Nồng độ Ure máu tăng có sao không? Có bị suy thận không?

Ngọc Anh

10-07-2024

goole news
16

Ure máu tăng hay chính xác hơn là chỉ số ure trong máu tăng cao là cảnh báo cho các nguy cơ suy thận mạn, xuất huyết tiêu hoá,.... Tuy nhiên, không phải lúc nào nồng độ ure máu bất thường cũng đến từ các nguyên nhân này mà có thể liên quan đến chế độ dinh dưỡng, bị ngộ độc, tác dụng phụ từ thuốc,... Cùng Bệnh viện Đa khoa Phương Đông theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu chi tiết về tình trạng này nhé!

Chỉ số ure trong máu là gì? Thế nào là ure máu cao?

Ure là sản phẩm cuối cùng của quá trình chuyển hóa protein từ thức ăn như thịt, cá trứng, sữa,... trong cơ thể. Được xử lý bởi các axit amin trong dạ dày, ure được hình thành và đưa vào trong máu. Vì đây là chất độc còn lại sau quá trình chuyển hóa, ure hoà vào trong máu và được đưa đến thận để lọc và bài tiết ra ngoài qua nước tiểu. Mọi sự bất thường như chỉ số ure máu tăng, ure máu giảm,... đều được đánh giá qua xét nghiệm ure máu (BUN).

(Hình 1- Đường đi của ure từ dạ dày> máu> gan> thận)

(Hình 1- Đường đi của ure từ dạ dày> máu> gan> thận)

Căn cứ vào khả năng lọc ure khỏi máu của thận mà xét nghiệm ure máu còn được các bác sĩ sử dụng để đánh giá chức năng hoạt động của thận. Thận lọc thải càng tốt thì chỉ số ure trong máu càng cao và ngược lại. 

Mức ure máu bình thường thường dao động trong khoảng 2,5 - 7,5 mmol/L. Khi chỉ số ure máu vượt quá 7,5 mmol/L, được xem là ure máu cao. (Theo Bệnh viện TW Quân đội 108)

Tại sao chỉ số ure máu tăng ?Ure máu tăng trong trường hợp nào?

Định lượng ure máu thay đổi dựa vào rất nhiều lý do. Nhưng thông thường, chỉ số ure máu tăng thường xảy ra ở bệnh nhân suy thận, người ăn quá nhiều chất đạm hoặc bệnh nhân uống quá ít nước trong ngày. Trường hợp nồng độ ure máu thấp hiếm thấy hơn, có thể phát hiện ở bệnh nhân mắc bệnh về gan, suy dinh dưỡng,... Sau đây là các trường hợp chỉ số ure máu tăng ứng với các lý do cụ thể:

Chỉ số ure máu tăng do suy thận cấp hoặc suy thận mạn

Hội chứng tăng ure máu trong suy thận mạn là một trong những lý do giải thích cho tình huống này. Nếu thận khả năng lọc máu của thận bị suy giảm hoặc mất đi thì chất độc sẽ tích tụ trong cơ thể, trong đó hàm lượng ure trong máu sẽ có xu hướng cao bất thường.

(Hình 2- Nồng độ ure máu tăng cao thay đổi theo từng giai đoạn suy thận)

(Hình 2- Nồng độ ure máu tăng cao thay đổi theo từng giai đoạn suy thận)

Nếu hội chứng tăng ure máu trong suy thận mạn tính xuất hiện thì đây là lời cảnh báo về thận đã và đang bị tổn thương nặng. Tình trạng này có thể gặp ở giai đoạn cuối của bệnh suy thận. Khi đó, bệnh nhân sẽ phải đối mặt với các biến chứng nghiêm trọng như:

  • Rối loạn điện giải làm tăng kali máu có thể dẫn đến ngừng tim, gây tử vong
  • Vôi hoá mạch máu do tích tụ chất độc
  • Nhiễm trùng máu, máu nhiễm axit
  • Giảm hồng cầu khiến người bệnh bị thiếu máu, khiếm khuyết chức năng hồng cầu
  • Huyết áp cao
  • Cường cận giáp do nồng độ canxi, photpho tăng 
  • Phù phổi, tràn dịch màng tim
  • Giảm chức năng não, biến chứng thần kinh,...

Hội chứng này có nguy cơ cao hơn ở các đối tượng bị bệnh tiểu đường, huyết áp cao, viêm cầu thận, thận đa nang,... Một số dấu hiệu có thể nhận biết khi bệnh nhân có chỉ số ure máu tăng do bệnh suy thận bao gồm:

  • Thường xuyên cảm thấy buồn nôn, mệt mỏi, chán ăn, chuột rút ở chân và có sự thay đổi về mặt tinh thần
  • Có cảm giác khát nước nhiều hơn và có sự thay đổi thị giác
  • Da khô, ngứa ngáy
  • Thay đổi về tóc, móng
  • Hơi thở có mùi hôi hoặc miệng có vị kim loại

(Hình 3- Da khô, ngứa ngáy là một trong số các biểu hiện của suy thận)

(Hình 3- Da khô, ngứa ngáy là một trong số các biểu hiện của suy thận)

Chỉ số ure máu tăng do chế độ dinh dưỡng

Trên thực tế, ure máu tăng cao không hoàn toàn là do chức năng thận mà còn chịu ảnh hưởng bởi chế độ dinh dưỡng. Một số người có thói quen ăn nhiều thịt, cá, trứng, sữa,... sẽ có chỉ số này cao hơn người bình thường. Do đó, cùng với xét nghiệm BUN, bác sĩ sẽ yêu cầu bệnh nhân thực hiện xét nghiệm creatinin máu - chất độc được thải hoàn toàn bởi thận để loại trừ các nguyên nhân về thận. 

(Hình 4- Ăn quá nhiều đạm động vật cũng khiến tỷ lệ ure máu tăng cao bất thường)

(Hình 4- Ăn quá nhiều đạm động vật cũng khiến tỷ lệ ure máu tăng cao bất thường)

Bên cạnh đó, những người không uống đủ 1,5 - 2 lít nước/ ngày cũng có thể khiến ure kẹt trong cơ thể, kết quả xét nghiệm ure máu cao bất thường.

Chỉ số ure máu tăng do xuất huyết tiêu hoá

Cơ chế tăng ure máu trong xuất huyết tiêu hóa được giải thích như sau. Trải qua tai nạn, chấn thương va chạm khiến các động mạch vành trực tràng hoặc dạ dày của bệnh nhân bị tổn thương hoặc vỡ ra. Lúc này, tình trạng chảy máu trong ở các cơ quan tiêu hoá (xuất huyết tiêu hoá) xảy ra, lượng máu trong cơ thể giảm đột ngột. 

(Hình 5 - Xuất huyết tiêu hoá cũng có thể là nguyên nhân của ure máu tăng cao)

(Hình 5 - Xuất huyết tiêu hoá cũng có thể là nguyên nhân của ure máu tăng cao)

Áp lực máu thấp, lượng máu đến thận không đủ để lọc khiến ure bị tích tụ lại trong cơ thể. Nếu phát hiện nồng độ ure máu tăng cao do xuất huyết tiêu hoá thì các bác sĩ sẽ xác định mức độ nghiêm trọng của bệnh cảnh và đưa ra phương án cấp cứu phù hợp.   

Chỉ số ure máu tăng do các nguyên nhân khác

Theo các bác sĩ chuyên khoa, bất thường chỉ số ure máu tăng cao còn có thể xảy ra trong các trường hợp:

  • Bị ngộ độc thuỷ ngân do môi trường
  • Tắc nghẽn đường niệu đạo, vô niệu, thiểu niệu
  • Tăng dị hoá protein bởi sốt, nhịn đói suy dinh dưỡng, bỏng, bệnh lý u tân sinh
  • Tác dụng phụ từ thuốc chống trầm cảm, thuốc lợi tiểu, kháng sinh, thuốc cản quang,...

Xét nghiệm phát hiện chỉ số ure trong máu tăng có sao không?

Câu trả lời là: "Có"

Đây là ảnh hưởng nghiêm trọng, ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến sức khỏe của bệnh nhân như:

  • Tim mạch: mạch nhỏ, đập nhanh, tăng huyết áp, có thể gây trụy mạch, đe dọa đến tính mạng
  • Thần kinh: Chóng mặt, đau đầu, mất ngủ, mơ màng, nói mê, hôn mê, co giật,...
  • Tiêu hoá: Đầy bụng, chướng hơi, lưỡi đen, loét niêm mạc họng và miệng, buồn nôn, tiêu chảy,...
  • Hô hấp: Rối loạn nhịp thở, hôn mê theo hơi thở chậm và yếu
  • Thân nhiệt giảm
  • Huyết học: Thiếu máu,...

(Hình 6 -Bạn phải lập tức được điều trị ngay khi phát hiện nồng độ ure trong máu tăng cao)

(Hình 6 -Bạn phải lập tức được điều trị ngay khi phát hiện nồng độ ure trong máu tăng cao)

Triệu chứng khi nồng độ ure máu tăng cao 

Bạn có thể tham khảo các dấu hiệu của chỉ số ure máu tăng cao như sau:

  • Ăn không ngon miệng, hay bị chướng bụng đầy hơi, hoa mắt chóng mặt, tiêu chảy, đau và chướng bụng
  • Buồn nôn hoặc nôn
  • Sốt hoặc thân nhiệt giảm
  • Da nhợt nhạt, dễ bầm tím không do ca chạm hoặc không rõ nguyên nhân
  • Cơ thể cảm thấy mệt mỏi
  • Biểu hiện khó thở
  • Chảy máu bất thường như chảy máu cam, chảy máu võng mạc, chảy máu dưới da,...
  • Tăng huyết áp
  • Tiểu ít, tiểu khó hoặc nước tiểu lẫn máu
  • Sưng phù chân, nhất là vùng bàn chân hoặc mắt cá chân, Một vài trường hoặc bị sưng ở bàn tay, mặt và có thể sưng ở toàn bộ cơ thể
  • Các ca nặng người bệnh có thể bị lú lẫn, co giật, đột quỵ

Cách điều trị hội chứng tăng ure máu

Dựa vào nguyên nhân khiến chỉ số ure máu tăng cao, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn:

  • Điều trị các bệnh lý liên quan theo phác đồ điều trị bệnh lâu dài, dứt điểm
  • Điều chỉnh chế độ ăn uống khoa học, cân bằng lượng protein dung nạp vào cơ thể và nghỉ ngơi hợp lý
  • Thực hiện theo chế độ nghỉ ngơi hợp lý, tránh thức khuya, ngủ thiếu giấc,...
  • Không sử dụng các loại thuốc có thể làm tăng định lượng ure trong máu

Mặc dù tình trạng ure trong máu tăng cao không phải lúc nào cũng là dấu hiệu của bệnh lý. Tuy nhiên, cách tốt nhất là bạn nên đến Bệnh viện uy tín để được thăm khám và chẩn đoán kịp thời. 

Khám Ngoại tại Bệnh viện Đa khoa Phương Đông

Khoa Ngoại Bệnh viện Đa khoa Phương Đông được nhiều bệnh nhân lựa chọn là nơi khám bệnh, điều trị và theo dõi các bệnh liên quan đến đường tiết niệu tại Hà Nội. Không chỉ điều trị thành công cho các ca bệnh thông thường, các bác sĩ của Bệnh viện đã mang lại niềm vui cho bệnh nhân và gia đình ngay cả trong những ca khó. 

Anh Nguyễn Viết Quang - Bố của bệnh nhi (SN 2022, Hà Nội) cho biết: “Từ ngày điều trị đến nay thì đã được 2 tuần rồi. Khi về nhà trộm vía là bé cũng ăn được nhiều hơn, chơi cũng ngoan nên gia đình rất là mừng. Gia đình cũng rất cảm ơn các bác sĩ của Bệnh viện Đa Khoa Phương Đông vì đã tận tình chăm sóc và chữa cho cháu vì trường hợp của cháu còn khá lá nhỏ”.

(Hình 7 - Các bác sĩ của Bệnh viện Đa khoa PĐ trong ca mổ nội soi tán sỏi)

(Hình 7 - Các bác sĩ của Bệnh viện Đa khoa PĐ trong ca mổ nội soi tán sỏi)

Được biết, trường hợp này đã được VTV1 đưa tin là trường hợp bệnh nhi nhỏ tuổi nhất Việt Nam nhưng đã mắc sỏi niệu quản với kích thước lớn. Đây là trường hợp vô cùng hiếm gặp. Để giải quyết được viên sỏi 4mm - kích thước được cho là rất lớn với độ tuổi và cấu trúc cơ thể của bệnh nhân 17 tháng tuổi nên không thể dùng thuốc, các bác sĩ của Bệnh viện đã tiến hành nội soi tán ngược dòng bằng laser cho bé. 

Chỉ trong vòng chưa đầy nửa giờ đồng hồ bằng phương pháp này, ca phẫu thuật đã thành công tán sỏi ra ngoài cơ thể, không xâm lấn, không đau đớn, không để lại sẹo và phục hồi rất nhanh chóng!

Có thể nói, tình trạng chỉ số ure máu tăng là trường hợp rất nguy hiểm, cần được điều trị sớm nhất có thể theo phác đồ phù hợp. Để tránh các rủi ro sức khỏe bất ngờ ập đến, bạn hãy chủ động thăm khám sức khỏe thường xuyên để theo dõi và phát hiện các bệnh lý có thể mắc phải.

735

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

19001806 Đặt lịch khám