Cha mẹ cần làm gì khi trẻ 8 tháng chưa mọc răng?

Dương Minh Ngọc

13-12-2022

goole news
16

Trẻ thường bắt đầu mọc những chiếc răng đầu tiên vào tháng thứ 5-6 và hoàn tất hàm răng sữa vào khoảng 3 tuổi. Tuy nhiên ở một số trẻ, quá trình này diễn ra chậm hơn do nhiều nguyên nhân. Nhiều cha mẹ lo lắng khi con trẻ 8 tháng chưa mọc răng có vấn đề gì hay không? 

Sự phát triển răng của bé trong những năm đầu đời

Ở trẻ nhỏ, tất cả 20 thân răng sữa nằm trong xương hàm được hình thành từ khi còn là bào thai. Theo quá trình phát triển thông thường, răng sữa sẽ dần mọc ra. Các mốc thời điểm mọc răng của trẻ như sau:

  • Từ 6-10 tháng đầu: Mọc 2 răng cửa dưới.
  • Trẻ 8 tháng mọc mấy răng? Từ 8-12 tháng: Mọc tiếp 2 răng cửa trên - gọi là “răng thỏ”. Khi này trẻ đã có 4 chiếc răng cửa trên và dưới.
  • Từ 9-13 tháng: mọc tiếp 2 răng cửa trên tiếp theo, tổng cộng khi này trẻ đã mọc 6 răng gồm 4 răng cửa hàm trên và 2 răng cửa hàm dưới.
  • Từ 10-16 tháng tuổi: Mọc tiếp 2 răng cửa dưới.
  • Từ tháng 13-19: Mọc tiếp 2 răng hàm trên ở phía trong.
  • Từ 14-18 tháng tuổi: Mọc 2 răng hàm dưới.
  • Từ 16-22 tháng: Mọc 2 răng nanh hàm trên, lấp đầy khoảng trống giữa các răng đã mọc.
  • Từ 17-23 tháng: Mọc tiếp 2 nanh hàm dưới.
  • Từ tháng 25-33: Mọc nốt 2 răng hàm trên cuối cùng là bé đã có một hàm răng trọn vẹn.

Trẻ mọc răng theo quy trình chung, tuy nhiên một số trẻ sẽ mọc chậm hơn Trẻ mọc răng theo quy trình chung, tuy nhiên một số trẻ sẽ mọc chậm hơn 

Nếu dựa vào quy trình mọc răng phổ biến ở trẻ em thì việc trẻ 8 tháng chưa mọc răng vẫn chưa thực sự quá muộn. Bởi có những bé thậm chí 11-12 tháng thì răng mới bắt đầu mọc. Do đó cha mẹ không nên quá lo lắng mà hãy chú trọng tới các chỉ số phát triển khác của con như chiều cao, cân nặng hay trí tuệ của con.

Tại sao trẻ 8 tháng chưa mọc răng?

Đa số các bé chậm mọc răng nhưng trí tuệ và thể chất vẫn phát triển đều thì nguyên nhân xuất phát chủ yếu là do sinh lý. Tuy nhiên nếu trẻ 8 tháng mọc răng chậm kèm theo các biểu hiện như trẻ biếng ăn, chậm tăng cân, tăng chiều cao, ngủ không ngon, tóc vành khăn,... thì phụ huynh nên cho con đi khám tại các phòng khám/bệnh viện chuyên khoa để tìm ra nguyên nhân vì đây có thể là do chế độ ăn của con bị thiếu chất.

Ngoài ra, trẻ 8 tháng chưa mọc răng cũng có thể do các nguyên nhân sau:

  • Do di truyền đặc điểm từ cha mẹ.
  • Trẻ sinh non, thiếu tháng.
  • Trẻ ít uống sữa hoặc sữa không đủ chất, trong quá trình ăn dặm thì trẻ biếng ăn, chế độ ăn thiếu dinh dưỡng.
  • Thời gian trẻ ăn dặm muộn khiến răng, nướu không được kích thích dẫn tới chậm mọc răng.
  • Trẻ 8 tháng vẫn chưa mọc răng do thiếu canxi, vitamin D và các dưỡng chất khác từ trong bào thai hoặc do sữa mẹ (cơ thể mẹ thiếu chất dẫn tới sữa thiếu các vi chất này).

Trẻ chậm mọc răng có thể do yếu tố di truyền hoặc chế độ ăn thiếu chấtTrẻ chậm mọc răng có thể do yếu tố di truyền hoặc chế độ ăn thiếu chất

Làm gì khi trẻ chậm mọc răng?

Trường hợp trẻ 8 tháng chưa mọc răng thì cha mẹ không cần quá lo lắng, tuy nhiên để yên tâm hơn thì cha mẹ có thể cho con đi khám nhi khoa để tìm ra nguyên nhân và đánh giá các chỉ số phát triển của trẻ. Nếu vấn đề chậm mọc răng gắn liền với thể trạng trẻ bị suy dinh dưỡng, còi xương,... thì bác sĩ sẽ có hướng điều trị bằng thực phẩm chức năng, thuốc và chế độ dinh dưỡng riêng. 

Để có giải pháp can thiệp kịp thời vấn đề răng mọc chậm con yêu đang gặp phải, cha mẹ có thể tham khảo những hướng dẫn sau:

  • Trẻ 8 tháng tuổi chưa mọc răng cần làm gì? Xây dựng chế độ dinh dưỡng đa dạng, đầy đủ giúp trẻ tăng cảm giác ngon miệng và bổ sung đủ chất.
  • Ưu tiên nhóm thực phẩm giàu chất béo, giàu đạm giúp cơ thể dễ dàng hấp thu các vitamin và cung cấp đủ năng lượng. Nên thêm dầu chiết xuất từ các loại hạt (dầu oliu, hướng dương, óc chó,...) với lượng ½ muỗng/ngày và không dùng quá 4 lần/tuần vào bát ăn để tăng khả năng tổng hợp vitamin D, hấp thu canxi hiệu quả.
  • Cho trẻ tắm nắng hoặc vui chơi, hoạt động dưới ánh nắng mà không che chắn, thoa kem chống nắng từ 10-30 phút giúp da tổng hợp vitamin D tốt hơn.
  • Mẹ cần ăn uống đủ dinh dưỡng trong thời gian cho con bú, không nên kiêng khem quá mức hoặc nếu không ăn được có thể tham khảo ý kiến bác sĩ về cách bổ sung chất qua thực phẩm chức năng viên uống.
  • Nếu trẻ không bú sữa mẹ mà thay bằng sữa bột, mẹ hãy chọn loại sữa nhiều dưỡng chất và dễ hấp thu.
  • Tham khảo tư vấn của bác sĩ để bổ sung vitamin D3 hoặc thêm các vi chất như vitamin nhóm B, kẽm, crom, selen, lysine,... giúp cơ thể đủ chất và thúc đẩy quá trình mọc răng.
  • Vệ sinh khoang miệng của trẻ sạch sẽ bằng cách sau mỗi bữa ăn cho trẻ uống một chút nước. 

Cho trẻ bú sữa đủ cữ và ăn dặm đủ dưỡng chất để bổ sung canxi và vitamin DCho trẻ bú sữa đủ cữ và ăn dặm đủ dưỡng chất để bổ sung canxi và vitamin D

Mẹo kích thích trẻ mọc răng nhanh

Mọc răng ở trẻ là một quá trình tự nhiên, tuy nhiên đôi khi cũng vì một số nguyên nhân chủ quan khiến bé đến tuổi vẫn chưa mọc đủ răng. Để kích thích răng mọc nhanh hơn, mẹ có thể áp dụng những mẹo sau đây và áp dụng tại nhà cho bé:

Massage nướu

Mẹ rửa sạch tay với xà phòng, cho trẻ nằm ngửa trên giường, dùng ngón tay xoa chà nhẹ nhàng phần nướu của trẻ. Cách làm này giúp các mầm răng dưới lợi được kích thích, đồng thời giúp giảm đau khi mọc răng.

Dùng khăn lạnh

Dùng khăn xô, thấm qua với nước rồi cho vào ngăn mát, gấp nhỏ và cho trẻ ngậm. Tuy nhiên một số bé sẽ không hợp tác nên mẹ có thể thử bằng cách khác.

Cho trẻ ăn các loại bánh ăn dặm

Các loại bánh ăn dặm hiện nay không chỉ được bổ sung dưỡng chất nhờ thành phần chứa nhiều vitamin và các chất khác, giúp trẻ ngon miệng mà còn là cách để trẻ rèn luyện kỹ năng nhai nuốt, cầm nắm đồ ăn… Đồng thời, đây cũng là cách kích thích cơ hàm vận động và mọc răng rất hiệu quả.

Dùng ti giả lạnh

Vú giả bọc lại, cho vào ngăn mát tủ lạnh để lạnh vừa phải thì cho trẻ ngậm giúp kích thích hàm, giảm đau. Tuy nhiên mẹ nên để mức lạnh đạt vừa phải tránh khiến nướu trẻ bị tê và ảnh hưởng đến răng.

Dùng lá hẹ

Trong lá hẹ có chứa nhiều hoạt chất có tác dụng giảm sưng viêm, được dùng nhiều trong các mẹo dân gian về vấn đề răng miệng cho trẻ. Mẹ có thể dùng nước cốt lá hẹ bôi vào phần lợi để răng kích mọc, giảm đau, giảm sốt khi mọc răng.

Dùng lá hẹ là mẹo dân gian để kích thích mọc răng và giảm sốt khi trẻ mọc răng sữaDùng lá hẹ là mẹo dân gian để kích thích mọc răng và giảm sốt khi trẻ mọc răng sữa

Lưu ý: Những mẹo trên đây là cách làm dân gian chưa có cơ sở khoa học và chứng minh thực tế, do đó cha mẹ chỉ nên tham khảo hay áp dụng nếu thấy phù hợp. Bác sĩ không khuyến khích tự thực hiện ở nhà mà phụ huynh nên cho trẻ đi khám nếu cảm thấy lo lắng.

Các dấu hiệu mọc răng ở trẻ

Quá trình mọc răng và thay răng luôn đồng hành cùng sự phát triển và lớn lên của con. Tuy nhiên do trẻ còn nhỏ nên khi răng mọc sẽ kèm theo những triệu chứng gây khó chịu ở trẻ. Bên cạnh nỗi lo trẻ 8 tháng chưa mọc răng, nhiều bậc cha mẹ lại lo lắng với những biểu hiện thường gặp khi trẻ sắp mọc răng đó là:

  • Chảy nước dãi nhiều: Trẻ nhỏ chảy dãi là điều bình thường nhưng khi răng chuẩn bị mọc thì nước dãi trong khoang miệng tiết ra nhiều hơn, có thể gây nổi ban tạm thời ở vùng miệng và cổ.
  • Sưng đỏ vùng lợi gây đau: Răng sữa khi nhú lên sẽ làm lợi sưng lên, gây đau đớn. Thường thì răng cửa khi mọc sẽ gây đau nhất khiến trẻ bỏ bú, bỏ ăn, khó ngủ, sụt cân.
  • Trẻ thích cắn: Tay hay bất cứ đồ chơi, vật dụng nào trong tầm với cũng được trẻ đưa vào miệng. Lý do là bởi lợi bị kích thích gây đau và khó chịu, phản ứng này của trẻ là để làm giảm sự bứt rứt.
  • Bỏ bú, bỏ ăn: Trẻ đau nhức lợi sẽ quấy khóc và dễ cáu kỉnh hơn, chán ăn và khi bú dễ nghiến vú gây đau cho mẹ. Bạn có thể dùng bình sữa cho bé bú giai đoạn này và chia làm nhiều bữa ăn nhỏ để trẻ vẫn đủ dinh dưỡng.
  • Sốt: Mọc răng thường chỉ gây sốt nhẹ và ít kèm theo các dấu hiệu khác, tuy nhiên nếu sốt kèm theo các triệu chứng đường hô hấp thì trẻ đang mắc bệnh lý cần được chữa trị.
  • Trẻ bị mất ngủ do những cơn đau gây khó chịu, trẻ thường xuyên giật mình vì đau, nhất là vào ban đêm.

Trẻ trước khi mọc răng thường chảy dãi nhiều và thường xuyên quấy khócTrẻ trước khi mọc răng thường chảy dãi nhiều và thường xuyên quấy khóc

Thường thì răng sẽ mọc lên sau 3-5 ngày có triệu chứng, đến 5-7 ngày thì răng nhú lên hoàn toàn khỏi lợi. Khi này cảm giác đau và khó chịu sẽ thuyên giảm và biến mất. Trong giai đoạn này cha mẹ cần chăm sóc trẻ kỹ lưỡng và thực hiện các biện pháp giúp làm giảm đau lợi cho trẻ và cho trẻ ăn, bú đủ dinh dưỡng tránh bị sụt cân.

Để giảm đau răng trong quá trình mọc, cha mẹ hãy thực hiện các hướng dẫn sau:

  • Dùng gạc rơ lưỡi để làm sạch khoang miệng và nướu, đồng thời massage cho lợi của con dễ chịu và kích thích răng mọc.
  • Dùng khăn lạnh cho trẻ ngậm để gây tê tạm thời giúp giảm sưng đau.
  • Nếu trẻ có triệu chứng đau nhiều, đau không dứt thì cha mẹ có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để cho trẻ uống giúp hạ sốt, giảm đau.
  • Cho trẻ ngậm ti giả để bớt lượng dãi chảy và giảm sự khó chịu ở nướu.
  • Cho trẻ vui chơi để quên đi cảm giác đau.
  • Vệ sinh răng miệng đầy đủ, cho trẻ uống nhiều nước.
  • Vệ sinh đồ chơi để trẻ gặm không bị nhiễm bẩn.
  • Có thể dùng vòng silicon cho trẻ gặm giúp giảm khó chịu.

Cho trẻ ngậm ti giả để giảm sự khó chịu ở nướuCho trẻ ngậm ti giả để giảm sự khó chịu ở nướu

Nếu trẻ phát triển bình thường thì tình trạng trẻ 8 tháng chưa mọc răng không đáng quan ngại. Mẹ chỉ cần cho trẻ ăn đầy đủ dưỡng chất, chú trong tới việc bổ sung D3 cùng các thực phẩm giàu vitamin D và canxi. Tuy nhiên nếu sau tháng thứ 12 mà hàm răng trẻ vẫn chưa mọc chiếc răng nào thì cha mẹ hãy cho con đi khám để được tư vấn nhé. Tại khoa Nhi Bệnh viện Đa Khoa Phương Đông luôn có các bác sĩ chuyên khoa sẽ giúp mẹ giải đáp các thắc mắc, tìm ra nguyên nhân và đưa ra biện pháp phù hợp để giúp con phát triển khỏe mạnh.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
8,113

Bài viết hữu ích?

Đặt lịch khám bệnh

Lưu ý: Tổng đài sẽ liên hệ xác nhận thời gian khám chính xác tới quý khách sau khi quý khách đặt hẹn

19001806 Đặt lịch khám