Viêm tai giữa ứ dịch: Nguyên nhân, triệu chứng, điều trị và cách phòng ngừa

Phan Thị Hoàn

04-04-2024

goole news
16

Viêm tai giữa ứ dịch là biểu hiện của việc viêm niêm mạc tai giữa kèm theo tiết dịch trong hòm tai, dịch bị ứ phía sau một màng tai không bị thủng. Dịch trong tai giữa có thể là dạng thanh dịch, dịch nhầy hoặc keo. Nếu bệnh không được điều trị kịp thời có thể có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến thị lực của trẻ.

Viêm tai giữa ứ dịch là gì?

Viêm tai giữa ứ dịch là tình trạng viêm của niêm mạc tai giữa khi màng nhĩ bị đóng kín, dẫn đến viêm nhiễm cùng với sự tích tụ dịch trong hốc tai. Bệnh được phân loại thành 3 dạng dựa trên diễn biến của nó, bao gồm cấp tính, bán cấp và mãn tính.

Theo Bác sĩ CKI Mai Văn Nghĩa - Chuyên khoa Tai Mũi Họng tại Bệnh viện Đa khoa Phương Đông cho biết, bệnh viêm tai giữa tràn dịch có thể bị bỏ sót nếu không thực hiện kiểm tra toàn diện và cẩn thận. Tình trạng này có thể ảnh hưởng đến cả trẻ em và người lớn, tuy nhiên, nó thường phổ biến hơn ở trẻ em trong độ tuổi từ 1 đến 3.

Viêm tai giữa ứ dịch là tình trạng viêm của niêm mạc tai giữa khi màng nhĩ bị đóng kín.

Viêm tai giữa ứ dịch là tình trạng viêm của niêm mạc tai giữa khi màng nhĩ bị đóng kín.

Những nguyên nhân dẫn đến viêm tai giữa ứ dịch?

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến viêm tai giữa ứ dịch, dưới đây là những nguyên nhân phổ biến bao gồm: 

  • Bệnh nhân bị nhiễm virus cảm lạnh dẫn đến bị nhiễm trùng tai.
  • Một số khối u lân cận phát triển làm tắc vòi Eustache.
  • VA quá phát.
  • Tiếp xúc với các chất kích thích hóa học như khói thuốc lá.
  • Xạ trị trong quá trình điều trị ung thư đầu và cổ.
  • Có thể bị chấn thương vùng tai như đi máy bay hoặc lặn biển.
  • Một số trường hợp mắc hội chứng Down hoặc hở hàm ếch.

Tắc vòi nhĩ là một trong những nguyên nhân chính gây ra viêm tai giữa ứ dịch.

Tắc vòi nhĩ là một trong những nguyên nhân chính gây ra viêm tai giữa ứ dịch.

Những triệu chứng của viêm tai giữa ứ dịch

Theo Bác sĩ CKI Mai Văn Nghĩa, bệnh viêm tai giữa ứ dịch thường gặp các triệu chứng dưới đây: 

  • Nghe kém dần là triệu chứng thường gặp nhất của viêm tai giữa ứ dịch.
  • Các cơn đau tai thường kèm theo nhiễm trùng đường hô hấp trên.
  • Trẻ em và người trưởng thành có thể nhận biết được sự suy giảm thính giác.
  • Sự suy giảm hoặc mất thính giác có thể khiến người bệnh cảm thấy cần phải nghe đài hoặc vô tuyến ở mức âm lượng cao hơn bình thường, gây căng thẳng và ảnh hưởng đến chức năng nói, giao tiếp và nhận thức.
  • Người bệnh có thể cảm thấy nặng tai hoặc ù tai khi nuốt và đau mắt cũng có thể là một triệu chứng.
  • Màng nhĩ có thể trải qua các thay đổi khác nhau, bao gồm màng nhĩ có màu hổ phách hoặc xám và có biểu hiện co rút từ nhẹ đến nặng.
  • Khi ứ dịch tích tụ trong hốc nhĩ, màng nhĩ có thể không di động trong quá trình kiểm tra và có thể thấy được mức dịch khí hoặc bọt khí qua màng nhĩ.

Nghe kém là triệu chứng thường gặp nhất của viêm tai giữa ứ dịch.

Nghe kém là triệu chứng thường gặp nhất của viêm tai giữa ứ dịch.

Biến chứng viêm tai giữa ứ dịch

Viêm tai giữa ứ dịch không được điều trị hiệu quả có thể dẫn đến tình trạng mãn tính. Sự kéo dài của tình trạng ứ dịch và nhiễm trùng tái phát không chỉ gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng ở người lớn mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển và hành vi ở trẻ nhỏ.

Viêm tai giữa ứ dịch ở trẻ em

  • Học tập kém.
  • Rối loạn khi đọc.
  • Chậm phát triển về lời nói và ngôn ngữ.
  • Khó khăn trong việc giáo dục.
  • Co thể gặp một số vấn đề về các hành vi.

Viêm tai giữa ứ dịch ở người lớn

  • Biến dạng màng nhĩ. 
  • Hoại tử xương con.
  • Xo nhĩ. 
  • U hạt cholesterol, cholesteatoma.
  • Sự suy giảm tiếp nhận âm thanh bởi thần kinh.

Viêm tai giữa ứ dịch thường gặp ở trẻ em hơn người lớn.

Viêm tai giữa ứ dịch thường gặp ở trẻ em hơn người lớn.

Chẩn đoán viêm tai giữa ứ dịch bằng phương pháp nào?

Dưới đây là các phương pháp mà bác sĩ có thể sử dụng để chẩn đoán viêm tai giữa ứ dịch:

Nội soi tai

  • Sử dụng đèn soi tai hoặc máy nội soi để phát hiện các thay đổi trong màng nhĩ, như màng nhĩ có màu hổ phách hoặc vàng đục, tăng sinh mạch máu của đầu búa, hiện tượng co rút, màng căng có dạng túi, màng nhĩ trong suốt bất thường.
  • Kiểm tra hòm nhĩ để xác định có dịch hay không, mức nước hơi, hoặc dịch tai có xuất hiện bọt khí.
  • Quan sát màng nhĩ để xác định màu xanh đặc biệt trong trường hợp viêm tai giữa tiết dịch nhầy.

Đo nhĩ lượng 

  • Có thể sử dụng phương pháp kiểm tra di động của màng nhĩ để xác định có dịch trong tai giữa. 
  • Đây là một bước kiểm tra khách quan và đáng tin cậy nhất để chẩn đoán viêm tai giữa ứ dịch ở mọi độ tuổi. 
  • Ngoài ra, phương pháp này cũng hữu ích trong việc sàng lọc và theo dõi tiến trình điều trị.

Đo thính lực

  • Đo thính lực là một phương pháp đánh giá mức độ nghiêm trọng của viêm tai giữa ứ dịch ở trẻ em từ 4 tuổi trở lên và người trưởng thành. 
  • Phương pháp này cũng thường được sử dụng để theo dõi sự tiến triển và hiệu quả của quá trình điều trị. 
  • Trong trường hợp viêm tai giữa ứ dịch nhẹ, suy giảm trung bình của thính lực là khoảng 23dB, mức độ trung bình là 29dB, và mức độ nặng là 34dB.

Xem thêm:

Cách điều trị viêm tai giữa ứ dịch

Phác đồ điều trị viêm tai giữa ứ dịch cần được cá nhân hóa, dựa vào các yếu tố như thời gian mắc bệnh, các tác nhân gây bệnh, mức độ nghiêm trọng của trình trạng nghe kém.

Trong trường hợp viêm tai giữa nhẹ và không biến chứng, việc sử dụng các loại thuốc để điều trị bảo tồn là phù hợp. 

Tuy nhiên, đối với trường hợp viêm tai giữa mãn tính hoặc tái phát nhiều lần, cùng với suy giảm nghiêm trọng của thính lực có ảnh hưởng đến ngôn ngữ và lời nói, phẫu thuật có thể là lựa chọn cần thiết và cần được xem xét sớm đặc biệt là đối với trẻ em.

Điều trị bảo tồn

Thuốc kháng sinh 

Trong trường hợp viêm tai giữa ứ dịch mãn tính, việc sử dụng kháng sinh kéo dài có thể hỗ trợ trong việc quản lý tình trạng nhiễm trùng.

Thuốc kháng histamin và thuốc thông mũi

Thuốc kháng histamin và thuốc thông mũi là hai phương pháp điều trị phổ biến cho viêm tai giữa ứ dịch. Có thể sử dụng một loại thuốc đơn lẻ hoặc kết hợp cả hai loại để giảm tắc nghẽn của vòi Eustachio.

Thuốc loãng dịch nhầy

Trong trường hợp viêm tai giữa ứ dịch có mủ, việc sử dụng thuốc loãng dịch nhầy mang lại nhiều lợi ích bằng cách hỗ trợ thanh thải dịch qua vòi Eustachio.

Thuốc steroid

Trong trường hợp viêm tai giữa ứ dịch được xác định có nguyên nhân từ dị ứng, thuốc steroid có thể được bác sĩ chỉ định cho người bệnh.

Cách chữa viêm tai giữa ứ dịch bằng sử dụng kháng sinh kéo dài có thể hỗ trợ quản lý nhiễm trùng.

Cách chữa viêm tai giữa ứ dịch bằng sử dụng kháng sinh kéo dài có thể hỗ trợ quản lý nhiễm trùng.

Điều trị bằng phương pháp phẫu thuật 

Phẫu thuật nạo VA

Phẫu thuật nạo VA hoặc kết hợp với việc đặt ống thông khí là một phương pháp phổ biến trong điều trị viêm tai giữa ứ dịch. Nếu như trong trường hợp có bằng chứng về phì đại VA hoặc nhiễm trùng khu trú, phẫu thuật nạo VA có thể giúp cải thiện thính lực hiệu quả cho người bệnh.

Đặt ống thông khí

Phương pháp đặt ống thông khí được xem là phẫu thuật hiệu quả nhất cho viêm tai giữa ứ dịch, thường được sử dụng trong các trường hợp viêm tai giữa mãn tính và không đáp ứng với phương pháp điều trị bảo tồn. Chức năng chính của phương pháp này là tạo lối thông khí cho tai giữa, giúp giảm ứ dịch trong tai giữa.

Thông thường thủ thuật đặt ống thông khí thường được thực hiện ở góc phần tư phía dưới của màng nhĩ. Nếu ống thông được đặt đúng cách, thường sẽ duy trì vị trí trong khoảng 6-12 tháng trước khi tự nhiên rơi ra. Trong phương pháp điều trị này, không cần kết hợp sử dụng thuốc kháng sinh.

Thủ thuật và phẫu thuật khác

Khi viêm tai giữa ứ dịch gây ra các biến chứng, có thể áp dụng các phương pháp phẫu thuật như mở xoang hoặc mở xương chũm.

Phòng ngừa viêm tai giữa ứ dịch như thế nào?

Trong việc phòng ngừa viêm tai giữa ứ dịch, Bác sĩ khuyên mọi người nên tuân thủ các biện pháp sau:

  • Giữ vệ sinh tai khô ráo và sạch sẽ, tránh để nước, dị vật, côn trùng chui vào tai.
  • Tránh tiếp xúc với các bệnh về tai, mũi, họng, đặc biệt là bệnh viêm amidan, viêm VA, viêm xoang.
  • Cần phòng tránh các bệnh lây truyền như cảm cúm và các bệnh khác có thể gây viêm tai giữa.
  • Khi có triệu chứng bất thường ở tai, mũi, họng, nếu không khỏi sau một tuần, cần đến bệnh viện thăm khám chuyên khoa, đặc biệt là ở trẻ em.
  • Hạn chế việc lấy ráy tai bằng các vật cứng, đặc biệt là lấy ráy ở các tiệm cắt tóc vì có thể tăng nguy cơ lây nhiễm các mầm bệnh và gây tổn thương tai dẫn đến nhiễm trùng.

Viêm tai giữa ứ dịch bao lâu thì khỏi?

Tùy vào mỗi bệnh nhân viêm tai giữa ứ dịch có thể có các diễn biến khác nhau. Thông thường, viêm tai thanh dịch có thể tự khỏi trong khoảng từ 10-20 ngày hoặc sau khi được điều trị đúng, khả năng nghe có thể được phục hồi. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, dù đã được điều trị đúng theo phác đồ, viêm tai thanh dịch vẫn có thể tái phát.

Hy vọng qua bài viết trên đã giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về viêm tai giữa ứ dịch từ nguyên nhân, triệu chứng, điều trị và cách phòng ngừa. Với những thông tin hữu ích này chắc chắn sẽ giúp các bạn phòng ngừa bệnh một cách hiệu quả.

Nếu còn có bất cứ thắc mắc gì về bệnh viêm tai giữa ứ dịch, hãy liên hệ ngay tới Bệnh viện Đa khoa Phương Đông qua hotline 19001806 hoặc để lại thông tin tại ddặt lịch khám được tư vấn và đặt lịch nhanh chóng. Phương Đông luôn sẵn sàng phục vụ quý khách.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

120

Bài viết hữu ích?

Đăng ký tư vấn

Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

Bác sĩ CKII

NGUYỄN THỊ THU YẾN

Trưởng Liên Chuyên khoa Mắt - TMH - RHM
19001806 Đặt lịch khám