Tinh hoàn nhân tạo là gì? Ghép tinh hoàn nhân tạo có an toàn không?

Ngọc Anh

27-06-2024

goole news
16

Tinh hoàn nhân tạo mô phỏng hình dạng của tinh hoàn thật, có hình dạng như quả trứng gà với lớp vỏ là silicon an toàn và bên trong chứa đầy dung dịch nước muối. Đa số các phẫu thuật ghép tinh hoàn được thực hiện nhằm mục đích thẩm mỹ và ổn định tâm lý cho bệnh nhân.

Tinh hoàn nhân tạo là gì?

Tinh hoàn nhân tạo là túi silicon bên trong chứa đầy dung dịch nước muối có hình dạng như quả trứng gà, được dùng để thay thế vị trí tinh hoàn thật bị mất hoặc buộc phải cắt bỏ sau khi điều trị bệnh. Sản phẩm này đã được Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) công nhận an toàn cho sức khỏe người bệnh.

Vì được tạo ra với mục đích làm mới, thay thế cho từng trường hợp bệnh nhân nên tinh hoàn nhân tạo có thể cá nhân hoá cho phù hợp với kích thước của từng bệnh nhân. Tất nhiên, với cấu tạo từ dung dịch nước muối và silicon nhân tạo, tinh hoàn nhân tạo không thể sản xuất, lưu trữ tinh hoàn cho tới khi xuất tinh như tinh hoàn thật. Tuy nhiên, ý nghĩa của nó nằm ở việc xoa dịu mặc cảm, tự ti ở nam giới không may bị thiếu 1 hoặc 2 bên tinh hoàn, ảnh hưởng đến tâm lý và chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. 

(Hình 1- Minh hoạ tinh hoàn nhân tạo nhiều kích thước bằng silicon)

(Hình 1- Minh hoạ tinh hoàn nhân tạo nhiều kích thước bằng silicon)

Thế nào là ghép tinh hoàn nhân tạo?

Ghép tinh hoàn nhân tạo là thủ thuật đưa khối silicon hình trứng vào vị trí của tinh hoàn thật trong bìu. Khi đó, hình dạng của tinh hoàn sẽ được phục hồi, người bệnh sẽ có cảm giác “thật” hơn, bìu không còn bị co rút như trước. 

Các chuyên gia y khoa nhận định, đây còn được coi như liệu pháp tâm lý. Bởi tuy không thể phục hồi chức năng tinh hoàn được nhưng nó giúp ổn định cảm xúc, điều chỉnh trạng thái khi mất phần cơ thể vô cùng quan trọng của nam giới. 

(Hình 2 - Ghép tinh hoàn là thủ thuật bổ sung tinh hoàn đã bị mất)

(Hình 2 - Ghép tinh hoàn là thủ thuật bổ sung tinh hoàn đã bị mất)

Khi nào thực hiện đặt tinh hoàn nhân tạo?

Trên thực tế, phương pháp này được chỉ định cho các trường hợp:

  • Teo/ẩn tinh hoàn bẩm sinh
  • Ung thư phải cắt bỏ tinh hoàn
  • Phẫu thuật loại bỏ do xoắn tinh hoàn không kịp thời điều trị khiến bệnh nhân bị tắc nghẽn mạch máu, hoại tử tinh hoàn
  • Phẫu thuật do ung thư tuyến tiền liệt di căn
  • Viêm mào tinh hoàn, viêm tinh hoàn
  • Chấn thương, tai nạn khiến vùng bìu bị tổn thương nghiêm trọng
  • Thực hiện phẫu thuật chuyển giới từ nữ sang nam

(Hình 3 - Các trường hợp bị xoắn tinh hoàn nếu không được điều trị kịp thời cũng phải thực hiện đặt tinh hoàn nhân tạo)

(Hình 3 - Các trường hợp bị xoắn tinh hoàn nếu không được điều trị kịp thời cũng phải thực hiện đặt tinh hoàn nhân tạo)

Đồng thời, bạn sẽ không nên thực hiện can thiệp y tế này nếu bạn thuộc một trong số đối tượng dưới đây:

  • Đang bị nhiễm trùng tinh hoàn hoặc bất kỳ bộ phận nào trên cơ thể
  • Người có bệnh toàn thân nghiêm trọng, không đáp ứng gây tê, gây mê để phẫu thuật như: tăng huyết áp, rối loạn đông máu, suy tim nặng, suy hô hấp, nội tiết chưa ổn định,...

Có nên thực hiện ghép tinh hoàn nhân tạo không?

Đây là thủ thuật mang tính chất lựa chọn. Trước khi đưa ra quyết định, bạn có thể cân nhắc đưa ra những ưu và nhược điểm của phương pháp sau đây:

Về ưu điểm, đây là phương pháp có thời gian thực hiện ngắn, chỉ mất khoảng 30 - 60 phút. Tuy có xâm lấn nhưng nó ít gây đau, chảy máu nên tốc độ người bệnh phục hồi cũng khá nhanh. Ngoài ra, khả năng thành công của cuộc phẫu thuật khá cao vì bộ phận này sau khi được ghép ít xảy ra phản ứng đào thải, gây biến chứng cho người bệnh. 

(Hình 4 - Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến quyết định phẫu thuật của người bệnh)

(Hình 4 - Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến quyết định phẫu thuật của người bệnh)

Tuy nhiên, như đã đề cập trên đây, phẫu thuật ghép tinh hoàn giả không giúp người bệnh phục hồi khả năng sản xuất tinh trùng và sản sinh testosterone như tinh hoàn thật. Ngoài ra, tương tự như bất kì thủ thuật nào, phẫu thuật này cũng tồn tại những rủi ro về:

  • Người bệnh cảm thấy đau đớn, khó chịu trong từ 1 - 2 ngày sau khi thực hiện
  • Vết thương chảy máu. Nếu không chăm sóc tốt, vùng kín mới được phẫu thuật dễ bị sưng, phù nề, tụ dịch dưới bìu, thậm chí nhiễm trùng
  • Lạc vị trí cấy ghép
  • Vỡ, rò dịch từ bên trong tinh hoàn nhân tạo
  • Cơ thể đào thải tinh hoàn vừa mới ghép
  • Người bệnh không hài lòng về kích thước, mức độ thẩm mỹ khi phẫu thuật xong

Các bước thực hiện đặt tinh hoàn nhân tạo

Các bước tiến hành đặt tinh hoàn mới vào cơ thể người bệnh được thực hiện theo quy trình sau:

  • Bước 1: Khám và đánh giá sức khoẻ ban đầu, khai thác tình trạng bệnh lý và lắng nghe chia sẻ của người bệnh. Bác sĩ trao đổi với người bệnh trước khi can thiệp y khoa.
  • Bước 2: Nếu đồng ý thực hiện, bạn sẽ được yêu cầu xét nghiệm trước phẫu thuật để đảm bảo có đủ điều kiện sức khỏe
  • Bước 3: Nhập viện trước phẫu thuật 1 ngày để bác sĩ theo dõi sức khoẻ
  • Bước 4: Sát khuẩn và đặt tinh hoàn vào vị trí phù hợp
  • Bước 5: Theo dõi sức khoẻ, chăm sóc vết thương hậu phẫu, xem xét cho bệnh nhân xuất viện nếu tình trạng sức khoẻ ổn định trong 2 - 3 ngày.

Hướng dẫn chăm sóc sau khi đặt tinh hoàn nhân tạo

Dù là phẫu thuật nhỏ, vết thương không lớn nhưng bạn cần chú ý thực hiện theo các lưu ý như sau;

  • Dành thời gian nghỉ ngơi
  • Uống thuốc giảm đau đúng theo chỉ định của bác sĩ trong vòng 1 - 2 ngày sau phẫu thuật để giảm bớt cơn đau và cảm giác khó chịu
  • Sử dụng thuốc kháng sinh, kháng viêm (nếu có)
  • Không tự ý tháo băng vết thương khi chưa có chỉ định của bác sĩ
  • Không để nước tiểu tiếp xúc với băng gạc
  • Hạn chế vận động mạnh, mang vác tập tạ, chơi các môn thể thao cường độ cao như bóng đá, bơi lội, đạp xe, chạy bộ,... trong ít nhất 30 ngày sau phẫu thuật
  • Không mặc đồ lót, ưu tiên chọn quần rộng, thoải mái, mềm để tránh cọ vào vết thương
  • Hạn chế sử dụng chất kích thích: thuốc lá, chất gây nghiện, bia rượu,...
  • Tăng cường bổ sung thực phẩm giàu đạm, chất xơ, vitamin và khoáng chất để nâng cao sức khỏe chung

(Hình 5 - Người bệnh sau khi phẫu thuật nên chú ý vệ sinh và chăm sóc cơ thể)

(Hình 5 - Người bệnh sau khi phẫu thuật nên chú ý vệ sinh và chăm sóc cơ thể)

Câu hỏi liên quan

Ghép tinh hoàn nhân tạo có an toàn không?

Có. Phương pháp này an toàn nếu thủ thuật được thực hiện đúng theo quy trình, an toàn và cẩn thận bởi các bác sĩ chuyên nghiệp tại Bệnh viện uy tín. Về phía tinh hoàn nhân tạo, nó đã được FDA công nhận an toàn, an toàn ngay cả khi thực hiện cấy ghép ngay sau khi cắt bỏ tinh hoàn nên bạn không cần quá lo lắng.  

Tinh hoàn nhân tạo có hoạt động được không?

Bộ phận nhân tạo này chỉ có tác dụng thẩm mỹ, không thể thay thế tác dụng sản xuất, lưu trữ tinh trùng của tinh hoàn thực sự.

Thấu hiểu tâm lý và nỗi đau của người đàn ông, người bệnh thực hiện thăm khám, điều trị các bệnh Nam khoa hay phẫu thuật tại Bệnh viện Đa khoa Phương Đông sẽ được chăm sóc sức khỏe riêng tư, an toàn và tận tình bởi bàn tay của các chuyên gia y tế đầu ngành.

(Hình 6 - Phẫu thuật giãn tĩnh mạch thừng tinh ở Bệnh viện Đa Khoa Phương Đông)

(Hình 6 - Phẫu thuật giãn tĩnh mạch thừng tinh ở Bệnh viện Đa Khoa Phương Đông)

Bên cạnh đó, hiệu quả chữa bệnh ngày càng được nâng cao khi được hỗ trợ bởi máy móc, cơ sở vật chất chất lượng cao như:

  • Hạn chế tối đa nguy cơ nhiễm khuẩn bệnh viện từ hệ thống phòng phẫu thuật vô khuẩn một chiều, không khí áp lực dương được điều kiện điện tử
  • Đầy đủ dụng cụ, sẵn sàng thực hiện mổ cấp cứu, mổ tiêu chuẩn hay mổ nội soi như: kính vi phẫu, máy thở hiện đại, dàn máy mổ nội soi của Đức ghi lại toàn bộ quá trình phẫu thuật, hệ thống đèn mổ có gắn camera ghi hình ca phẫu thuật,...
  • Chữa bệnh thoải mái, nhẹ nhàng và khỏe khoắn trong phòng nội trú đầy đủ tiện nghi sinh hoạt, khuôn viên xanh thoải mái như nghỉ dưỡng,...
  • Tiết kiệm chi phí, tận hưởng nhiều quyền lợi giảm trừ chi phí khi áp dụng đồng thời nhiều ưu đãi, BHYT, BHBL,...

Có thể nói, tinh hoàn nhân tạo là liệu pháp y tế có ý nghĩa tinh thần rất lớn đối với những người đàn ông không may phải cắt bỏ một bộ phận quan trọng của người đàn ông. Nếu có ý định thực hiện ghép tinh hoàn, bạn nên tìm hiểu thông tin chính thống chuyên sâu và thực hiện tại các Bệnh viện uy tín. 

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
503

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

BS

LÊ QUANG ĐẠO

Trung tâm hiếm muộn và Nam học công nghệ cao

BS

LÊ QUANG ĐẠO

Trung tâm hiếm muộn và Nam học công nghệ cao
19001806 Đặt lịch khám