Tuyến giáp là bộ phận quan trọng của cơ thể, có chức năng điều hòa sự trao đổi chất. Một chế độ dinh dưỡng dồi dào iot, kẽm, selen, omega-3, sắt, vitamin D có thể ngăn ngừa hoặc cải thiện tình trạng bệnh. Dưới đây là danh sách 11 thực phẩm tốt cho tuyến giáp không nên bỏ qua.
Thực phẩm tốt cho tuyến giáp nên ăn
Tuyến giáp là tuyến nội tiết quan trọng, có nhiệm vụ điều hòa quá trình trao đổi chất bên trong cơ thể. Chế độ dinh dưỡng tác động trực tiếp đến chức năng hoạt động, chuyên gia khuyến cáo bạn nên bổ sung đều đặn 11 thực phẩm tốt cho tuyến giáp vào bữa ăn.
Rong biển
Rong biển là thực phẩm giàu iot, khoáng chất cần thiết cho hoạt động của tuyến giáp. Nghiên cứu chỉ ra, iot là thành phần chính tạo hormone tuyến giáp, hỗ trợ quá trình trao đổi chất diễn ra thuận lợi.
Trung bình trong 100g rong biển, bạn sẽ nhận được hàm lượng dinh dưỡng như sau:
- 10g cards.
- 12g protein.
- 1g chất béo.
- 35% RDI sợi quang.
- 180% RDI magie.
- 80% RDI vitamin K.
- 70% RDI Mangan.
- 65% RDI Iot.
Rong biển chứa 65% giá trị hàng ngày của thực phẩm
Quả mọng
Hàm lượng vitamin C dồi dào trong quả mọng có tác dụng chống oxy hóa, chống viêm. Đặc điểm này góp phần duy trì sức khỏe tuyến giáp, bảo vệ cơ thể tránh khỏi những phản ứng viêm.
Trong đó:
- Việt quất giàu chất chống viêm anthocyanin.
- Dâu tây, Kiwi có hàm lượng vitamin C lớn, tăng cường sức khỏe hệ miễn dịch.
- Mâm xôi cung cấp chất xơ, vitamin K cho xương và tim mạch.
- Anh đào giàu melatonin cải thiện giấc ngủ, giảm viêm.
- Nho xanh chống oxy hóa, chống viêm với chất resveratrol.
Trái cây có múi
Các loại trái cây có múi như cam, quýt, bưởi, thanh yên,... được xếp vào nhóm thực phẩm hỗ trợ tuyến giáp. Thành phần chính thường bao gồm vitamin C, chất chống oxy hóa hesperidin phòng ngừa tổn thương do gốc tự do, giảm ngừa phản ứng viêm.
Các loại trái cây có mùi giàu vitamin C giúp giảm phản ứng viêm
Sữa và chế phẩm từ sữa
Sữa và sản phẩm từ sữa là thực phẩm cần thiết cho người bệnh tuyến giáp hoặc muốn tăng cường sức khỏe tuyến giáp. Lượng iốt có trong sữa động vật thường cao hơn sữa thực vật, đặc biệt như sữa chua, phô mai, bơ,...
Trứng
Trứng cũng là một thực phẩm cho người u tuyến giáp nên ăn, gồm các thành phần điều chỉnh hormone tuyến giáp như selen, iot, vitamin D. Trong một quả trứng kích cỡ lớn có thể chứa 16% iot, 20% selen cơ thể cần mỗi ngày.
Nhiều người, vận động viên hoặc người tập gym, thường chỉ ăn lòng trắng trứng vì hàm lượng protein cao. Song chuyên gia khuyến cáo, nên ăn cả quả trứng để bổ sung thêm iot và selen trong lòng đỏ.
Cá hồi
Cá hồi là thực phẩm giàu axit béo Omega-3, rất tốt cho sức khỏe tuyến giáp. Bạn cần chú ý về cách chế biến, ưu tiên áp chảo, hấp, nấu cháo, nướng để giữ tối đa chất dinh dưỡng.
Cá hồi giàu axit béo Omega-3 tốt cho sức khỏe tuyến giáp
Omega-3 tham gia cải thiện chức năng tuyến giáp, chuyển hóa hormone và cải thiện triệu chứng bệnh. Đồng thời cung cấp lượng lớn vitamin D, protein có lợi cho quá trình điều trị và hồi phục sức khỏe.
Họ đậu
Ăn quá ít protein gây tình trạng ức chế tuyến giáp, khởi phát bệnh lý không mong muốn. Bạn có thể thay thế đạm động vật bằng đạm thực vật từ các loại đậu, hỗ trợ hoạt động tuyến giáp và sức khỏe tổng thể.
Tuy nhiên bạn cần kiểm soát lượng đậu nạp vào cơ thể, chỉ dùng ở mức vừa đủ. Các loại họ đậu không chỉ giàu protein mà còn giàu chất xơ, hệ tiêu hóa bị ảnh hưởng cản trở cơ thể hấp thụ thuốc thay thế hormone tuyến giáp.
Các loại hạt
Hạnh nhân, hạt điều, bí đỏ, mắc ca, óc chó,... là những loại hạt tốt cho sức khỏe tuyến giáp. Những thành phần dinh dưỡng như kẽm, selen khi đi vào cơ thể phân bổ đến tuyến giáp, tham gia cải thiện hoặc duy trì độ khỏe mạnh.
Thịt gà, thịt bò
Kẽm trong thị gà và thịt bò là chất dinh dưỡng thiết yếu tham gia sản xuất hormone tuyến giáp. Cơ thể thiếu kẽm có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng như suy giáp, diễn tiến nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời.
Thịt gà và thịt bò cung cấp dinh dưỡng cho quá trình sản xuất hormone tuyến giáp
Rau lá xanh
Các loại rau lá xanh thẫm chứa hàm lượng sắt, magie, vitamin A tốt cho sức khỏe tuyến giáp. Bạn nên ưu tiên những loại rau như bí ngòi, súp lơ, cần tây, ớt chuông xanh, măng tây,...
Cân bằng dưỡng chất trong thực phẩm tốt cho người tuyến giáp
Xây dựng thực đơn tốt cho người bệnh tuyến giáp cần đảm bảo đủ 7 nhóm dưỡng chất sau:
- Iot là khoáng chất vi lượng cần cho quá trình tổng hợp hormone tuyến giáp, cần bổ sung qua thực phẩm tự nhiên hoặc chất bổ sung.
- Selen giữ cơ thể khỏe mạnh, tăng cường chức năng tuyến giáp và hệ miễn dịch. Trẻ sơ sinh cần bổ sung selen để giảm nguy cơ suy giáp bẩm sinh.
- Kẽm là chất thiết yếu sản xuất hormone tuyến giáp, không bổ sung đủ có thể gây suy giáp. Bạn nên đều đặn bổ sung các loại hạt, đậu, ngũ cốc nguyên hạt, nấm và rau xanh đậm màu.
- Vitamin D là dưỡng chất không thể thiếu của nhiều cơ quan cơ thể, bao gồm tuyến giáp. Cơ thể thiếu hụt vitamin D hình thành nhiều nguy cơ như bệnh tuyến giáp tự miễn, ung thư tuyến giáp.
- Sắt đặc biệt quan trọng với người bệnh suy giáp. Đồng thời gián tiếp hỗ trợ vận chuyển các chất cần thiết cho sản xuất hormone tuyến giáp, cần bổ sung đều đặn.
- Omega-3 nên được duy trì bổ sung 1.100mg (nữ giới) và 1.600mg (nam giới) để duy trì sức khỏe tuyến giáp. Omega-3 đi vào cơ thể giúp giảm viêm, sản xuất hormone và cải thiện triệu chứng do bệnh lý tuyến giáp.
Cân bằng các vi chất dinh dưỡng đảm bảo tuyến giáp hoạt động khỏe mạnh
Thực phẩm không tốt cho người u tuyến giáp
Bên cạnh những thực phẩm hỗ trợ tuyến giáp, bạn cần lưu ý hạn chế một số món ăn, đồ uống như:
- Rau họ cải như cải xoăn, cải thìa, cải canh,... có chứa goitrogen - thành phần cản trở khả năng hấp thu iot của cơ thể. Bạn chỉ nên ăn với liều lượng vừa phải hoặc ăn ít, giảm nguy cơ bệnh diễn tiến.
- Đậu nành thuộc họ đậu tốt cho tuyến giáp, nhưng không khuyến khích ăn nhiều. Đậu nành cũng chứa goitrogen, làm cản trở khả năng hấp thu iot, gây các vấn đề liên quan đến tuyến giáp.
- Gluten có nhiều trong lúa mì, ngũ cốc, đồ ăn chế biến sẵn,... có thể làm tăng các kháng thể đặc hiệu tấn công tuyến giáp. Một số nghiên cứu chỉ ra, chế độ ăn kiêng không gluten hỗ trợ điều trị bệnh tuyến giáp hiệu quả.
- Caffeine quá mức, trung bình trên 2 - 4 cốc cà phê có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh cường giáp và suy giáp. Bạn chỉ nên uống ít hơn 2 cốc cà phê, khi này chất caffeine tham gia ngăn ngừa bệnh suy giáp.
- Đồ ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn chứa nhiều muối, làm tăng natri trong cơ thể người. Trong khi đó, natri là chất cản trở chức năng tuyến giáp, khiến tình trạng suy giáp diễn tiến nghiêm trọng hơn.
Người bệnh tuyến giáp hoặc nguy cơ mắc bệnh tuyến giáp nên tham vấn ý kiến bác sĩ về chế độ dinh dưỡng. Mỗi bệnh nhân sẽ có phác đồ điều trị khác nhau, thực đơn ăn uống chỉ đóng vai trò hỗ trợ và giảm nhẹ triệu chứng.
Chuyên khoa Dinh Dưỡng - Bệnh viện Đa khoa Phương Đông quy tụ đội ngũ bác sĩ, giáo sư hàng đầu lĩnh vực phòng chống suy dinh dưỡng, thiếu vi chất và dinh dưỡng. Tại đây, khách hàng được cung cấp lộ trình khám, tư vấn dinh dưỡng chuyên sâu, tối ưu hiệu quả chăm sóc sức khỏe.
Tư vấn chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân tuyến giáp tại Bệnh viện Đa khoa Phương Đông
Nếu nằm trong nhóm đối tượng nguy cơ mắc bệnh lý tuyến giáp hoặc đã, đang điều trị, bệnh nhân liên hệ 1900 1806 hoặc Đặt lịch khám để được xây dựng thực đơn dinh dưỡng chuyên sâu.
Chuyên gia khuyến cáo, lựa chọn thực phẩm tốt cho tuyến giáp nên chứa iot, selen, kẽm, sắt,… Đây là nhóm dưỡng chất thiết yếu để tuyến giáp hoạt động ổn định, giảm nguy cơ mắc các bệnh lý như suy giáp, ung thư tuyến giáp hay rối loạn chức năng tuyến giáp.