Trẻ 7 tháng ăn ngủ và vui chơi như thế nào được xem là khỏe mạnh là vấn đề luôn được các bậc sinh thành quan tâm. Ở thời điểm 7 tháng này, nguồn dinh dưỡng quan trọng và cốt yếu nhất cho trẻ chính là sữa mẹ, ngoài ra còn có ăn dặm. Tuy nhiên, có những trẻ 7 tháng mắc phải tình trạng đi ngoài nhiều lần trong ngày khiến cho cha mẹ cực kỳ lo lắng. Vậy việc trẻ 7 tháng đi ngoài nhiều lần trong ngày nên được cha mẹ xử lý ra sao?
Tìm hiểu vấn đề trẻ 7 tháng đi ngoài nhiều lần trong ngày
Trẻ 7 tháng tuổi đi ngoài mấy lần trong ngày là bình thường?
Khi bé được mẹ cho bú hoàn toàn, thông thường bé sẽ đi ngoài sau mỗi lần mẹ cho bú. Do đó bé 7 tháng tuổi tương đương sẽ đi ngoài khoảng 5 lần một ngày được tính là bình thường. Phân của trẻ được bú mẹ thường là phân lỏng hoặc mềm, có màu vàng tươi. Với các trẻ được cha mẹ cho bú sữa công thức, phân của trẻ sẽ có kết cấu đặc hơn, cũng có màu vàng đậm hơn và mùi sẽ hơi nồng. Lưu ý là tần suất đi ngoài của những trẻ được bú sữa công thức cũng sẽ ít hơn so với những trẻ bú mẹ.
Trẻ 7 tháng đi ngoài bao nhiêu lần trong ngày được tính là bình thường
Còn nếu như bé đang trong giai đoạn ăn dặm, bé thường sẽ đi ngoài từ 1-3 lần mỗi ngày cùng với lượng phân nhiều hơn so với lúc chỉ bú sữa. Các mẹ hãy chú ý quan sát màu sắc phân của bé. Ngoài ra, cha mẹ cũng không phải quá lo lắng khi phân của trẻ có màu vàng hoặc màu xanh và có mùi chua. Bởi vì đây rất có thể là do thức ăn mà bé đã ăn từ hôm trước còn lại.
Tuy nhiên, nếu như bé 7 tháng đi ngoài nhiều lần trong ngày kèm theo các biểu hiện như: phân lỏng, có nhầy, nhiều nước, mùi chua; nôn mửa kéo dài từ 1 đến 3 ngày; sốt nhẹ đến nặng, môi đỏ lên, thở mạnh và sâu hơn; biếng ăn. Thì điều rất có thể xảy ra là bé nhà mình đang bị tiêu chảy. Nếu không cho bé điều trị kịp thời thì sẽ dẫn đến việc trẻ bị mất nước, mất cân bằng điện giải. Việc này cũng có thể trở thành tác nhân gây nguy hiểm đến tính mạng của trẻ.
Nguyên nhân bé 7 tháng đi ngoài nhiều lần
Trẻ 7 tháng đi ngoài nhiều lần trong ngày chủ yếu là do 2 nguyên nhân: ăn dặm và tiêu chảy. Tùy thuộc vào từng nguyên nhân khác nhau mà cha mẹ cần có những cách xử lý riêng biệt. Do đó, việc cần thiết nhất là cha mẹ phải có đầy đủ kiến thức để có thể nhận biết chuẩn xác đâu là nguyên nhân gây bệnh cho trẻ.
Nguyên nhân do chế độ ăn dặm
Trẻ 7 tháng tuổi đã bắt đầu được mẹ cho ăn thức ăn đặc. Bây giờ, cha mẹ đã có thể cho chúng ăn những loại thực phẩm như trái cây và rau nhiều hơn và nghiền thay vì xay nhuyễn. Trẻ được ăn 4 thìa ngũ cốc mỗi ngày sẽ giúp tăng cường chất sắt. Bổ sung những thức ăn đặc hơn này sẽ dần dần giúp bé thích nghi tốt hơn với kết cấu thức ăn mới và cũng vì đó mà học cách nhai. Một điều cực kỳ quan trọng là cha mẹ đừng quên theo dõi những dấu hiệu dị ứng như là tiêu chảy, phát ban, nôn mửa, hoặc thở mạnh và sâu, thở khò khè ở trẻ.
Khi bé nhà mình đã được 7 tháng tuổi, cha mẹ nên tiếp tục giới thiệu những thức ăn mới cho bé dần thích nghi. Hãy nhớ rằng cha mẹ không gì phải vội vàng và trẻ có thể chỉ mất một khoảng thời gian nhỏ thôi để điều chỉnh. Một số trẻ đến 7 tháng tuổi vẫn có thể cần sữa mẹ hoặc là sữa công thức bổ sung để làm nguồn dinh dưỡng chính của chúng.
Trẻ 7 tháng tuổi đi ngoài nhiều lần trong ngày do vấn đề ăn dặm
- Thứ nhất, mẹ cho trẻ ăn dặm quá sớm, hệ tiêu hóa của bé vì vậy mà chưa đủ khả năng để tiêu hóa. Việc này dẫn đến tình trạng bị đi ngoài nhiều lần của những bé ăn dặm.
- Thứ hai là do mẹ đã cho bé ăn dặm không đúng cách, sai liều lượng.
- Thứ ba là vì bé bị dị ứng với thực phẩm được mẹ cho ăn dặm hoặc là sữa công thức.
- Thứ tư là bởi mẹ chế biến món ăn không đúng cách hoặc các loại thực phẩm được sử dụng cho bé không đảm bảo an toàn.
Nguyên nhân do tiêu chảy
Thứ nhất là do bé mọc răng: Khi đó, trẻ phải nuốt nhiều lần do chảy nhiều nước dãi. Ngoài ra, trẻ khi mọc răng thường sẽ bị ngứa ở nướu. Điều này làm trẻ có xu hướng muốn cắn hoặc là ngậm bất kỳ những đồ vật nào xuất hiện trong tầm tay của trẻ. Những đồ vật này có thể sẽ chứa những vi sinh vật có hại cho hệ tiêu hóa, từ đó vô tình xâm nhập vào cơ thể trẻ và gây ra tiêu chảy.
Bé mọc răng cũng là nguyên nhân gián tiếp dẫn đến đi ngoài nhiều lần do tiêu chảy
Thứ hai là do bé bị nhiễm trùng ở đường tiêu hóa: Nếu cha mẹ cho trẻ nhà mình ăn uống sai cách và đồ ăn cho trẻ không hợp vệ sinh hay đồ ăn chưa chín kĩ, vấn đề vệ sinh kém… thì các vi sinh vật như là vi khuẩn, virus, nấm… sẽ xâm nhập vào ngay cơ thể của trẻ và dẫn đến tiêu chảy nhiễm trùng.
Thứ ba là do mẹ đã cho bé dùng quá nhiều thuốc kháng sinh: Ngoài việc tiêu diệt đi những loại vi khuẩn có hại thì thuốc kháng sinh cũng sẽ vô tình tiêu diệt đi cả những vi khuẩn có lợi cho đường ruột trong cơ thể trẻ. Điều đó sẽ gây nên sự mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột và dẫn đến tình trạng tiêu chảy.
Cách xử lý khi bé bị đi ngoài nhiều lần
Khi bé bị đi ngoài nhiều lần, cha mẹ không nên quá lo lắng, mà cần bình tĩnh theo dõi. Cha mẹ có thể tham khảo các cách xử lý sau. Tuy nhiên, cha mẹ nên liên hệ với cơ sở y tế hoặc bác sĩ chuyên khoa nhi để được hỗ trợ tốt nhất cho con.
Do vấn đề ăn dặm
Điều đầu tiên mẹ cần làm ngay đó là dừng ngay tất cả các món đã từng cho bé ăn dặm để tìm hiểu nguyên nhân do đâu khiến trẻ nhà mình bị đi ngoài nhiều lần.
Tiếp theo, mẹ nên cho trẻ bú sữa mẹ nhiều hơn. Bởi lẽ, sữa mẹ sẽ không gây dị ứng như những loại thực phẩm khác. Ngoài ra, trong sữa mẹ còn có chứa nhiều loại chất dinh dưỡng cũng như khoáng chất, giúp bé được bù nước và bù điện giải khi bé phải đi ngoài nhiều lần. Hơn nữa, sữa mẹ còn có thể giúp tăng cường sức đề kháng cho trẻ, cũng như giúp trẻ được khỏe mạnh hơn để chống lại mọi bệnh tật.
Nên cho trẻ bú sữa mẹ để bổ sung nước và chất điện giải
Trong trường hợp bé bị nôn trớ nhiều và không chịu bú mẹ, mẹ nên cho bé sử dụng nước điện phân, như vậy mới có thể bù lại lượng nước đã mất vì đi ngoài nhiều lần.
Ngoài ra, mẹ cũng có thể bổ sung cho trẻ nhà mình chủng lợi khuẩn đặc hiệu đối với chứng tiêu chảy từ những sản phẩm men vi sinh.
Nếu như tình trạng đi ngoài nhiều lần của bé không được cải thiện sau khoảng 1-2 ngày, cha mẹ nên đưa ngay bé đến bệnh viện để được các bác sĩ Nhi khoa điều trị kịp thời.
Do tiêu chảy
- Bù nước và chất điện giải cho bé.
- Tăng cường cho trẻ bú sữa mẹ nhiều hơn để có thể hạn chế việc mất nước ở trẻ.
- Mẹ cần xem xét lại chế độ ăn của bé. Đồng thời, mẹ cũng chỉ nên cho bé ăn cháo hay súp loãng thôi để trẻ dễ nuốt. Hạn chế cho trẻ ăn những loại thực phẩm giúp tăng cường nhu động ruột, nhuận tràng như là thanh long, chuối, đu đủ… Vì chúng sẽ làm cho tình trạng tiêu chảy của trẻ trở nên dần trầm trọng hơn.
Chế độ ăn dặm giàu dinh dưỡng cho bé 7 tháng tuổi
Hầu hết những trẻ từ 7 tháng tuổi đều đã được cha mẹ cho làm quen với thức ăn dặm. Trong giai đoạn này, mẹ có thể tăng độ thô của thức ăn dặm dần dần lên, nghiền thay vì xay nhuyễn và rây mịn.
Bắt đầu từ 7 tháng tuổi trở đi, trẻ hoàn toàn có thể ăn dặm 2 bữa mỗi ngày và bú sữa mẹ 3-4 lần trên một ngày. Chính vì vậy, sữa mẹ vẫn sẽ là nguồn dinh dưỡng chủ yếu cho trẻ. Đồng thời, mẹ nên tuân thủ các nguyên tắc khi cho trẻ nhà mình ăn dặm như:
- Cho trẻ ăn dặm với số lượng nhỏ và từ từ, không nên quan trọng quá vấn đề số lượng bữa ăn hay là trẻ ăn được nhiều hay ít thức ăn.
- Khi mẹ muốn chế biến cho trẻ 7 tháng tuổi nhà mình một món ăn dặm mới, mẹ hãy tập cho bé ăn thử trong khoảng từ 3-4 ngày. Bởi vì trẻ rất cần thời gian để thích ứng dần với các món ăn mới.
- Hãy luôn đa dạng hóa những nguyên liệu trong việc chế biến món ăn để tìm được khẩu vị phù hợp nhất với trẻ.
- Trong giai đoạn ăn dặm này, mẹ không nên cho muối hoặc nước mắm vào thức ăn để chế biến. Bởi thời gian này, thận của trẻ vẫn còn đang yếu, nếu như nấu đồ ăn mặn có thể sẽ khiến thận của bé phải làm việc quá tải, ảnh hưởng nhiều đến vấn đề sức khỏe sau này của trẻ.
- Tránh việc cho trẻ ăn những loại thực phẩm cá lưng xanh như là cá thu, các loại tôm cua, ốc, thịt, bạch tuộc,… vì chúng dễ gây ra dị ứng cho trẻ.
- Đối với những bé nhạy cảm, nếu như bé không chịu ăn, mẹ không nên bắt ép trẻ vì việc này sẽ làm bé căng thẳng, khó chịu, nghiêm trọng hơn sẽ khiến trẻ sợ ăn, chán ăn.
- Không nên tùy tiện kết hợp những loại thực phẩm với nhau.
Đa dạng hóa thức ăn khi cho trẻ ăn dặm
Trên đây là những thông tin cơ bản nhất về vấn đề trẻ 7 tháng đi ngoài nhiều lần trong ngày và cách xử lý của cha mẹ. Hy vọng rằng bài viết này đã giúp các bậc cha mẹ có thêm nhiều thông tin bổ ích để ngày càng chăm sóc bé nhà mình tốt hơn. Chúc bé con của bạn luôn khỏe mạnh và thông minh!