Sốt là tình trạng rất phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Tuy nhiên trong một số trường hợp trẻ bị nóng lòng bàn tay và bàn chân. Điều này khiến bố mẹ rất sốt ruột và lo lắng. Vậy khi trẻ bị sốt lòng bàn tay chân nóng thì bố mẹ nên chăm sóc cho bé như thế nào?
Nguyên nhân dẫn đến trẻ bị sốt lòng bàn chân tay nóng
Nếu như xét tất cả các yếu tố gây bệnh sốt cho trẻ, thì đa số những bé bị sốt cao đều do các loại virus tấn công hay vi khuẩn gây bệnh cho con người. Các loại vi khuẩn hay virus ấy có thể kể đến như: chân tay miệng, sốt xuất huyết, cúm, thủy đậu,… Thêm vào đó việc bị cảm nắng hay sau khi tiêm phòng vacxin hoặc mọc răng cũng là những nguyên nhân dẫn đến việc trẻ sốt.
Trẻ bị sốt có thể do mọc răng
Hiện tượng trẻ bị sốt lòng bàn chân tay nóng kéo dài có thể mang theo các hệ quả vô cùng nghiêm trọng cho trẻ như: nhẹ nhất là mất nước, co giật hay rối loạn hô hấp. Nặng hơn thì bé có thể để lại di chứng cho não hay nguy hiểm nhất là dẫn đến tử vong.
Theo các bác sĩ chuyên khoa, trẻ bị sốt lòng bàn tay chân nóng là do mao mạch bị virus tấn công vào. Điều đó sẽ gây rối loạn động mạch và dẫn đến nhiệt độ ở tứ chi của trẻ bị hạ thấp.
Biểu hiện kèm tình trạng trẻ bị sốt lòng bàn tay chân nóng?
Trẻ khi bị sốt sẽ có biểu hiện như sau:
- Má và mặt của trẻ nóng bừng lên có màu đỏ hoặc hơi tái.
- Mắt của trẻ không còn tinh nhanh, lờ đờ và cảm giác mệt mỏi.
- Trẻ ngủ li bì và hay quấy khóc.
- Áp má lên trán của trẻ thấy sẽ nóng hơn bình thường.
- Bé sốt 39 độ chân tay nóng.
Trẻ quấy khóc, đầu nóng nhưng chân tay lạnh đó là biểu hiện trẻ đang bị sốt
Nhiệt độ khi sốt của trẻ được đánh giá như sau:
- Trẻ bị sốt nhẹ: Nhiệt độ dao động từ 37,5 đến 38,5 độ C
- Trẻ sốt vừa: Nhiệt độ dao động từ 38,5 đến 39 độ C
- Trẻ sốt cao: Nhiệt độ dao động từ 39 đến 40 độ C
- Trẻ sốt rất cao: Nhiệt độ hơn 40 độ C
Để đo được nhiệt độ chính xác của bé, mẹ đừng để cho bé mặc quần áo quá dày, không cho trẻ vận động nhiều trước đó và ở nhiệt độ thường.
- Đối với trẻ sơ sinh dưới 3 tháng tuổi, nơi đo nhiệt độ chuẩn xác nhất là ở mông. Nếu mẹ lấy nhiệt độ ở hậu môn để đo hãy nhẹ nhàng đặt nhiệt kế ở vị trí này trong 1 phút, nhiệt độ ở hậu môn chính là thân nhiệt của bé lúc đó.
- Khi bé lớn hơn, mẹ có thể đo thân nhiệt ở nách. Lúc đo bé phải để nguyên nhiệt kế trong vòng 2 phút và khi mẹ xem kết quả nên cộng thêm 0,5 độ. Ví dụ nếu nhiệt độ đo được ở nách là 36,5 độ C thì nhiệt độ của bé là 37 độ C.
- Nếu đo thân nhiệt ở tai, mẹ nên cộng thêm 0,3 độ. Trẻ sơ sinh có ống tai hẹp do đó khi đo nhiệt độ ở tai sẽ làm bé cảm thấy khó chịu.
- Đo nhiệt độ tại miệng chỉ phù hợp với các bé lớn hơn từ 4 đến 5 tuổi.
Đo nhiệt độ ở nách mẹ cần cộng thêm 0,5 độ để nhiệt độ chuẩn xác hơn
Cha mẹ gặp khó khăn và cảm thấy lo lắng trong việc nhận biết tình trạng sốt của trẻ hãy liên hệ với BVĐK Phương Đông theo Tổng đài tư vấn: 19001806 hoặc Đăng ký tư vấn miễn phí để được hỗ trợ kịp thời.
Cách chăm sóc trẻ khi trẻ bị sốt lòng bàn tay chân nóng
Trẻ bị sốt lòng bàn tay chân nóng là một hiện tượng không khó để chăm sóc. Tuy nhiên trong trường hợp trẻ bị sốt lòng bàn tay chân nóng bất ngờ, thì nhiều bậc phụ huynh thường lo lắng và mất bình tĩnh mà không chú tâm đến việc chăm sóc và xử lý cho trẻ. Vậy các bậc phụ huynh cần chăm sóc trẻ sao cho phù hợp?
Nếu trẻ bị sốt lòng bàn tay chân nóng mà nhiệt độ dưới 38℃
Đây là tình trạng bé không bị nặng. Vì vậy, bậc phụ huynh không nên cho bé uống thuốc hạ sốt ngay mà nên chăm sóc trẻ theo những bước sau:
- Đầu tiên là bổ sung nước cho cơ thể bé: Trẻ em cần bổ sung nước lọc hoặc các loại chất lỏng khác. Điều đó sẽ ngăn tình trạng mất nước của bé và làm mát cơ thể của bé. Tuy nhiên, tuyệt đối phụ huynh không nên cho bé uống nước đá, nước có ga hay nước ngọt. Vì những thức uống này có hại cho cổ họng của trẻ khi trẻ đang sốt cao. Ngoài ra, mẹ có thể cho bé bú nhiều hơn lúc bình thường. Mẹ làm như vậy sẽ cung cấp thêm chất dưỡng, cấp nước và tăng sức đề kháng cho bé.
- Nghỉ ngơi và vận động nhẹ nhàng: Khi trẻ bị sốt bố mẹ không nên cho hay bắt con nằm im một chỗ. Tuy nhiên, bố mẹ cũng không được cho trẻ hoạt động ở ngoài trời quá nhiều. Các bậc phụ huynh nên cho trẻ nghỉ ngơi một cách khoa học. Buổi trưa có thể ngủ từ 2 đến 3 tiếng để cơ thể của trẻ được phục hồi. Ngoài ra, bố mẹ nên cho trẻ đi bộ quanh khuôn viên nhà và vận động nhẹ nhàng để tâm trạng của trẻ được thoải mái nhất có thể.
Ngủ trưa 2 - 3 tiếng giúp trẻ nhanh hồi phục
- Bổ sung vitamin C: Trẻ cần được bổ sung nhiều chất dinh dưỡng. Đặc biệt trong đó là các thực phẩm chứa nhiều vitamin C như: nho, bưởi, quýt, kiwi, dưa hấu,... Những loại trái cây giàu vitamin C là một phần quan trọng trong việc chăm sóc trẻ bị sốt có biểu hiện lòng bàn tay chân nóng.
- Mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát: Khi trẻ bị sốt và lòng bàn tay chân nóng trước tiên phụ huynh cần cởi bớt quần áo cho bé, nếu bé mặc hơi nhiều. Mẹ chỉ nên cho trẻ mặc những loại quần áo mỏng, nhẹ, thoáng, tiến hành tháo bao tay và tháo bao chân của trẻ. Điều đó để tránh bị sốt nóng bàn chân và bàn tay không thoát được nhiệt. Điều tuyệt đối không đắp chăn kín trên đầu cho trẻ, vì mẹ làm như thế sẽ khiến cơ thể của trẻ khó thoát nhiệt và làm bệnh trở nên nặng hơn.
Nếu trẻ bị sốt lòng bàn tay chân nóng mà nhiệt độ trên 38℃
Khi trẻ bị sốt lòng bàn tay chân nóng với nhiệt độ trên 38℃ thì đầu tiên phụ huynh nên tiến hành lấy khăn lau cơ thể của trẻ khô thoáng, đặc biệt là lòng bàn tay chân và vùng nách, bẹn, trán. Mẹ tuyệt đối không chườm nước đá hay nước lạnh cho trẻ.
Sau đó bé cần được uống thuốc hạ sốt theo chỉ định bác sĩ khuyên dùng khi sốt cao. Số đo cân nặng của bé chính là thước đo để sử dụng liều lượng của thuốc. Một điều lưu ý trước khi cho trẻ uống bất kỳ một loại thuốc nào, thì mẹ cần tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên về bệnh sốt này. Nếu như phụ huynh đã dùng tất cả các biện pháp trên mà không thấy trẻ có dấu hiệu hạ sốt, thì phụ huynh cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế gần nhất để được bác sĩ theo dõi cụ thể và xử lý kịp thời.
Những lưu ý khi chăm sóc trẻ bị sốt lòng bàn chân tay nóng
Một số lưu ý cho quý phụ huynh khi chăm sóc trẻ bị sốt và lòng bàn tay chân nóng:
- Không được lau người bé bằng nước lạnh hoặc chườm da: Đây là cách hoàn toàn sai lầm khi tiến hành hạ sốt cho trẻ, nó sẽ khiến bệnh của trẻ trở nên nghiêm trọng hơn. Khi trẻ tiếp xúc với vật có nhiệt lạnh, da của bé sẽ se lại và gây hiện tượng giữ nhiệt. Thậm chí nó có thể khiến trẻ bị gây bỏng lạnh, suy hô hấp và làm tác động đến sức khỏe bình thường của bé.
Không nên dùng khăn lạnh chườm cho trẻ để hạ sốt
- Không nên bôi dầu và cạo gió: Làn da của bé rất mỏng và dễ bị tổn thương. Vì thế, việc bôi dầu hoặc cạo gió sẽ tạo ra nhiều ma sát với một nhiệt lượng lớn, nó gây ảnh hưởng rất lớn đến trẻ.
- Không được tự ý dùng liệu pháp chưa qua kiểm chứng: Việc mẹ tự ý dùng thuốc hay những liệu pháp chưa kiểm chứng bởi các chuyên gia là một điều nguy hiểm. Trẻ em chưa có sự hoàn thiện về hệ miễn dịch nên phản ứng rất nhanh với những tác dụng phụ. Nếu mẹ áp dụng với từ việc truyền miệng sẽ gây nguy hại cơ thể bé. Khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa về bệnh thì phụ huynh không nên tự ý cho trẻ dùng bất kỳ loại thuốc nào, đặc biệt là những loại thuốc có chứa các thành phần như Aspirin hoặc Ibuprofen. Đây là hai thành phần có rất nhiều tác dụng phụ nếu sử dụng không đúng bệnh.
Tình trạng của trẻ không có dấu hiệu cải thiện, cha mẹ nên cần sự giúp đỡ của bác sĩ để bảo vệ sức khoẻ của con. Đặt lịch khám để trẻ được thăm khám và chăm sóc bởi các bác sĩ BV Phương Đông
Trẻ bị sốt lòng bàn tay chân nóng không phải là một tình trạng hiếm gặp. Vì vậy khi trẻ có dấu hiệu, phụ huynh nên bình tĩnh theo dõi nhiệt độ và tình trạng của trẻ khi sốt chân tay nóng. Bệnh viện đa khoa Phương Đông sẽ là cơ sở khám chữa bệnh uy tín phụ huynh nên tham khảo để đưa bé đi khám khi có hiện tượng sốt. Những bác sĩ chuyên khoa nhi đầu ngành sẽ trực tiếp thăm khám cho bé và đưa ra phương pháp điều trị an toàn cho bé.