Tìm hiểu về u sao bào: Phân loại, triệu chứng và cách điều trị

Bích Ngọc

14-04-2025

goole news
16

U sao bao hay u não tế bào hình sao là khối u não khá nguy hiểm, có thể khiến các cấu trúc xung quanh khối u bị tổn thương hoặc phá hủy, gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng. Vậy u tế bào hình sao gây ra những triệu chứng như thế nào? Có thể điều trị không? Cùng Bệnh viện Đa khoa Phương Đông tìm hiểu chi tiết qua bài viết sau. 

U sao bào là gì?

U sao bào (u não tế bào hình sao hay u sao bào não) là khối u ở não phát sinh từ các tế bào hình sao. Các tế bào sao này có nhiệm vụ sản sinh ra tế bào mô đệm hoặc mô nâng đỡ của não. Não là cơ quan chính của hệ thần kinh trung ương, được tạo thành từ các tế bào thần kinh (neuron) và các mô hỗ trợ (tế bào mô đệm). 

U não tế bào hình sao có thể xuất hiện ở nhiều vị trí khác nhau của não bộ và hệ thần kinh như tiểu não, đại não, vùng trung tâm não, tủy sống và thân não. 

Những khối u này được phân loại từ độ 1-4 dựa trên mức độ của khối u gây ảnh hưởng đến não. Có u tế bào hình sao cấp thấp và u tế bào hình sao cấp cao. Phần lớn các khối u não tế bào hình sao cấp thấp thường khu trú và phát triển chậm và ngược lại, u tế bào hình sao cấp cao phát triển rất nhanh chóng, cần có phương án điều trị phù hợp. 

U não tế bào hình sao là khối u ở não bộ xuất phát từ tế bào hình saoU não tế bào hình sao là khối u ở não bộ xuất phát từ tế bào hình sao

Phân loại u não tế bào hình sao

Dựa trên hệ thống phân loại của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), u tế bào hình sao được phân loại theo các cấp độ từ thấp đến cao (cấp 1-4). 

  • U sao bào độ 1 (u não tế bào hình sao mức độ thấp): Thường gặp ở trẻ em và thanh thiếu niên, đây là u có khả năng phát triển chậm. Loại u tế bào sao độ 1 phổ biến hơn hơn u tế bào hình sao pilocytic. 
  • U sao bào độ 2 (u não tế bào hình sao lan tỏa): Có thể gặp ở ở mọi đối tượng, ban đầu chúng phát triển khá chậm (ở mức độ thấp) nhưng sẽ tiến triển lên mức độ cao theo thời gian. Các u tế bào hình sao sẽ tiếp cận vào giữa và xung quanh các tế bào thần kinh. 
  • U sao bào độ 3 (u não tế bào hình sao mất biệt hóa): Là dạng ung thư não ác tính, chúng có khả năng lan rộng sang các phần khác của não
  • U sao bào độ 4 (u nguyên bào thần kinh đệm đa dạng): U tế bào hình sao và u nguyên bào thần kinh đệm đa dạng (GBM) là cùng một loại khối u. GBM có thể phát triển từ tế bào hình sao ở cấp độ thấp nhưng tên gọi thay đổi khi nó được phân loại cấp độ 4. Ở cấp độ 4, u não tế bào hình sao thường có các tế bào ung thư khác ở bên trong. 

Các triệu chứng thường gặp của u não tế bào hình sao

Các biểu hiện lâm sàng của u tế bào hình sao còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như vị trí của u, đặc điểm sinh học,... Tuy nhiên phụ thuộc nhiều nhất vẫn là vị trí của khối u, có một số vùng có thể chứa những khối u rất lớn trước khi gây ra các triệu chứng. Trong khi đó, có vùng não khác, ngay cả khi u nhỏ cũng gây ra triệu chứng sớm như chân tay yếu, khó nói,... 

Khối u ở cấp thấp thường có phát triển kích thước lớn trước khi gây ra những triệu chứng. Các khối u mức độ thấp có xu hướng di dời não hơn là phá hủy chúng. Ngoài ra, chúng cũng ít gây sưng và phù não so với các khối u ác tính. Một số triệu chứng thường gặp khi bị u não tế bào hình sao não bao gồm: 

  • Đau đầu kéo dài dai dẳng
  • Nhức đầu, thường nặng hơn vào buổi sáng hoặc khiến người bệnh tỉnh giấc khi đang ngủ. 
  • Nhìn đôi hoặc nhìn mờ
  • Giọng nói thay đổi bất thường
  • Suy giảm khả năng nhận thức. 
  • Yếu các chi

Người bệnh thường có những cơn đau đầu kéo dài dai dẳngNgười bệnh thường có những cơn đau đầu kéo dài dai dẳng

Nguyên nhân gây u sao bào não

Hiện nay, nguyên nhân chính xác gây ra u não tế bào hình sao não vẫn chưa được xác định. Theo một số nghiên cứu phát hiện rằng môi trường hoặc di truyền có thể là nguyên nhân và yếu tố nguy cơ gây bệnh. 

Ví dụ như tiếp xúc nhiều với bức xạ trong những năm đầu đời hoặc có một số đột biến DNA nhất định có thể tăng nguy cơ mắc bệnh. 

Xem thêm:

Tiên lượng khi mắc u tế bào hình sao

U não tế bào hình sao não là một trong những nguyên nhân phổ biến khiến người bệnh tử vong khi mắc bệnh u não. Tiên lượng của u não tế bào hình sao có thể khác nhau tùy vào phân loại:

  • Độ 1 có khả năng sống trên 10 năm
  • Độ 2 thời gian sống còn hơn 5 năm
  • Độ 3 thời gian sống khoảng 2- 5 năm
  • Độ 4 (u nguyên bào thần kinh đệm) thời gian sống khoảng 1 năm. 

Phát hiện và can thiệp điều trị sớm có thể giúp tiên lượng của người bệnh tăng. Tuy nhiên, can thiệp phẫu thuật có thể có thêm nguy cơ biến chứng do phẫu thuật. Các biến chứng của hóa trị và xạ trị cũng sẽ xuất hiện, tuy nhiên hiện nay có các loại thuốc để quan lý thích hợp các biến chứng. 

Đây là nguyên nhân phổ biến khiến người bệnh tử vongĐây là nguyên nhân phổ biến khiến người bệnh tử vong

Đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh

U não tế bào hình là u hệ thần kinh trung ương khá phổ biến ở trẻ em, chiếm khoảng 40%, các khối u hệ thần kinh trung ương của trẻ. Phần lớn các trường hợp đều trong độ tuổi từ 5-9 tuổi. Những khối u có thể ở bất kỳ vị trí nào ở não hoặc tủy sống, phổ biến nhất là ở tiểu não. 

Các đối tượng khác nhau sẽ thường mắc các loại u bào sao khác nhau. Cụ thể như:

  • Khối u độ 1 thường gặp ở trẻ em và thanh thiếu niên (dưới 20 tuổi)
  • Khối u độ 2 thường ảnh hưởng ở tuổi từ 30-40 tuổi. 
  • Khối u độ 3 thường xuất hiện ở người có độ tuổi khoảng 40 tuổi.
  • Khối u độ 4 thường gặp ở người lớn tuổi. 

Các yếu tố tăng nguy cơ mắc u não tế bào hình sao

Các yếu tố nguy cơ mắc bệnh thường là do tiếp xúc với bức xạ hoặc do di truyền, bao gồm: 

  • Xạ trị: Trẻ được chiếu xạ để dự phòng bệnh bạch cầu cấp dòng lympho có nguy cơ phát triển khối u hệ thần kinh, trong đó có u não tế bào hình sao. 
  • Hội chứng Li-Fraumeni: Thường gặp khi thay đổi trong gen TP53. Những người mắc hội chứng này có tới 90% nguy cơ mắc một hoặc nhiều loại ung thư trong đời, trong đó có u não tế bào hình sao.
  • Bệnh u xơ thần kinh loại 1 (NF1): Đây là nguyên nhân gây ra tình trạng gia tăng bất thường trong sự phát triển của tế bào do đột biến gen ngăn sự phát triển của khối u. Người mắc bệnh NF1 có thể phát triển u não tế bào hình sao khởi phát sớm, u thần kinh ngoại biên và các đốm trên da. 
  • Hội chứng Turcot: Xảy ra khi có đột biến gen ở một số gen ngăn chặn sự phát triển của khối u. Hội chứng này có liên quan đến sự phát triển polyp trong đường ruột và các khối u ở não hoặc tủy sống. 

Một số nguy cơ mắc bệnh Một số nguy cơ mắc bệnh 

Phương pháp chẩn đoán bệnh u não tế bào hình sao

Để chẩn đoán u não tế bào hình sao, bác sĩ sẽ dựa vào các triệu chứng lâm sàng của người bệnh, bệnh lý nền có thể làm suy yếu hệ thống miễn dịch. Ngoài ra, bác sĩ sẽ hỏi về tiền sử gia định, thói quen và lối sống liên quan đến u não tế bào hình sao. 

Bác sĩ sử dụng một bài kiểm tra thần kinh để chẩn đoán u não tế bào hình sao, qua đó bác sĩ có thể phát hiện bệnh nhân có những thay đổi về thị giác, thính giác, khả năng giữ thăng bằng, phối hợp, sức mạnh,... 

Ngoài ra, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện thêm các phương pháp cận lâm sàng khác như chẩn đoán hình ảnh. Qua đó, bác sĩ sẽ xác định được vị trí, loại khối u,... Hoặc bác sĩ có thể lấy mẫu khói y để sinh thiết giúp xác định loại tế bào. Cụ thể:

  • Chụp MRI: Chụp cộng hưởng từ có thể cho hình ảnh, cấu trúc rõ ràng về vị trí và loại khối u não tế bào hình sao. Thường có 2 loại MRI chính để chẩn đoán bệnh là MRI chức năng và MRI tưới máu. 
  • Chụp CT: Một số người không thể chụp MRI vì có thể gây nhiễu các thiết bị y tế được cấy ghép nên sẽ được chỉ định chụp CT giúp bác sĩ quan sát cấu trúc trong não, từ đó phát hiện khối u. 
  • Sinh thiết để chẩn đoán u thần kinh đệm: Bác sĩ sẽ thực hiện sinh thiết khối u để xác định chẩn đoán u tế bào hình sao. Sinh thiết cung cấp những thông tin cần thiết để xây dựng pháp đồ điều trị phù hợp. 

Phương pháp điều trị u não tế bào hình sao

Những người mắc u não tế bào hình sao nên được điều trị tại các bệnh viện lớn, nơi có đầy đủ các chuyên khoa như thần kinh, phẫu thuật thần kinh, vật lý trị liệu và tâm lý. Đây là những chuyên khoa quan trọng giúp tối ưu hóa quá trình điều trị và phục hồi cho bệnh nhân.

U tế bào hình sao ở người lớn phần lớn mang tính chất ác tính và cần được can thiệp ngay lập tức. Một số dạng u tiến triển nhanh có thể gây nguy hiểm đến tính mạng chỉ trong vài tuần hoặc vài tháng nếu không được điều trị kịp thời.

Các phương pháp điều trị phổ biến hiện nay bao gồm phẫu thuật, hóa trị, xạ trị hoặc xạ phẫu định vị. Trong đó, phẫu thuật là giải pháp lý tưởng nhằm loại bỏ khối u. Tuy nhiên, do đặc tính lan tỏa và xâm lấn của u não tế bào hình sao vào mô não xung quanh, việc cắt bỏ hoàn toàn thường gặp nhiều khó khăn.

Khi không thể loại bỏ toàn bộ khối u, bác sĩ phẫu thuật sẽ cố gắng lấy đi nhiều mô u nhất có thể trong phạm vi an toàn. Điều này giúp giảm áp lực nội sọ, hạn chế ảnh hưởng đến mô não lành và giảm nguy cơ co giật cũng như biến chứng.

Phẫu thuật thường là bước đầu tiên trong điều trị u tế bào hình sao, mang lại hai lợi ích quan trọng: Cung cấp mẫu mô để xác định chẩn đoán và giảm kích thước khối u, giúp tăng hiệu quả của các phương pháp điều trị bổ trợ. Quyết định chỉ sinh thiết hay cắt bỏ khối u sẽ phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe của bệnh nhân và khả năng phẫu thuật an toàn.

Phẫu thuật là phương pháp phổ biến trong điều trị u não tế bào hình saoPhẫu thuật là phương pháp phổ biến trong điều trị u não tế bào hình sao

Ngoài phẫu thuật, bác sĩ có thể áp dụng các phương pháp khác như:

  • Dùng thuốc steroid: Dexamethasone giúp giảm phù nề não do u gây ra, nhờ tác dụng nhanh và hiệu quả cao.
  • Hóa trị bằng Temozolomide (TMZ): Đây là thuốc uống có khả năng phá hủy DNA của tế bào u não tế bào hình sao, khiến chúng không thể tồn tại nếu không tự sửa chữa được. TMZ thường được chỉ định cho u độ 3, 4 và đôi khi cả độ 2 nếu không thể cắt bỏ hoàn toàn.
  • Xạ trị: Là phương pháp điều trị truyền thống có hiệu quả cao trong kiểm soát khối u, đặc biệt trong những tháng đầu sau điều trị. Xạ trị hoạt động bằng cách phá hủy DNA của tế bào u, ngăn chặn sự phát triển của chúng.
  • Thuốc chống động kinh: Levetiracetam (Keppra) thường được kê cho những bệnh nhân từng có ít nhất một cơn co giật.
  • Bên cạnh các phương pháp điều trị truyền thống, các bác sĩ còn nghiên cứu nhiều chiến lược mới nhằm kéo dài thời gian sống cho bệnh nhân, chẳng hạn như:
  • Liệu pháp nhắm mục tiêu: Dựa trên phân tích gen của khối u để tìm ra loại thuốc phù hợp nhất với từng bệnh nhân.
  • Liệu pháp miễn dịch: Kích thích hệ miễn dịch nhận diện và tiêu diệt tế bào ung thư, thông qua vaccine, tế bào miễn dịch biến đổi gen hoặc thuốc kích hoạt miễn dịch.

Bệnh u não tế bào hình sao có thể phòng ngừa không?

Hiện nay, các nhà khoa học chưa xác định được nguyên nhân cụ thể gây u não tế bào hình sao, vì vậy không có biện pháp phòng ngừa tuyệt đối. Một số hội chứng di truyền như u xơ thần kinh, xơ cứng củ, Li-Fraumeni có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh, nhưng đa số trường hợp xảy ra ngẫu nhiên, không rõ nguyên nhân.

U não tế bào hình sao là căn bệnh nguy hiểm, có thể đe dọa tính mạng. Vì vậy, nếu xuất hiện các triệu chứng nghi ngờ, người bệnh cần nhanh chóng đến bệnh viện uy tín để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Để phát hiện sớm bệnh, hàng năm nên thăm khám định kỳ 6 tháng/lần và khám tầm soát ung thư. Điều này giúp người bệnh có tiên lượng sống sót tốt hơn so với khi phát hiện khối u quá muộn. 

Thăm khám định kỳ giúp phát hiện sớm bệnh Thăm khám định kỳ giúp phát hiện sớm bệnh 

Nếu Quý khách có nhu cầu thăm khám tầm soát ung thư có thể liên hệ Bệnh viện Đa khoa Phương Đông qua Hotline 1900 1806 hoặc Đặt lịch khám để được nhân viên tư vấn và hỗ trợ nhanh chóng. 

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

23

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

19001806 Đặt lịch khám