Tiểu đường ăn gì thay cơm? 10 loại thực phẩm dinh dưỡng tốt nhất

Ngọc Anh

23-09-2024

goole news
16

Đái tháo đường là tình trạng rối loạn chuyển hoá, cơ thể thiếu insulin, không tiết ra được insulin hoặc cả hai. Điều này khiến lượng đường bị tích tụ trong máu và quá trình tổng hợp các chất như carbohydrate, protide, lipide,.. trở nên bất thường sinh ra nhiều bệnh cảnh nguy hiểm như thận hư, suy thận, đục thuỷ tinh thể, gan nhiễm mỡ, xơ gan,...

Điều đáng tiếc là bệnh tiểu đường hiện nay vẫn chưa chữa khỏi được mà chỉ có thể kiểm soát hoàn toàn. Chúng ta đều biết gạo trắng có tỷ lệ đường rất cao, người tiểu đường không nên ăn. Để không bị đói và vẫn cảm thấy ngon miệng, câu hỏi tiểu đường ăn gì ngày càng được nhiều người quan tâm.

Tại sao người bị tiểu đường không nên ăn cơm trắng?

Việc người bệnh tiểu đường hạn chế cơm trắng là do chỉ số đường huyết (GI) của gạo trắng rất cao (60 - 80). So với các thực phẩm khác, đây là nhóm thức ăn không được khuyến khích cho người bị tiểu đường vì dễ làm tăng GI. Theo các chuyên gia, tải lượng đường huyết của 100g gạo trắng bằng 56.

Nhìn chung, khi người bệnh đái tháo đường ăn gạo trắng, lượng đường trong máu sẽ tăng nhanh và đột ngột. Khi đó, tuyến tụy sẽ bị gây áp lực nặng nề và dễ dẫn đến các biến chứng về thị lực, thận, thần kinh, tim mạch,...của bệnh tiểu đường.

Người bị tiểu đường không nên ăn cơm trắng

Người bị tiểu đường không nên ăn cơm trắng

Ngoài ra, lý do khiến người bệnh tìm kiếm “tiểu đường ăn gì thay cơm” còn vì tỷ lệ dinh dưỡng của cơm trắng khá thấp. Nó chủ yếu chứa tinh bột đơn giản, không còn nhiều chất xơ, vitamin, khoáng chất do quá trình xay xát đã làm mất lớp vỏ cám bên ngoài, chỉ còn phần hạt gạo bên trong.

Mặc dù ăn cơm trắng đối với các quốc gia Á Đông đã trở thành truyền thống, ăn vừa no vừa khoẻ nhanh. Nhưng trên thực tế, năng lượng do loại gạo này đem lại là calo rỗng đem lại cảm giác mau no nhưng cũng mau đói. Ngoài ra, nguy cơ ăn cơm trắng đem lại cho bệnh nhân tiểu đường còn nằm ở chỗ nó âm thầm làm tăng nguy cơ đề kháng insulin - cơ chế gây bệnh tiểu đường tuýp 2.

Bị bệnh tiểu đường ăn gì thay cơm?

Yến mạch

Đây là thực phẩm hàng đầu phải được các bác sĩ dinh dưỡng gợi ý khi người bệnh hỏi “tiểu đường ăn gì thay cơm’. Khắc phục điểm yếu nghèo nàn dưỡng chất của cơm trắng, yến mạch là nguồn dồi dào chất xơ và các khoáng chất như magie, kali, canxi, photpho, kẽm và sắt. Vì dồi dài chất dinh dưỡng nên yến mạch cũng giúp người bệnh no lâu.

Ngoài ra, nó còn đem lại những lợi ích hết sức thiết thực cho bệnh nhân như:

  • Làm chậm hấp thu đường vào máu do thành phần yến mạch chứa beta glucan liên kết với đường và cholesterol hỗ trợ giảm hấp thu chất béo và ổn định đường huyết
  • Lượng đường trong máu tăng chậm, do yến mạch tiêu hoá lâu và chuyển hoá chậm 

Yến mạch tốt cho người bệnh tiểu đường

Yến mạch tốt cho người bệnh tiểu đường

Các loại đậu

Ngoài yến mạch bạn còn có thể chọn đậu đen, đậu xanh, đậu lăng, đậu Hà Lan... để thay thế cơm nếu đang phải điều trị đái tháo đường. Nguyên nhân là tương tự yến mạch, đậu chứa nhiều chất xơ, vitamin và chất khoáng.

Ngoài ra, đậu còn là nguồn cung cấp protein thực vật tốt với hàm lượng chất đạm cao ngang các loại thịt, cá, tôm, cua,...

Bạn có thể ăn các loại đậu thay cơm trắng

Bạn có thể ăn các loại đậu thay cơm trắng

Hạt diêm mạch

Xếp top 3 trong danh sách thực phẩm thay thế cho người bệnh tiểu đường ăn gì thay cơm là hạt diêm mạch. Mặc dù chỉ số đường huyết của loại hạt này lên đến 53, tức không thấp nhưng GI của nó vẫn thấp hơn nhiều so với gạo trắng. 

Đặc biệt, khi được nấu chín chỉ số này giảm xuống mức 35 và tải lượng đường huyết chỉ còn 7.3 tức khả năng làm tăng đường trong máu cho bệnh nhân chỉ ở mức trung bình. Đồng thời cũng như yến mạch, các loại đậu, hạt diêm mạch rất giàu dinh dưỡng. Vì thế đây cũng là một lựa chọn cho người bệnh đái tháo đường.

Các loại rau củ

Không phải loại rau nào cũng tốt cho người đái tháo đường. Bạn nên tìm hiểu từng loại trước khi lựa chọn cho bữa ăn của người bệnh. Dưới đây là một số loại rau phù hợp cho người bệnh tiểu đường như:

  • Bông cải xanh: Đây là loại rau nhiều chất xơ, ít calo và có khả năng chống oxy hoá tốt. Ăn bông cải xanh giúp làm chậm quá trình tiêu hoá, ổn định đường huyết nhưng vẫn giúp no lâu và phòng chống béo phì.
  • Bí xanh: Tương tự như bông cải xanh nó cũng có tác dụng làm chậm quá trình hấp thu đường. Bên cạnh đó, vitamin A trong bí xanh rất tốt cho thị lực và hệ miễn dịch. 
  • Bắp cải: Cũng có rất ít calo nhưng giàu vitamin C hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch và kiểm soát đường huyết. 
  • Rau bina: Với chủ yếu chất xơ, magie và sắt thì rau chân vịt tham gia vào quá trình điều hòa chất đường trong máu và ổn định chức năng thần kinh. 
  • Cà chua cũng có tác dụng tương tự các loại rau củ trên

Bạn nên chọn lọc các loại rau củ phù hợp để kiểm soát bệnh tiểu đường

Bạn nên chọn lọc các loại rau củ phù hợp để kiểm soát bệnh tiểu đường

Khoai củ

Một trong số những sai lầm trong kiểm soát bệnh tiểu đường thường gặp là người bệnh bỏ hoàn toàn cơm trắng và ăn các loại khoai củ bổ sung. Điều này là tưởng chừng như rất hợp lý nhưng lại vô cùng không nên. 

Đúng là trong khoai củ chứa nhiều vitamin A, vitamin A, chất xơ và có thể giúp no lâu như cơm thật. Nhưng điều này chỉ đúng nếu bạn ăn một lượng vừa phải. Còn nếu ăn quá nhiều thì tổng lượng đường của khoai đem lại có thể còn cao hơn 1 bát con hay nửa bát cơm trắng, dễ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm của bệnh đái tháo đường. 

Bạn có thể tham khảo các loại khoai dưới đây:

Loại khoai

Chỉ số đường huyết (GI)

Tải lượng đường huyết (GL)

Mức độ tăng đường huyết

Khoai môn

48

13

Trung bình

Khoai tây, khoai lang

44

11.1

Trung bình

Gạo lứt nâu

Nếu bạn vẫn thích ăn cơm thì có thể thay gạo trắng bằng gạo lứt nâu. Nó có chỉ số đường huyết ở mức 50 nhưng cung cấp rất nhiều tinh bột phức hợp. Vì thế ăn cơm gạo lứt chúng ta sẽ có xu hướng no lâu, ổn định đường huyết và duy trì cân nặng ổn định.

Mặc dù gạo lứt chuyển hoá chậm nhưng cũng hỗ trợ tiêu hoá bằng các vitamin B, vitamin E, magie, mangan và kẽm. Do đó, bạn không cần lo lắng cơ thể sẽ bị khó tiêu. 

Người tiểu đường nên thay thế cơm trắng bằng gạo lứt nâu

Người tiểu đường nên thay thế cơm trắng bằng gạo lứt nâu

Hạt chia, hạt lanh

Không bất ngờ khi các loại hạt xuất hiện nhiều trong danh sách khuyến khích khi được hỏi “Bệnh tiểu đường ăn gì thay cơm”. Hạt chia, hạt lanh có chỉ số đường huyết khoảng 30 - 35, có thể giúp cải thiện lượng đường trong máu, làm giảm nguy cơ mắc hội chứng chuyển hóa. Không những thế, hạt lanh có chỉ số đường huyết thấp, tránh tình trạng lượng đường trong cơ thể tăng đột ngột. 

Các thực phẩm từ ngũ cốc nguyên hạt

Đây là nguồn dinh dưỡng rất giàu vitamin, khoáng chất như magie, vitamin B, crom, sắt và folate. Chính vì điều này nên bạn hoàn toàn có thể chọn nui, mì, bún, bánh mì,.,, từ ngũ cốc nguyên hạt hạt thay cho cơm trắng. 

Tuy nhiên, khi chọn bất kỳ sản phẩm đóng gói nào, bạn cũng nên đọc kỹ bảng thành phần để chọn được thực phẩm có % tỷ lệ từ ngũ cốc cao. 

Mì nưa, bún nưa, phở

Các món ăn từ củ nưa được rất nhiều người ăn kiêng sử dụng vì chứng chứa ít calo. Trên thực tế, các loại mì, bún, phở nưa cũng là gợi ý không tồi cho người bệnh tiểu đường ăn gì thay cơm.

Bạn có thể thay cơm trắng bằng mì nưa, bún nưa

Bạn có thể thay cơm trắng bằng mì nưa, bún nưa

Trong hoàn cảnh này, chúng làm chậm quá trình khuếch tán đường trong ruột nên cũng hỗ trợ điều chỉnh giảm lượng đường trong máu. Hầu hết các loại thực phẩm từ củ nưa đều có chỉ số đường huyết bằng 0 nên bạn có thể yên tâm sử dụng.

Bắp ngọt

Ngô sở hữu hàm lượng các vitamin và chất khoáng như vitamin A, vitamin nhóm B, mangan, magie. Xét trên khía cạnh dinh dưỡng thì người bệnh đái tháo đường có thể ăn ngô được vì nó kiểm soát được chỉ số đường huyết và góp phần khắc phục hiện tượng thiếu chất, thiếu mangan, magie của họ. 

Xem thêm: Chế độ ăn cho người tiểu đường

Hướng dẫn cách ăn cơm trắng đảm bảo ổn định đường huyết cho người bị tiểu đường

Trên thực tế, người bệnh tiểu đường không nên ăn cơm trắng chứ không phải kiêng hoàn toàn. Bạn vẫn có thể ăn cơm theo nguyên tắc dưới đây:

  • Ăn theo nhu cầu, ăn trước khi bụng đói và dừng lại khi đã no khoảng 80%. Bạn nên kiểm tra lại chỉ số đường huyết của cơ thể sau 2 giờ sau ăn.
  • Chỉ ăn lượng nhỏ trong mỗi bữa ăn, theo tỷ lệ ½ khẩu phần ăn là chất xơ (rau và quả ít ngọt), ¼ khẩu phần ăn là protein và ¼ khẩu phần ăn là tinh bột
  • Ăn theo thể trạng và tính chất công việc hàng ngày. Nếu bạn đang làm công việc lao động nặng nhọc có thể ăn thêm lượng vừa đủ
  • Có thể trộn các loại đậu, rau, củ quả vào để giảm lượng cơm trắng. Khi ăn bạn nên ăn rau và canh trước rồi mới ăn cơm

Bên cạnh đó, bạn có thể đến Bệnh viện uy tín để được các bác sĩ chuyên khoa Dinh dưỡng giúp đỡ xây dựng chế độ ăn uống phù hợp. Khoa Dinh dưỡng - Bệnh viện Đa khoa Phương Đông là địa chỉ thăm khám được nhiều khách hàng tin tưởng. Khoa dẫn đầu bởi TTUT.PGS.TS.BS Cao Thị Thu Hương từng là Trưởng Phòng Quản lý Nghiên cứu, Viện dinh dưỡng Quốc gia và hiện tại đang giữ chức vụ Trưởng khoa Dinh dưỡng của Bệnh viện. 

Khám Dinh dưỡng tại Bệnh viện Đa khoa Phương Đông

Khám Dinh dưỡng tại Bệnh viện Đa khoa Phương Đông

Quy trình thăm khám dễ dàng, tiết kiệm thời gian và đội ngũ y tế được đào tạo bài bản sẽ đem lại trải nghiệm thoải mái, dễ chịu cho mọi khách hàng đến Bệnh viện. 

Có thể nói, người bệnh tiểu đường ăn gì thay cơm là vấn đề thiết thực được quan tâm bởi rất nhiều bệnh nhân và gia đình. Để được hỗ trợ hiệu quả nhất, bạn nên đến các Bệnh viện uy tín để được bác sỹ hướng dẫn xây dựng chế độ ăn uống phù hợp

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
194

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

TTƯT.ThS.BS Nội trú

NGUYỄN THỊ TƯỜNG VÂN

Trưởng Khoa Nội - Bệnh viện Đa khoa Phương Đông

TTƯT.ThS.BS Nội trú

NGUYỄN THỊ TƯỜNG VÂN

Trưởng Khoa Nội - Bệnh viện Đa khoa Phương Đông
19001806 Đặt lịch khám