Trong quá trình chăm sóc bé, chắc hẳn vấn đề khiến các mẹ cảm thấy lo lắng nhất đó là thời kỳ con bắt đầu ăn dặm. Bởi vì chế độ dinh dưỡng thời gian này rất quan trọng đối với sự phát triển của trẻ nhỏ. Tuy nhiên không phải ai cũng biết trẻ mấy tháng ăn dặm là tốt. Muốn nắm được những thông tin cần thiết về vấn đề này hãy theo dõi bài viết dưới đây.
Ăn dặm là gì?
Ăn dặm là giai đoạn bé làm quen với các nguồn thực phẩm khác ngoài sữa mẹ như tinh bột, rau, trứng, cá, thịt,...Những thực phẩm này sẽ giúp bé được bổ sung thêm nguồn dinh dưỡng cho cơ thể khi sữa mẹ không thể đáp ứng được hết nhu cầu.
Tuy nhiên trong thời kỳ ăn dặm bé vẫn cần được cho bú mẹ đầy đủ, chỉ là giảm lượng sữa và tăng dần thức ăn dặm. Bởi vì sữa mẹ cung cấp nhiều kháng thể giúp trẻ chống lại bệnh tật.
Rất nhiều bà mẹ muốn biết trẻ mấy tháng ăn dặm là hợp lý nhất, bởi vì không nên cho trẻ ăn quá sớm cũng như quá muộn. Mỗi bé sẽ có thời gian ăn dặm khác nhau tùy vào thể chất nên bố mẹ không thể nóng vội việc quyết định cho bé ăn dặm. Việc cho con ăn dặm sai thời điểm sẽ rất dễ dẫn đến ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như sự phát triển của bé.
Ăn dặm là thời điểm bé làm quen với thức ăn thô ngoài sữa mẹ
Dấu hiệu chứng tỏ bé đến thời điểm ăn dặm?
Khi tìm hiểu mấy tháng cho bé ăn dặm là tốt còn cần chú ý đến dấu hiệu chứng tỏ bé đã muốn ăn dặm. Khi con đến giai đoạn ăn dặm, ba mẹ sẽ thấy con có những biểu hiện như:
- Đòi bú nhiều hơn một cách lạ thường do cảm thấy đói.
- Trẻ thường xuyên nhìn người lớn ăn, mút tay và cảm thấy hứng thú khi được bố mẹ mớm thức ăn cho mình.
- Trẻ đã tự ngồi được và không phụ thuộc quá nhiều đến sự giúp đỡ của bố mẹ.
- Trẻ đã tiếp nhận thức ăn và có phản xạ nuốt khi được mớm thức ăn cho và cũng không hay chảy nhiều nước bọt nữa.
Mẹ nên để ý dấu hiệu của trẻ khi đã sẵn sàng ăn dặm
Trẻ mấy tháng ăn dặm là tốt?
Bé mấy tháng ăn dặm là thời điểm lý tưởng nhất đối với hệ tiêu hóa của con? Thời điểm ăn dặm không nên cho ăn quá sớm cũng không nên cho ăn quá trễ khiến cơ thể chậm phát triển. Do đó thời điểm thích hợp nhất để cho con ăn dặm là đủ 6 tháng tuổi, vì đây là thời điểm hệ tiêu hóa cũng như hệ miễn dịch của trẻ đã hoàn thiện hơn. Từ đó có thể tiêu thụ thực phẩm thô và chứa tinh bột một cách an toàn.
Bên cạnh đó 6 tháng tuổi cũng là thời điểm trẻ được phát triển tốt về chiều cao và cân nặng. Mỗi tuần bé sẽ tăng 150gr - 200gr cho thấy rằng giai đoạn này cơ thể phát triển khá nhanh. Đây cũng là lý do sữa mẹ không còn đủ đáp ứng nhu cầu phát triển của bé. Vì vậy mẹ nên chú ý thời điểm đủ 6 tháng để bắt đầu cho con ăn dặm.
Trẻ đủ 6 tháng tuổi là thời điểm thích hợp để bắt đầu ăn dặm
Xem thêm: Hướng dẫn cách nấu bột ăn dặm cho bé đảm bảo dinh dưỡng
Vì sao không nên cho trẻ ăn dặm quá sớm?
Ở phần trên bạn đã biết trẻ mấy tháng ăn dặm, đó là thời điểm trẻ đủ 6 tháng. Tuy nhiên nhiều bậc phụ huynh muốn con phát triển sớm nên đã cho con ăn dặm khi 4 đến 5 tháng. Nếu cho con ăn dặm quá sớm( dưới 6 tháng) như vậy sẽ dẫn đến ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển của bé vì những lý do sau:
- Hệ tiêu hóa của trẻ chưa hoàn thiện nên không thể tiêu thụ tốt thức ăn và làm cho hệ tiêu hóa không thể thực hiện tốt chức năng của mình.
- Thận của trẻ khi chưa được 6 tháng sẽ không đủ sức lọc, nếu cho ăn dặm sớm sẽ làm ảnh hưởng đến sức khỏe của thận. Không những thế còn gây viêm dạ dày khi thức phẩm không phù hợp với trẻ.
- Bé có nguy cơ bị sặc và ảnh hưởng đến việc hô hấp.
- Bé chưa đủ khả năng để hấp thụ dinh dưỡng dẫn đến chậm phát triển.
Trên đây là những ảnh hưởng của việc bố mẹ cho con ăn dặm quá sớm và thiếu kiến thức về giai đoạn ăn dặm của con. Chính vì vậy biết được trẻ mấy tháng ăn dặm được là vô cùng quan trọng để giúp con được phát triển tốt nhất.
Không nên cho trẻ ăn dặm quá sớm sẽ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa
Những giai đoạn ăn dặm của trẻ
Khi trẻ đủ 6 tháng sẽ bắt đầu ăn dặm, thời kỳ ăn dặm được cho là kéo dài từ 6 tháng đến khoảng 15 tháng. Trong thời gian này sẽ có các giai đoạn ăn dặm như sau:
Giai đoạn 6 - 8 tháng tuổi
Đây là thời điểm lưỡi có bé đã hoạt động linh hoạt hơn, mẹ hãy tập cho con ăn các loại bột dinh dưỡng bán sẵn hoặc từ làm bột ăn dặm cho con. Khi chọn bột dinh dưỡng ngoài thị trường nên chọn hãng uy tín để đảm bảo dinh dưỡng và an toàn cho bé.
Xem thêm: Bé 6 tháng tuổi ăn được những gì? Thực đơn cho bé tập ăn dặm
Giai đoạn 9 - 10 tháng tuổi
Đây là thời điểm lưỡi của con đã cứng cáp và dạ dày đã quen dần với thực phẩm dạng đặc. Do đó mẹ nên chuyển sang cho con ăn cháo được chế biến từ nước hầm xương nấu với cá, thịt, rau củ. Cần đảm bảo dinh dưỡng cần thiết trong quá trình chế biến cháo cho bé để giúp con được phát triển toàn diện.
Giai đoạn 11 - 15 tháng tuổi
Khi bé được 11 đến 15 tháng là lúc bé đã mọc răng và có thể tập nhai được. Ở thời điểm này mẹ nên cho con tập nhai cơm mềm và cho ăn thêm các loại canh, băm nhỏ các thức ăn như thịt cá để trộn vào cơm. Thực đơn của con nên thay đổi để bé không cảm thấy bị chán ăn.
Tùy vào từng giai đoạn ăn dặm mẹ nên cho con ăn thức ăn phù hợp
Lưu ý quan trọng khi bắt đầu cho trẻ ăn dặm
Khi đã biết trẻ mấy tháng ăn dặm được thì cũng không nên bỏ qua những lưu ý quan trọng khi bắt đầu cho trẻ ăn dặm. Điều này sẽ giúp bố mẹ cho con ăn dặm đúng cách và đảm bảo dinh dưỡng cho con:
- Với những ngày đầu tập ăn dặm nên cho con ăn thức ăn dạng lỏng sau đó mới pha đặc dần. Bên cạnh đó nên chọn các thực phẩm hoặc bột ăn dặm ngọt trước rồi mới chuyển sang mặn để bé làm quen dễ dàng hơn.
- Sắp xếp thời gian cho con ăn dặm cố định để bé rèn luyện thói quen ăn uống đúng giờ để bé không quấy khóc nhiều.
- Bên cạnh việc cho con ăn bột ăn dặm thì mẹ có thể cho con ăn các thức ăn mềm như rau củ xay nhuyễn để con có nhiều vitamin và khoáng chất.
- Những thực phẩm thích hợp cho bé ăn dặm đó là: Bột gạo, bột lúa mì, khoai lang, khoai tây, bột trái cây như xoài, chuối, đu đủ. Khi chọn bột dinh dưỡng nên chọn hãng lớn uy tín và hợp với khẩu vị của con.
Nên tập cho bé thói quen ăn dặm đúng giờ
Vậy là câu hỏi trẻ mấy tháng ăn dặm được đã được giải đáp cụ thể ở bài viết trên. Mong rằng với chia sẻ vừa rồi sẽ giúp cho bố mẹ có thật nhiều kiến thức để chăm sóc con thật tốt. Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về chế độ dinh dưỡng ăn dặm cho bé và những thông tin hữu ích để chăm sóc bé hãy liên hệ với Bệnh viện Đa Khoa Phương Đông ngay nhé.