rằng, việc đi bộ sẽ gây thêm áp lực tác động lên khớp gối khiến cho tình trạng bệnh trở nên tồi tệ hơn. Thực tế thì mặc dù các cơn đau do thoái hóa khớp thường sẽ rất khó chịu mỗi khi người bệnh vận động. Gồm cả việc đơn giản như đi lại trong nhà nhưng nó lại là giải pháp hữu hiệu giúp thuyên giảm các triệu chứng bệnh như đau, cứng khớp,...

Về cơ bản, cấu tạo khớp gối gồm xương và sụn khớp mà lớp sụn này không có mạch máu nuôi dưỡng nên nó chủ yếu dựa vào dịch khớp để nhận các chất dinh dưỡng cần thiết. Do đó mà việc vận động thường xuyên sẽ giúp sụn khớp nhận đủ chất dinh dưỡng, duy trì sức khỏe và chức năng vốn có của nó.

Bị thoái hóa khớp gối nên đi bộ đều đặn để giảm triệu chứng và tránh cứng khớpBị thoái hóa khớp gối nên đi bộ đều đặn để giảm triệu chứng và tránh cứng khớp

Người bị thoái hóa khớp gối đi bộ sẽ đảm bảo có đủ dịch khớp cần thiết giúp:

  • Nuôi dưỡng và bảo vệ khớp gối đang bị tổn thương
  • Giảm ma sát trên sụn khớp từ đó làm chậm quá trình thoái hóa khớp
  • Duy trì chức năng cũng như tính linh hoạt của khớp gối.
  • Hạn chế nguy cơ phát sinh biến chứng tim mạch do thoái hóa khớp.

Tuy nhiên, người bệnh cũng chú ý đảm bảo đi bộ đúng cách như:

  • Chọn tuyến đường phù hợp, an toàn: đi bộ ở tuyến đường bằng phẳng, thông thoáng, ít xe cộ đi lại...
  • Lựa chọn thời gian tập luyện tốt nhất là buổi sáng sớm hoặc chiều tối
  • Xây dựng cường độ tập luyện từ thấp đến cao: có thể ban đầu 5- 10 phút sau đó tăng lên 30- 60 phút mỗi ngày
  • Mang giày và quần áo thoải mái để cơ thể linh hoạt, dễ vận động.
  • Đếm số bước thay vì số phút đi bộ: mục tiêu của rèn luyện là khoảng 6000 bước chân mỗi ngày.
  • Kiểm soát tốc độ bằng cách kiểm tra nhịp tim
  • Khởi động nhẹ trước khi tập
  • Khi cảm thấy đau nhói cần dừng lại.

Phòng ngừa thoái hóa khớp gối đúng cách

Thoái hóa khớp gối là bệnh khó tránh khỏi ở người cao tuổi. Là tất yếu của sự phát triển nhưng chúng ta vẫn có thể phòng bệnh để ngăn ngừa và hạn chế các yếu tố thúc đẩy quá trình thoái. Giúp quá trình này chậm lại, muộn và nhẹ hơn.

Một số phương pháp phòng ngừa thoái hóa khớp vùng gốiMột số phương pháp phòng ngừa thoái hóa khớp vùng gối

Một vài biện pháp phòng ngừa bệnh đơn giản mà hiệu quả

  • Chống các tư thế xấu trong sinh hoạt và lao động hàng ngày, đảm bảo an toàn lao động để giảm lực tì đè lên sụn khớp.
  • Tập thể dục đều đặn hàng ngày ít nhất là 30 phút, giữa các giờ lao động nên tập luyện nhẹ và nghỉ ngơi. Khi có tuổi hãy duy trì chế độ tập luyện đều đặn, vừa sức như đi bộ, đạp xe, tập dưỡng sinh,...
  • Tránh các tác động mạnh, đột ngột, hạn chế mang vác nặng, nếu có thì chú ý đúng tư thế.
  • Khi phát hiện các dị tật, di chứng của chấn thương hay các vấn đề liên quan đến xương khớp và cột sống cần điều trì càng sớm càng tốt.
  • Đảm bảo chế độ dinh dưỡng đầy đủ, cân đối, tránh để cơ thể thừa cân béo phì. Đặc biệt bổ sung thêm Calci, Phospho, Vitamin D, C, nhóm B…vào khẩu phần ăn hàng ngày, nhất là người cao tuổi.

Trên đây là câu trả lời cho thắc mắc thoái hóa khớp gối nên ăn gì và kiêng ăn gì? Mong rằng với những kiến thức mà bài viết cung cấp sẽ giúp người bệnh có chế độ chăm sóc sức khỏe tốt nhất, đảm bảo hiệu quả điều trị cao nhất. Bệnh viện Đa khoa Phương Đông chuyên thăm khám và điều trị các bệnh liên quan đến cơ xương khớp với đội ngũ bác sĩ có chuyên môn cao. Tiêu biểu là PGS.TS. BS Cơ xương khớp Nguyễn Mai Hồng nguyên trưởng khoa Cơ xương khớp tại Bệnh viện Bạch Mai cùng hệ thống trang thiết bị y tế hiện đại, đảm bảo mang đến dịch vụ y tế chất lượng cao. Liên hệ ngay tới số Hotline 1900 1806 để được hỗ trợ tư vấn và đặt lịch.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
1,785

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

PGS.TS.BS Cao Cấp

NGUYỄN MAI HỒNG

Giám đốc Trung tâm Cơ xương khớp

PGS.TS.BS Cao Cấp

NGUYỄN MAI HỒNG

Giám đốc Trung tâm Cơ xương khớp
19001806 Đặt lịch khám