Giải đáp thắc mắc: Tiểu đường có chữa được không?

Dương Minh Ngọc

28-06-2022

goole news
16

Chữa khỏi hoàn toàn bệnh tiểu đường vẫn đang là thách thức lớn đối với nền y khoa trên thế giới. Trên thực tế, bệnh tiểu đường chữa được không chủ yếu là nhờ khả năng điều chỉnh lại chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt của người bệnh. 

Thông tin tổng quan về tiểu đường

Bệnh tiểu đường là căn bệnh dễ bắt gặp ở mọi đối tượng, mọi lứa tuổi, hiện nay căn bệnh này đang có xu hướng trẻ hoá. Vì thế càng nhiều người trẻ băn khoăn liệu bị tiểu đường có chữa được không hay phải sống chung cả đời. Để trả lời cho câu hỏi này, trước tiên cùng tìm hiểu những thông tin cơ bản về bệnh tiểu đường.

Bệnh tiểu đường là gì?

Bệnh tiểu đường hay còn gọi là đái tháo đường, là bệnh mạn tính với biểu hiện lượng đường trong máu luôn ở mức cao hơn bình thường khiến quá trình chuyển hóa đường trong máu bị rối loạn. Cơ thể người bệnh đái tháo đường không chuyển hoá các chất bột đường từ thức ăn hàng ngày để tạo ra năng lượng, nên gây ra hiện tượng lượng đường trong máu tích tụ và tăng dần. Nếu lượng đường trong máu cao trong một thời gian dài sẽ để lại nhiều biến chứng cùng các nguy cơ mắc các bệnh lý khác như tim mạch, thần kinh,... Bệnh tiểu đường có 2 loại: Tiểu đường type 1 (do thiếu insulin), tiểu đường type 2 (insulin không được chuyển hóa được glucose). Bên cạnh đó, những phụ nữ đang mang thai cũng thường bị tiểu đường, gọi là tiểu đường thai kỳ.

Bệnh tiểu đường là bệnh mạn tínhBệnh tiểu đường là bệnh mạn tính

Tại sao lại mắc bệnh tiểu đường?

Trong cơ thể, tuyến tụy là có nhiệm vụ tiết ra hormone insulin để kiểm soát lượng đường glucose trong máu, từ đó tạo ra năng lượng cho bạn hàng ngày. Trường hợp cơ thể thiếu insulin hoặc insulin không được chuyển hóa được glucose, thì đường sẽ tồn tại trong máu làm đường huyết tăng cao bất thường. 

Hiện vẫn chưa rõ nguyên nhân cụ thể gây bệnh đái tháo đường. Tuy nhiên, có một số yếu tố có nguy cơ cao dẫn đến tiểu đường: lối sống mất cân bằng, chế độ dinh dưỡng không khoa học, thừa cân, ít vận động,...

Chế độ dinh dưỡng và lối sống thiếu khoa học là tác nhân gây bệnh tiểu đườngChế độ dinh dưỡng và lối sống thiếu khoa học là tác nhân gây bệnh tiểu đường

Phụ nữ khi mang thai bị tiểu đường là do nhau thai tạo ra những kích thích để duy trì thai kỳ. Sự kích thích này khiến các tế bào tăng khả năng kháng insulin, lượng đường chuyển vào các tế bào giảm và lượng đường trong máu tích tụ ngày một nhiều và dẫn đến tiểu đường thai kỳ. Những mẹ bầu bị thừa cân, gia đình có tiền sử mắc tiểu đường hoặc từng bị rối loạn dung nạp glucose là đối tượng có nguy cơ tiểu đường thai kỳ rất cao.

Biến chứng bệnh đái tháo đường?

Sau một thời gian dài mắc bệnh đái tháo đường, người bệnh có nguy cao sẽ gặp một số vấn đề về sức khỏe. Tuỳ vào mức độ đường huyết trong máu trong thời gian bao lâu mà ảnh hưởng đến các bộ phận ở mức độ nào. Dưới đây là những biến chứng cấp tính và mạn tính phổ biến thường gặp ở hầu hết những người mắc bệnh tiểu đường.

Các biến chứng của bệnh tiểu đườngCác biến chứng của bệnh tiểu đường

  • Nhiễm toan ceton: khi nồng độ axit tăng cao và thiếu insulin nên quá trình chuyển hoá bị dở dang dẫn đến tình trạng nhiễm độc do máu bị toan hoá. Người bệnh nếu không được cấp cứu kịp thời có thể tử vong.
  • Tăng áp lực thẩm thấu: Đây là biến chứng nặng nhất và cũng rất dễ gây tử vong khi đường huyết tăng quá cao gây hôn mê do tăng áp lực thẩm thấu.
  • Hạ đường huyết: Khi người bệnh dùng quá liều thuốc đường huyết hoặc cơ thể thiếu chất dẫn đến đường huyết tụt xuống dưới 3,6mmol/l. Dấu hiệu nhận biết hạ đường huyết là người bệnh thấy đói cồn cào, chân tay run, đau đầu choáng váng, đổ nhiều mồ hôi. Trường hợp này nếu không phát hiện sớm dễ dẫn đến hôn mê, nặng hơn có thể tử vong.
  • Biến chứng tim mạch: Lượng đường trong máu cao, cholesterol cao là yếu tố góp phần làm tăng nguy cơ biến chứng tim mạch. Người bệnh bị đái tháo đường có thể bị các bệnh lý về tim mạch như nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não,... để lại di chứng hoặc tử vong.
  • Biến chứng thận: Các mạch máu nhỏ ở thận bị tổn thương nên thận hoạt động kém hiệu quả hoặc suy thận. Có thể giảm nguy cơ mắc bệnh thận nếu người bệnh duy trì ổn định lượng glucose trong máu và huyết áp bình thường.
  • Biến chứng thần kinh: Đái tháo đường làm tổn thương thần kinh khi lượng glucose và huyết áp tăng quá cao. Các chi, đặc biệt là chân là vùng chịu ảnh hưởng nhiều nhất, người bệnh sẽ thấy biểu hiện như đau, ngứa, mất cảm giác. Trong đó, mất cảm giác rất nguy hiểm bởi người bệnh không còn cảm nhận khi vùng đó bị chấn thương nên không được chú ý dẫn đến nguy cơ nhiễm trùng cao.
  • Biến chứng lên mắt: Mức glucose trong máu, huyết áp, cholesterol cao liên tục sẽ phát triển một số bệnh về mắt, đặc biệt là bệnh võng mạc. Để hạn chế tình trạng biến chứng này, người bệnh cần kiểm tra mắt thường xuyên cũng như duy trì mức glucose và lipid ở mức cho phép.
  • Biến chứng ở da: Người mắc bệnh tiểu đường sẽ thường bị mụn nhọt, ngứa ngoài da ở chân tay hoặc viêm mủ da, thường hay bị mụn nhọt, xuất hiện các u màu vàng gây ngứa ở gan bàn tay, bàn chân, mông, nấm da, viêm mủ da.

Giải đáp: Tiểu đường có chữa được không?

Nhiều người để bệnh diễn biến nặng, thuộc tiểu đường type 2 mới bắt đầu đi khám và lo lắng liệu “tiểu đường type 2 có chữa được không”?. Câu trả lời đó là, hiện nay chưa có phương pháp nào để dùng điều trị dứt điểm bệnh đái tháo đường, dù người bệnh mới mắc hay mắc từ lâu. Riêng tiểu đường type 1, đảo tuỵ bị phá huỷ không thể sản sinh insulin nên để chữa khỏi bệnh hoàn toàn sẽ phụ thuộc vào cấy ghép tụy, nhưng điều này rất khó vì nguồn tụy khan hiếm.

Bệnh đái tháo đường chưa có thuốc điều trị khỏi hoàn toànBệnh đái tháo đường chưa có thuốc điều trị khỏi hoàn toàn

Có rất nhiều phương pháp điều trị bệnh đái tháo đường, tuy nhiên cách tốt nhất vẫn là thiết lập chế độ ăn uống và tập thể thao hàng ngày. Đối với thể tiểu đường type 1, cơ thể người bệnh không còn khả năng tự sản xuất insulin thì được bác sĩ chỉ định uống insulin suốt phần đời còn lại. Ngoài ra, phương pháp mới cũng được sử dụng trong điều trị bệnh nhân tiểu đường type 1 đó là cấy ghép tuyến tụy. Nếu ca cấy ghép thành công, người bệnh có thể khôi phục chức năng kiểm soát đường huyết nhờ tuyến tụy mới. Nhưng nhược điểm của phương pháp này là người bệnh phải duy trì dùng thuốc chống đào thải suốt quãng đời còn lại và đặc biệt là nguồn tuyến tụy rất hiếm.

Đối với bệnh nhân tiểu đường type 2, tuyến yên đã suy kiệt cùng với rối loạn chuyển hoá trong cơ thể, việc kiểm soát đường huyết trở nên khó khăn hơn. Tiểu đường type 2 là bước sang giai đoạn muộn của bệnh và rất khó điều trị khỏi hoàn toàn. Người bệnh có thể dùng thuốc hoặc tiêm để lượng đường trong máu được ổn định bên cạnh việc điều chỉnh chế độ dinh dưỡng và tập luyện thể thao đều đặn. Tình trạng bệnh có thể thay đổi và phát triển theo thời gian, vì thế việc khám định kỳ và theo dõi lượng carbohydrate là rất cần thiết trong việc đánh giá chính xác tình trạng để điều chỉnh chế độ dinh dưỡng và hướng điều trị cho hiệu quả. Mặc dù bệnh đái tháo đường chưa thể chữa khỏi hoàn toàn, nhưng người bệnh có thể kiểm soát tình trạng bệnh và hạn chế biến chứng bằng cách áp dụng chế độ ăn uống lành mạnh, kết hợp uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ và các phương pháp hỗ trợ khác.

Cách kiểm soát bệnh đái tháo đường đạt hiệu quả

Bệnh tiểu đường có chữa được không sẽ tùy thuộc vào phần lớn chế độ sống và cách sử dụng thuốc của người bệnh. Nếu phát hiện sớm, điều chỉnh và duy trì chế độ dinh dưỡng hợp lý trong thời gian sớm thì tình trạng bệnh được cải thiện hơn hẳn. Một số điều người bị tiểu đường cần làm để bệnh không diễn biến nặng và hạn chế biến chứng đó là:

  • Tuân thủ đúng liệu trình thuốc của bác sĩ. Bệnh nhân được điều trị tiểu đường bằng thuốc uống hoặc thuốc tiêm. Đặc biệt lưu ý dùng thuốc phải theo sự chỉ định, hướng dẫn và theo dõi của bác sĩ chuyên khoa. Người bệnh tuyệt đối không tự ý dùng đơn thuốc của người khác, hoặc tự tìm mua thuốc hoặc uống sai hướng dẫn.
  • Khám sức khỏe và xét nghiệm tiểu đường định kỳ 6 tháng/lần. Xét nghiệm tiểu đường là bước quan trọng để đánh giá lượng đường trong cơ thể, từ đó người bệnh thay đổi thuốc cũng như chế độ sống cho phù hợp.
  • Chế độ ăn uống lành mạnh như cắt giảm lượng carbohydrate phức tạp, chất béo có trong thực phẩm nhiều đường và tinh bột, tăng cường chất xơ,... Một số thực phẩm tốt cho người bệnh đái tháo đường nên ăn đó là gạo nâu, yến mạch,... Người bệnh nên chú ý đến chỉ số đường huyết của thực phẩm (GI) để lựa chọn những thực phẩm phù hợp, cân đối giữa chất xơ và tinh bột. 

Người bị tiểu đường nên tránh thực phẩm carbohydrate (carbs) phức, nên ăn carbs đơnNgười bị tiểu đường nên tránh thực phẩm carbohydrate (carbs) phức, nên ăn carbs đơn

  • Duy trì cân nặng phù hợp với chỉ số BMI (chỉ số khối cơ thể), nếu người bệnh đang bị thừa cân thì nên có kế hoạch giảm trọng lượng cơ thể. Chỉ số BMI với nam là 20-25, nữ 18-23.
  • Tập thể thao đều đặn hàng ngày: Người bệnh nên dành 30-60 phút/ ngày, 5 ngày/ tuần để tập thể thao.
  • Giữ tinh thần lạc quan, vui vẻ, tránh để stress làm đường huyết tăng cao. Vì thế, bệnh nhân cần ngủ đủ giấc, tránh xa thực phẩm, chất kích thích.

Thông qua các thông tin trên bài viết, hi vọng đã giải đáp được những thắc mắc của bạn đọc về việc “tiểu đường có chữa được không?. Nếu Quý khách hàng muốn được chẩn đoán bệnh tiểu đường hoặc bất cứ bệnh lý nào khác, có thể lựa chọn đến Bệnh viện Đa khoa Phương Đông. Để được hỗ trợ đặt lịch khám hoặc tư vấn thêm, liên hệ ngay tới Tổng đài Phương Đông 19001806.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
1,226

Bài viết hữu ích?

Đặt lịch khám bệnh

Lưu ý: Tổng đài sẽ liên hệ xác nhận thời gian khám chính xác tới quý khách sau khi quý khách đặt hẹn

TTƯT.ThS.BS Nội trú

NGUYỄN THỊ TƯỜNG VÂN

Trưởng Khoa Nội - Bệnh viện Đa khoa Phương Đông

TTƯT.ThS.BS Nội trú

NGUYỄN THỊ TƯỜNG VÂN

Trưởng Khoa Nội - Bệnh viện Đa khoa Phương Đông
19001806 Đặt lịch khám