Vảy phấn hồng: Nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp điều trị

Bích Ngọc

04-04-2024

goole news
16

Vảy phấn hồng là một bệnh lý về da liễu, khi mắc bệnh sẽ xuất hiện các nốt sần và các mảng đỏ trên khắp cơ thể. Đây là một bệnh lành tính nhưng cũng có thể gây ra nhiều ảnh hưởng đến cuộc sống. Vậy nguyên nhân gây bệnh và cách điều trị như thế nào? Qua bài viết này, Bệnh viện Đa khoa Phương Đông sẽ chia sẻ những thông tin về bệnh dưới đây

Tìm hiểu về vảy phấn hồng

Vảy phấn hồng là một trong bệnh về da liễu khá phổ biến, bệnh có thể xuất hiện ở nhiều độ tuổi khác nhau nhưng độ tuổi dễ mắc bệnh thường trong độ tuổi từ 10- 35 tuổi, trong đó tỷ lệ nữ giới mắc bệnh nhiều hơn nam giới. 

Khi bị bệnh, trên cơ thể người bệnh sẽ phát ban những đốm tròn hoặc hình bầu dục ở mặt, ngực, bụng,... gây khó chịu, ngứa ngáy. Những đốm đỏ này còn được gọi khác là bản huy hiệu.

Mỗi vết đốm có kích thước khoảng từ 1- 10cm, sau một khoảng thời gian, các đốm này xuất hiện nhiều hơn. 

Đây là bệnh về da liễu không gây lây nhiễm và có thể tự khỏi. 

Vảy phấn hồng là bệnh về da liễu không lây nhiễm và có thể tự khỏiVảy phấn hồng là bệnh về da liễu không lây nhiễm và có thể tự khỏi

Triệu chứng và dấu hiệu của bệnh vảy phấn hồng

Khi mắc bệnh, người bệnh có dấu hiệu xuất hiện những mảng đỏ lớn, có vảy. Người bệnh có thể có một số triệu chứng điển hình khác như: 

  • Bệnh mới khởi phát, người bệnh sẽ cảm thấy mệt mỏi, sốt, cảm thấy chán ăn,... Lúc này, trên da có tình trạng xuất hiện những vùng da bị tổn thương và những mảng da có màu hồng (mảng báo trước), có kích thước to nhỏ khác nhau.
  • Xung quanh tổn thương có màu hồng tươi, ở giữa có màu nhạt hơn và nhăn nheo, có lớp vảy da dính vào ở phía ngoài giữa hai vùng cách biệt.
  • Sau đó, chúng bắt đầu lan ra trên toàn cơ thể của người mắc bệnh. Biểu hiện này thường diễn ra trong khoảng vài giờ đến vài tháng sau khi xuất hiện những mảng báo trước. Các phát ban nhỏ, nhiều, có hình dạng giống các mảng báo trước, thường tập trung theo đường cong trên da (giống hình cây thông), sần đỏ và không có vảy. Những tổn thương này thường bắt đầu từ ngực sau đó lan rộng ra cổ, tay và đùi của người bệnh. 
  • Người bệnh thường cảm thấy ngứa khoảng 75% và 25% bệnh cảm thấy ngứa nhiều. 
  • Trong đó, có khoảng 20% người bệnh không có những triệu chứng trên. Những vết phát ban thường có nhiều hình dạng và tổn thương khác nhau: nổi sần đỏ, mề đay, mụn nước, ban xuất huyết,...

Người bệnh khi mắc vảy phấn hồng sẽ phát ban những đốm đỏ hình tròn hoặc hình bầu dục trên cơ thể.Người bệnh khi mắc vảy phấn hồng sẽ phát ban những đốm đỏ hình tròn hoặc hình bầu dục trên cơ thể.

Nguyên nhân bị vảy phấn hồng

Hiện nay, nguyên nhân gây ra bệnh vẫn chưa được xác định chính xác. Theo một số nghiên cứu cho thấy rằng, bệnh này có thể là do nhiễm virus, trong đó là do chủng virus herpes. Dưới đây là một số nguyên nhân cũng thể gây ra bệnh: 

Nhiễm trùng, nhiễm khuẩn

Vảy phấn hồng có thể coi là một dạng phát ban do virus gây ra, một số chủng như: human herpesvirus, parvovirus. Theo một số nghiên cứu chỉ ra rằng, bệnh này có liên quan đến các chủng virus trên. Người mắc bệnh suy giảm hệ miễn dịch có tỉ lệ mắc bệnh cao hơn so với người bình thường

Bệnh vảy nến phấn hồng thường liên quan khá nhiều đến tình trạng nhiễm khuẩn. Các vi khuẩn như pneumoniae, chlamydia, mycoplasma pneumoniae,... cũng là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh. 

Do các loại thuốc

Một số loại thuốc có thể gây ra phát ban giống vảy phấn hồng như: Captopril, bismuth,..

Các yếu tố nguy cơ khác

Người mắc bệnh viêm da tiết bã, mụn trứng cá, tiếp xúc với vải gây kích ứng,... Đây có thể là một trong những yếu tố gây ra bệnh. 

Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh vảy phấn hồngCó nhiều nguyên nhân gây ra bệnh vảy phấn hồng

Phương pháp điều trị bệnh vảy phấn hồng

Hầu hết, người mắc bệnh vảy phấn hồng có thể tự khỏi trong khoảng từ 4-10 tuần. Nếu sau đó bệnh không hết mà gây ra khó chịu, ngứa ngáy thì lúc này người bệnh nên đến bác sĩ để điều trị. Một số phương pháp chữa bệnh phổ biến như:

Điều trị bằng thuốc

Có một số loại thuốc mà bác sĩ có kể kê thuốc để làm giảm các triệu chứng như: Kem dưỡng da, kem mềm da, kem dịu da, kem có chứa corticosteroid,...

Trong một vài trường hợp, bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng thuốc khác histamin dạng uống hoặc kê đơn thuốc chứa corticosteroid mạnh hơn, thuốc kháng virus,....để giảm các triệu chứng của bệnh và rút ngắn thời gian phát ban. 

Liệu trình ánh sáng

Phương pháp điều trị vảy phấn hồng bằng liệu trình ánh sáng tia cực tím (UV) khi bệnh đã trở nên nghiêm trọng, tình trạng phát ban chiếm phần lớn trên cơ thể và thời gian mắc bệnh kéo dài. Người bệnh sẽ được chiếu tia UVB dải hẹp để làm giảm và làm mờ vết ban đỏ. Liệu trình sẽ kéo dài 1-2 tuần, mỗi tuần chiếu tia trong 5 buổi.

Sử dụng thuốc bôi tại chỗ trong quá trình điều trị bệnh vảy phấn hồngSử dụng thuốc bôi tại chỗ trong quá trình điều trị bệnh vảy phấn hồng

Để giảm những triệu chứng của bệnh, người mắc bệnh nên tắm với nước ấm, tránh hoạt động toát nhiều mồ hôi. Nghỉ ngơi ở điều kiện nhiệt độ mát, thoáng khí. 

Mỗi người bệnh sẽ có những triệu chứng khác nhau, vì vậy bác sĩ sẽ có phương án điều trị khác nhau cho từng người bệnh. 

Vảy phấn hồng có những đặc điểm thường dễ gây nhầm lẫn với một số bệnh lý da liễu khác. Vì vậy, để đảm bảo bệnh nhanh chóng được chữa khỏi, người bệnh hãy đến gặp bác sĩ khi xuất hiện biểu hiện nổi mẩn, phát ban,...

Xem thêm: 

Các câu hỏi thường gặp

Vảy phấn hồng có để lại sẹo không?

Các mảng vảy phấn hồng sẽ dần biến mất và lành lại sau một vài tuần nếu điều trị đúng cách và không để lại sẹo.

Vảy phấn hồng kiêng ăn gì?

Khi mắc bệnh, người mắc bệnh nên kiêng các thực phẩm sau để nhanh chóng khỏi bệnh: 

  • Gia vị cay, nóng: Các thực phẩm có vị cay như ớt, mù tạt,... sẽ khiến cho thân nhiệt tăng cao dẫn đến tăng cảm giác ngứa. 
  • Hải sản: Các thực phẩm như: tôm, cua, mực,... có thể gây dị ứng. 
  • Kiêng thịt đỏ và các thực phẩm chế biến: Chúng có chứa axit béo không bão hoà có thể tổn thương các mảng vảy phấn hồng. 
  • Các chất kích thích: Không sử dụng các loại chất kích thích, rượu bia, thuốc lá,... khiến cho tế bào lympho T tăng sinh tế bào chết, tạo nhiều vảy hơn.
  • Thực phẩm chứa nhiều gluten: Các thực phẩm như mì gói, mì ống, lúa mì,..

Vảy phấn hồng bao lâu mới khỏi?

Bệnh vảy phấn hồng thường tự khỏi trong khoảng 3 hoặc 8 tuần, muộn hơn là 12 tuần. Nếu sau đó bệnh không hết hoặc vẫn còn tình trạng ngứa ngáy, khó chịu thì nên đi gặp bác sĩ để chữa trị. Đây là bệnh lành tính ngoài da nên không để lại sẹo và thường không tái phát. 

Vảy phấn hồng có lây không?

Trong hầu hết các trường hợp mắc bệnh vảy phấn hồng thường vô hại, không lây nhiễm và có thể tự khỏi. 

Đây là một bệnh lý về da liễu thường khá phổ biến, người bệnh xuất hiện những đốm phát ban màu đỏ gây ngứa. Bệnh này không lây nhiễm và tự khỏi sau một khoảng thời gian. Nếu có tình trạng ngứa nhiều, thời gian mắc bệnh dài thì người bệnh nên đến thăm khám tại các cơ sở y tế để được chữa dứt điểm bệnh. 

Vảy phấn hồng không lây nhiễm và có thể tự khỏi sau một khoảng thời gian mắc bệnhVảy phấn hồng không lây nhiễm và có thể tự khỏi sau một khoảng thời gian mắc bệnh

Qua bài viết này, Bệnh viện Đa Khoa Phương Đông hy vọng đã cung cấp những thông tin hữu ích cho bạn đọc. Qua đó, chủ động điều trị để bảo vệ sức khoẻ và không gây ảnh hưởng đến tâm lý. Bệnh viện Đa khoa Phương Đông là cơ sở y tế điều trị bệnh vảy phấn hồng uy tín, được nhiều người bệnh lựa chọn. Bởi đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghiệm cùng với trang thiết bị khám chữa bệnh hiện đại, đảm bảo điều trị bệnh đem đến hiệu quả cao nhất. 

Để đặt lịch khám và điều trị bệnh vảy phấn hồng, bệnh nhân có thể liên hệ hotline 19001806 để được đội ngũ của Bệnh viện Đa khoa Phương Đông hỗ trợ kịp thời.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

293

Bài viết hữu ích?

Đăng ký tư vấn

Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

19001806 Đặt lịch khám