10 Cách hạ sốt cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ an toàn tại nhà
Uống nhiều nước để hạ sốt hoặc Hạ sốt bằng chanh tươi, bằng hành tây, dùng dầu tràm hoặc lá tía tô, dùng lá nhọ nồi,... là những cách hạ sốt hiệu quả cho bé
Sốt là tình trạng rất phổ biến ở trẻ e, nhưng khi cơ thể trẻ bị sốt chân tay lạnh đầu nóng thì cha mẹ rất lo sợ. Vậy trẻ bị sốt cao chân tay lạnh đầu nóng thì có nguy hiểm không? Bố mẹ nên chăm sóc cho bé như thế nào tại nhà? Khi nào thì bạn cần đưa bé đến gặp bác sĩ?
Trường hợp 1: Sốt cao
Sốt cao là một biểu hiện cơ thể chống lại bệnh, còn việc tay chân bị lạnh là hệ quả của sốt. Đa số trẻ bị sốt chân tay lạnh đầu nóng đều thuộc hiện tượng này. Sốt được gây ra bởi hệ miễn dịch của cơ thể dưới sự chỉ đạo của trục não bộ, vùng hạ đồi. Ở vùng này não sẽ nhận diện có tình trạng nhiễm khuẩn, sau đó não bộ sẽ phát ra “tín hiệu” bắt cơ thể phải tăng nhiệt độ lên, đó là sốt. Hệ miễn dịch ở giai đoạn này sẽ phóng ra các chất khiến các mạch máu ở tay và chân co lại, nên cha mẹ sẽ thấy trẻ bị lạnh tay chân.
Tuy nhiên, sau khi trẻ bị sốt và đạt đến “tín hiệu” của nó thì mạch máu sẽ giãn ra. Lúc này, cha mẹ sẽ thấy trẻ không cảm thấy lạnh nữa. Tay chân bé hồng lên, cơ thể bé bị chảy mồ hôi đôi khi còn có những đốm đỏ lấm tấm.
Trẻ bị sốt chân tay lạnh đầu nóng là biểu hiện cơ thể chống lại bệnh
Trường hợp 2: Trẻ bị sốt chân tay lạnh đầu nóng là hệ quả bị siêu vi
Một số trẻ bị sốt chân tay lạnh đầu nóng là biểu hiện của bệnh nhiễm siêu vi. Siêu vi tác động vào não bộ và các mạch máu nhỏ ở tay, chân của bé. Đây là một hiện tượng nguy hiểm, vì bé có thể bị một tình trạng nhiễm trùng máu hoặc là bị viêm màng não. Vì vậy, cách chẩn đoán bệnh chính xác nhất là đến gặp bác sĩ khi trẻ bị sốt chân tay lạnh đầu nóng.
Đa số những bé bị sốt cao đều do các loại vi khuẩn gây bệnh, các loại virus tấn công gây bệnh ở trẻ em. Ví dụ như thủy đậu, chân tay miệng, sốt xuất huyết, suy vi gây bệnh cúm, … Ngoài ra, một số bé bị sốt là do cảm nắng, mọc răng hoặc sau khi tiêm phòng. Hiện tượng trẻ đầu nóng chân tay lạnh kéo dài có thể mang theo các hệ quả vô cùng nghiêm trọng như mất nước, co giật, rối loạn hô hấp, nặng hơn thì có thể để lại di chứng não hay dẫn đến tử vong.
Ngoài ra, theo các bác sĩ chuyên khoa, trẻ bị sốt chân tay lạnh đầu nóng là do mao mạch bị virus tấn công vào, nó gây rối loạn động mạch và dẫn đến nhiệt độ ở tứ chi bị hạ thấp.
Trẻ bị sốt và chân tay lạnh đầu nóng do siêu vi gây lên
Các biểu hiện cho thấy trẻ bị sốt chân tay lạnh đầu nóng (bé không bị bệnh nặng):
Khi bé bị nặng hơn sẽ có thể nhận biết từ những dấu hiệu sau:
Trẻ nằm im và ngủ li bì là dấu hiệu trẻ bị sốt chân tay lạnh đã bị nặng
Nếu trẻ bị sốt dưới 38℃
Trường hợp trẻ bị sốt chân tay lạnh dưới 38℃ thì bé không bị nặng. Vì đây chỉ là phản ứng bình thường của hệ miễn dịch tạo ra nhằm ngăn cản các tác nhân có hại cho cơ thể. Vậy nên, bố mẹ không nên cho bé uống thuốc hạ sốt ngay, mà bố mẹ nên chăm sóc trẻ theo các giải pháp sau:
Bổ sung nhiều nước cho bé để cơ thể bé không bị mất nước và nhanh hạ sốt
Nếu trẻ bị sốt trên 38℃
Nếu trẻ bị sốt cao trên 38℃ thì bố mẹ nên tiến hành hạ sốt và lau mát cơ thể bé. Đồng thời cho bé uống Paracetamol, đây là một loại thuốc được bác sĩ khuyên dùng khi sốt cao. Về liều lượng dùng thì phụ thuộc vào số đo cân nặng của bé. Phụ huynh trước khi cho bé uống bất kỳ loại thuốc nào thì nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước.
Ngoài ra, khi trẻ bị sốt chân tay lạnh đầu nóng trên 38℃ thì có thể là biểu hiện của bệnh viêm màng não. Bố mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện nhanh chóng để khám bệnh. Bệnh viêm màng não nếu không được chữa trị kịp thời có thể kéo theo các hậu quả nghiêm trọng về sau hoặc thậm chí tử vong.
Dùng thuốc hạ sốt cho bé sốt 38,5 độ theo chỉ định của bác sĩ hoặc dược sĩ
Một số điều cha mẹ cần chú ý không nên làm khi trẻ bị sốt chân tay lạnh:
Trẻ bị sốt chân tay lạnh đầu nóng sẽ gây ra nhiều khó chịu cho bé. Bố mẹ nên chăm sóc và phát hiện sớm để giúp bé hạ sốt, bé cần được giảm bớt những triệu chứng mệt mỏi do cơn sốt gây ra. Tình trạng bé sốt cao tay chân lạnh mà không có sự thuyên giảm, bố mẹ nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ ngay để được tư vấn và chữa trị kịp thời. Ngăn ngừa được biến chứng nguy hiểm về sau.
Bé cần được chăm sóc và luôn cần theo dõi tình trạng sốt cao để kịp thời xử lý
Để trẻ ít gặp tình trạng trẻ đầu nóng chân tay lạnh, thì bố mẹ nên tăng cường hệ miễn dịch và sức đề kháng cho trẻ bằng cách:
Cho bé ăn đủ các chất dinh dưỡng để tăng cường sức đề kháng
Trên đây là những thông tin được Bệnh viện Đa khoa Phương Đông chia sẻ về tình trạng trẻ bị sốt chân tay lạnh đầu nóng. Khi trẻ sốt chân tay lạnh đầu nóng, các phụ huynh nên bình tĩnh theo dõi nhiệt độ và diễn biến tình trạng bệnh của bé. Nếu trẻ bị nặng hơn hãy đưa bé đến bệnh viện để khám và có những giải pháp xử lý kịp thời.
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.
BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG
Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn
Uống nhiều nước để hạ sốt hoặc Hạ sốt bằng chanh tươi, bằng hành tây, dùng dầu tràm hoặc lá tía tô, dùng lá nhọ nồi,... là những cách hạ sốt hiệu quả cho bé