Trẻ nhỏ là đối tượng dễ mắc phải các bệnh lý liên quan đến đường hô hấp, nhất là vào thời điểm giao mùa. Một trong số đó là bệnh cúm A với các chủng virus lưu hành phổ biến hiện nay là H1N1, H3N2, H5N1, H7N9. Cúm A rất dễ bị nhầm triệu chứng với các bệnh cúm khác, do đó việc nhận biết bệnh chính xác là rất quan trọng để phục vụ điều trị hiệu quả. Bệnh viện Đa khoa Phương Đông sẽ chỉ ra triệu chứng cúm A ở trẻ để cha mẹ có thể dễ dàng xác định nếu không may con trẻ có những biểu hiện này.
Thời điểm trẻ dễ mắc cúm A
Dịch cúm A ở trẻ nhỏ thường bùng phát vào các thời điểm có sự chuyển giao về thời tiết như khoảng tháng 3 và tháng 10 hằng năm. Thời gian này thích hợp về điều kiện nhiệt độ, độ ẩm để virus cúm tồn tại lâu hơn trong không khí, trên bề mặt hơn so với mùa hè. Tuy nhiên cũng có một số năm, vào mùa hè có sự gia tăng bất thường các ca bệnh cúm.
Trẻ thường dễ bị mắc cúm A vào các thời điểm giao mùa trong năm
Triệu chứng cúm A ở trẻ
Dấu hiệu cúm A ở trẻ em thường xuất hiện:
- Sốt cúm A ở trẻ trên 38.8 độ C.
- Nhức đầu, mệt mỏi, quấy khóc.
- Ho, viêm họng, vòm họng đau nhức.
- Hạch vùng hầu họng sưng.
- Hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi.
- Cơ toàn thân đau nhức.
- Trẻ nhỏ bị nôn trớ.
- Khi cúm chuyển biến nặng, biểu hiện cúm A ở trẻ em đó là sốt cao trên 39 độ, chân tay lạnh, thở gấp, li bì thiếu tỉnh tháo, có thể suy hô hấp, co giật,...
Triệu chứng cúm A thường gặp là sốt cao, ho, sổ mũi,...
Cách phân biệt bệnh cúm A ở trẻ em với các loại bệnh thông thường
Để cha mẹ có thể dễ dàng phân biệt sự khác nhau giữa cúm A ở trẻ nhỏ và các bệnh về hô hấp khác, từ đó có phương hướng để giảm triệu chứng và đưa trẻ đi khám kịp thời, dưới đây là điểm cần lưu ý:
Cúm A và cảm lạnh thông thường khác nhau điểm gì?
Cảm lạnh thông thường đa phần đều có các biểu hiện nhẹ như sốt âm ỉ nhưng nhiệt độ không tăng cao, kèm sổ mũi, nghẹt mũi. Bệnh có thể tự khỏi và phác đồ điều trị cũng đơn giản hơn nhưng vẫn có khả năng gây biến chứng nếu như không được chữa trị đúng cách.
Phân biệt cúm A và Covid-19
Covid-19 cũng là một căn bệnh đường hô hấp do virus Corona gây nên. Về mức độ lây lạn, Covid còn nhanh hơn cả cúm A với thời gian ủ bệnh kéo dài hơn. Triệu chứng của hai căn bệnh này khá giống nhau và khó phân biệt. Tuy nhiên điểm khác nhau có thể nhận ra đó là vị giác hoặc khứu giác của người bị Covid 19 thường xảy ra, còn triệu chứng cúm A ở trẻ em thì đa phần là không. Do đó mà việc thực hiện xét nghiệm để chẩn đoán chính xác chủng virus gây bệnh là điều hết sức cần thiết để điều trị chính xác căn nguyên của bệnh.
Biểu hiện cúm A ở trẻ dễ bị nhầm lẫn với các bệnh lý đường hô hấp khác
Trẻ bị cúm A bao lâu thì khỏi?
Thời gian tồn tại và mức độ bệnh khi trẻ bị cúm A sẽ phụ thuộc nhiều vào sức đề kháng của trẻ cũng như thời điểm điều trị sớm hay muộn. Tuy nhiên thông thường, trẻ sẽ khỏi bệnh sau 10-15 ngày được chăm sóc và cách chữa cúm A ở trẻ em phù hợp mà không để lại biến chứng nào nghiêm trọng.
Biến chứng trẻ em bị cúm A
Cúm A hoàn toàn có thể là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến tử vong do các biến chứng như co giật do sốt cao, nhiễm trùng máu, viêm phổi, viêm màng não, viêm cơ tim,... Tỷ lệ bệnh nhân gặp phải các biến chứng khoảng 10% ở người mắc thể nặng, nhưng với trẻ em, bệnh thường diễn biến nhanh và nặng hơn so với người lớn nên phụ huynh không thể chủ quan.
Cúm A có thể dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm
Ngoài ra, một số trường hợp trẻ mắc cúm A nói riêng và siêu vi cúm nói chung không gây nên tổn thương nghiêm trọng nhưng lại tạo điều kiện để các loại vi khuẩn khác xâm nhập và tấn công cơ thể. Đó là khi virus cúm tác động đến tế bào niêm mạc đường hô hấp dưới, khiến các loại vi trùng khác có khả năng xâm nhập vào phế cầu hay một số bộ phận khác trong đường hô hấp, dẫn tới viêm phổi nặng. Hoặc gây nên các tổn thương ở não, gan, hội chứng reye ở những trẻ mắc bệnh lý tim mạch phải dùng thuốc aspirin thường xuyên do thương tác với virus cúm.
Nhóm đối tượng trẻ bị béo phì, hen suyễn, bệnh bẩm sinh, suy giảm miễn dịch, phổi tắc nghẽn mãn tính,... cũng có nguy cơ cao dẫn tới tử vong trong trường hợp bị cúm thể nặng.
Khi nào cần đưa trẻ đi viện?
Khi xuất hiện các triệu chứng cúm A ở trẻ, cha mẹ nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế để thăm khám và thực hiện các xét nghiệm cần thiết để xác định chủng virus gây bệnh. Không tự ý mua thuốc kháng sinh điều trị bởi có thể dẫn tới tình trạng kháng kháng sinh, cơ thể không đáp ứng thuốc về sau.
Trẻ mắc cúm A ở thể nhẹ sẽ được các bác sĩ cho điều trị tại nhà với chế độ chăm sóc phù hợp và sử dụng thuốc kháng theo đơn để loại bỏ virus và giảm nhẹ triệu chứng. Tuy nhiên cũng có trường hợp trẻ sẽ cần phải điều trị gấp tại bệnh viện hoặc cha mẹ cần kịp thời cho trẻ nhập viện khi điều trị tại nhà không hiệu quả và có các biểu hiện như:
- Trẻ sốt cao trên 39 độ không thể hạ sốt kể cả dùng thuốc, ngủ li bì khó đánh thức. Trẻ sốt 40 độ có khả năng co giật, sốt 41 độ C thì 100% sẽ bị co giật.
- Xuất hiện các dấu hiệu bất thường về đường hô hấp như thở nhanh, thở gấp, lồng ngực rút lõm, tay chân lạnh, môi tím tái, vật vã…
- Bỏ ăn, buồn nôn hoặc nôn trớ.
Cha mẹ cần theo dõi tình trạng bệnh của trẻ thường xuyên
Triệu chứng cúm A ở trẻ khi mắc thể nhẹ thường giống như cảm lạnh thông thường và dễ điều trị, tuy nhiên khi đã chuyển biến sang thể nặng sẽ rất nguy hiểm. Cha mẹ và người chăm sóc cần thường xuyên theo dõi sát sao trẻ khi có dấu hiệu bệnh trở nặng để đưa trẻ đi khám kịp thời. Việc tiêm phòng ngừa cúm hàng năm trước mỗi mùa dịch là hết sức cần thiết để bảo vệ con yêu, cha mẹ hãy tham khảo gói tiêm chủng tại Bệnh viện Đa khoa Phương Đông để được tư vấn.