10 Cách hạ sốt cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ an toàn tại nhà
Uống nhiều nước để hạ sốt hoặc Hạ sốt bằng chanh tươi, bằng hành tây, dùng dầu tràm hoặc lá tía tô, dùng lá nhọ nồi,... là những cách hạ sốt hiệu quả cho bé
Sốt là tình trạng nhiệt độ cơ thể tăng lên trên mức bình thường. Phụ huynh muốn biết chính xác trẻ có sốt hay không thì cần đo nhiệt độ bằng nhiệt kế. Tình trạng sốt sẽ nhanh có biến chứng nguy hiểm nếu phụ huynh không kịp thời xử lý. Vậy trẻ bị sốt nên làm gì?
Sốt là tình trạng thân nhiệt của trẻ cao hơn bình thường, đây là cơ chế để trẻ chống lại các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, vi rút,... Tuy nhiên, việc trẻ sốt cao có thể gặp phải những biến chứng nguy hiểm. Trẻ em được xác định sốt khi nhiệt độ ở nách trên 37,5 độ C, ở người lớn cũng được xác định ở nhiệt độ này.
Trẻ cần đo nhiệt độ cho trẻ ngay khi nghi trẻ bị sốt
Cha mẹ cần biết rằng sốt không phải là bệnh, nó chỉ là một dấu hiệu cho thấy cơ thể đang chống lại bệnh tật. Hệ thống phòng thủ của cơ thể sẽ được kích thích, các tế bào bạch cầu và các tế bào khác chiến đấu để tiêu diệt mầm bệnh nên sẽ khiến thân nhiệt trẻ tăng cao.
Mỗi một biểu hiện sốt ở trẻ em sẽ được phân làm các loại sốt tùy theo nguyên nhân, thời gian sốt như sau:
Sốt cấp tính: Nguyên nhân của sốt chính là do virus. Thời gian phát hiện trẻ sốt từ 1 - 2 ngày, trẻ có thể dùng thuốc hạ sốt, nhưng nếu cơ thể trẻ không hạ thì phụ huynh cần đưa trẻ đi khám.
Sốt nhẹ: Đây là tình trạng sốt có nhiệt độ từ 37,5 độ C đến 38 độ C. Sốt nhẹ có thể gặp trong các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp trên như viêm họng hoặc nhiễm trùng đường hô hấp dưới như viêm phế quản, viêm phổi. Một số nhiễm trùng các cơ quan khác như nhiễm trùng đường tiết niệu, nhiễm trùng đường tiêu hóa,... cũng có thể gây sốt nhẹ. Ngoài ra, trẻ còn có thể sốt nhẹ khi mọc răng, cảm nắng, cảm lạnh,…
Sốt kéo dài: Tình trạng này là sốt kéo dài nhiều ngày không thuyên giảm. Lúc này, cha mẹ cần lưu ý tình trạng trẻ sốt kéo dài của trẻ và cho trẻ đến bệnh viện ngay lập tức. Vì đây có thể là dấu hiệu của những căn bệnh nguy hiểm nhất. Các bệnh viêm nhiễm đường hô hấp, tiết niệu, tiêu hóa,... sẽ diễn biến rất nhanh khó lường trước. Trường hợp nặng nếu không được điều trị kịp thời có thể gây sốt kéo dài. Đặc biệt nhiễm khuẩn huyết rất có thể đã xảy ra với trẻ.
Bệnh sốt phát ban: Đây là tình trạng trẻ bị sốt cao và kèm theo các nốt ban đỏ xuất hiện trên mặt và cơ thể của trẻ. Bệnh sốt phát ban có thể kèm theo các triệu chứng khác như: ho nhiều, sổ mũi, đỏ mắt, biếng ăn,… trẻ rất có thể đang mắc bệnh sởi hoặc rubella hoặc một loại virus nào đó. Tốt hơn hết, cha mẹ nên đưa trẻ đi khám sớm để được điều trị kịp thời.
Sốt phát ban là trẻ bị nổi ban đỏ khi bị sốt
Cha mẹ để có thể biết trẻ bị sốt nên làm gì thì cần chú ý tới dấu hiệu trẻ bị sốt trước. Một số dấu hiệu cho thấy trẻ đang bị sốt:
Cảm giác khó chịu kèm cơ thể nóng là dấu hiệu trẻ bị sốt
Những dấu hiệu cho thấy trẻ đang gặp tình trạng không tốt khi sốt và cần tới sự giúp đỡ từ những cơ sở y tế ngay lập tức nếu:
Cha mẹ trước khi phân vân về việc trẻ bị sốt nên làm gì để hạ sốt, thì phụ huynh cần biết nguyên nhân gây sốt bằng cách kiểm tra nhiệt độ của trẻ. Trẻ bị sốt chủ yếu do các nguyên nhân chính sau:
Ngoài ra, trẻ bị sốt còn được gây ra bởi các tác nhân sau:
Trẻ em khi đi tiêm phòng sẽ bị sốt điều đó không nguy hiểm sức khỏe trẻ
Một trong những trường hợp không nên cho trẻ uống thuốc hạ sốt là khi trẻ vừa được tiêm phòng. Tiêm phòng giúp trẻ tăng cường hệ miễn dịch trong cơ thể, sốt sẽ kích thích phản ứng miễn dịch của trẻ. Ngoài ra, sốt cũng có thể tiêu diệt một số kháng nguyên gây bệnh cho trẻ.
Sốt có tác dụng kích thích quá trình trao đổi chất trong tế bào tạo điều kiện để tích lũy năng lượng. Sốt do có những tác dụng bất ngờ nên y học cũng đã phát triển ứng dụng gây sốt nhân tạo. Điều ấy giúp xử lý các trường hợp bệnh nhân cần được điều trị sẹo lồi, sẹo co sau bỏng,...
Tất nhiên, sốt cũng có nhiều tác động đến cơ thể con người chúng ta, đặc biệt là đối với cơ thể non nớt của trẻ em. Khi trẻ sốt cao, cơ thể sẽ mất nước, rối loạn điện giải và có thể dẫn đến co giật, suy kiệt, trụy tim,…Đôi khi sốt cao kéo dài còn dẫn đến những biến chứng nguy hiểm cho trẻ sau này.
Khi trẻ sốt các bậc cha mẹ phải hiểu rõ về tình trạng sức khỏe của trẻ thông qua sự tư vấn của các bác sĩ. Ngoài ra, việc thực hiện các phương pháp dưới đây cũng sẽ giúp trẻ nhanh chóng phục hồi sức khỏe.
Bổ sung vitamin cho trẻ thường xuyên để trẻ có sức đề kháng khỏe mạnh
Phụ huynh có thể chườm ấm cho trẻ để trẻ thoát nhiệt hạ sốt
Bệnh viện Đa khoa Phương Đông đã cung cấp những thông tin về tình trạng sốt ở trẻ em cũng như cách chăm sóc trẻ khi trẻ bị sốt nên làm gì để không ảnh hưởng sức khỏe bé. Hy vọng với những điều đó phụ huynh có được những cách chăm sóc trẻ em tại nhà hiệu quả khi trẻ bị sốt. Trẻ em vẫn cần được đi thăm khám khi sốt có những dấu hiệu trở nặng tại bệnh viện uy tín.
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.
BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG
Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn
Uống nhiều nước để hạ sốt hoặc Hạ sốt bằng chanh tươi, bằng hành tây, dùng dầu tràm hoặc lá tía tô, dùng lá nhọ nồi,... là những cách hạ sốt hiệu quả cho bé