Viêm amidan cấp tính ở trẻ em là một trong sốc các bệnh lý đường hô hấp phổ biến nhất, đặc biệt khi thời tiết thay đổi hoặc sức đề kháng kém. Dù là bệnh thường gặp nhưng nếu không chăm sóc đúng cách, bệnh có thể gây ra các biến chứng sức khoẻ như viêm amidan mạn tính, viêm tai giữa,...
Viêm amidan cấp ở trẻ em là gì?
Viêm amidan cấp ở trẻ em là tình trạng sưng viêm xảy ra đột ngột tại hai mô nằm ở hai bên họng, thường gặp ở trẻ từ 3 đến 15 tuổi. Bệnh xuất hiện quanh năm, nhưng dễ bùng phát hơn vào mùa lạnh – thời điểm bé dễ mắc các bệnh đường hô hấp.
Amidan được biết đến là cơ quan miễn dịch tại chỗ. Nhưng nếu bộ phận này bị tấn công quá mức, amidan không thể chống lại sự tấn công của vi khuẩn, trở nên viêm. Bệnh có các dấu hiệu dễ nhận thấy là đau họng, sốt cao (38–39°C), khó nuốt, hôi miệng, amidan sưng đỏ, đôi khi có đốm trắng hoặc mủ. Trẻ nhỏ có thể quấy khóc, bỏ ăn, nói giọng mũi hoặc nổi hạch cổ.
Trên thực tế, viêm amidan cấp ở trẻ em rất dễ nhầm lẫn với các bệnh lý viêm đường hô hấp khác. Do đó, cha mẹ cần chủ động đưa bé đến Bệnh viện uy tín để được chẩn đoán kịp thời.

Viêm amidan cấp ở trẻ em là gì?
Bệnh có thể do virus hoặc vi khuẩn gây ra. Nếu nguyên nhân là vi khuẩn, đặc biệt là liên cầu khuẩn nhóm A, trẻ cần được dùng kháng sinh theo chỉ định. Trường hợp do virus, điều trị chủ yếu là giảm triệu chứng và chăm sóc tại nhà.
Dấu hiệu nhận biết sớm bệnh viêm amidan cấp tính ở trẻ em
Nhìn chung, bệnh xuất hiện với các triệu chứng khó rõ ràng như:
- Sốt cao từ 38–39°C
- Đau họng, quấy khóc, bỏ ăn, khó nuốt
- Mệt mỏi, chán ăn
- Nước tiểu đậm màu, đi tiểu ít hoặc bị táo bón
- Đau rát họng, đau nói lên tai
- Viêm mũi, chảy nước mũi nhiều
- Amidan sưng đỏ, đôi khi có đốm trắng hoặc mủ bám trên bề mặt.
Ngoài ra, một số biểu hiện khác cũng thường gặp như: trẻ nói giọng mũi, hơi thở có mùi hôi, nổi hạch vùng cổ. Với các bé nhỏ hơn, dấu hiệu đầu tiên thường là bú kém, quấy khóc bất thường hoặc bỏ bú.

Sốt cao cũng là một trong số những biểu hiện của viêm amidan cấp tính
Nguyên nhân gây viêm amidan cấp ở trẻ em
Như đã nhắc đến ở trên, viêm amidan cấp ở trẻ em thường xảy ra do hai nhóm nguyên nhân chính: vi khuẩn và virus.
- Do vi khuẩn: Phổ biến nhất là liên cầu khuẩn nhóm A (Streptococcus pyogenes), chiếm khoảng 15–30% các ca. Ngoài ra, còn có thể do các vi khuẩn khác như Staphylococcus aureus, Haemophilus influenzae hoặc Mycoplasma pneumoniae.
- Do virus: Các virus thường gặp gồm adenovirus, rhinovirus, coronavirus và virus cúm. Trẻ nhiễm virus thường có triệu chứng kèm theo cảm lạnh như ho nhẹ, hắt hơi, sổ mũi.
Ngoài ra, một số yếu tố khác cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm như:
- Hệ miễn dịch đang trong giai đoạn hoàn thiện, chưa đủ sức chống lại sự tấn công của vi khuẩn
- Sống trong môi trường đông đúc, vệ sinh kém
- Thời tiết lạnh, nhiệt độ thay đổi đột ngột
- Trẻ có cơ địa dị ứng hoặc bệnh hô hấp mạn tính
- Không vệ sinh răng miệng, họng kỹ càng
- Nhiễm lạnh do các thói quen trong cuộc sống như uống nước đá, ăn kem, uống bia lạnh,...
Viêm amidan cấp ở trẻ có nguy hiểm không?
Nếu được phát hiện và điều trị đúng cách, viêm amidan cấp thường không nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu để kéo dài hoặc điều trị sai cách, bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng.
Nếu trẻ bị viêm amidan tái đi tái lại nhiều lần, amidan có thể to lên khiến bé ngủ ngáy, ngưng thở về đêm, trực tiếp ảnh hưởng đến phát triển thể chất và trí tuệ của bé.
Ngoài ra, một số biến chứng khác có thể xảy ra như:
- Viêm amidan mạn tính
- Viêm tai giữa
- Viêm xoang
- Viêm thận cấp nếu bệnh nhi nhiễm liên cầu khuẩn
- Nặng hơn có thể dẫn đến nhiễm trùng huyết
Nếu trẻ bị viêm amidan tái đi tái lại nhiều lần, amidan có thể to lên, gây ngưng thở khi ngủ, ngáy to về đêm, ảnh hưởng đến phát triển thể chất và trí tuệ.

Biến chứng thường gặp nhất của viêm amidan là viêm tái đi tái lại nhiều lần
Điều trị viêm amidan cấp ở trẻ em
Trong giai đoạn đầu của bệnh viêm amidan cấp ở trẻ em, cha mẹ có thể tự điều trị cho bệnh nhân tại nhà theo các hướng dẫn sau:
- Uống thuốc hạ sốt paracetamol nếu trẻ sốt từ 38,5 độ C (uống theo chỉ định của bác sĩ)
- Nhỏ mũi bằng thuốc sát trùng liều nhẹ
- Súc miệng với nước muối sinh lý
- Uống nhiều nước, đặc biệt là nước ấm
- Ưu tiên dùng các loại thức ăn mềm, dễ nuốt, như cháo, súp, sữa chua, pudding.
Nếu như bé sốt quá cao thì bạn cần cho bé đi khám càng sớm càng tốt.
Viêm amidan cấp ở trẻ có nên cắt không?
Các bác sĩ chuyên khoa Tai mũi họng cho hay: Nếu trẻ chỉ bị viêm amidan cấp tính thì chưa cần cắt amidan.
Theo khuyến cáo của Hiệp hội Tai Mũi Họng Hoa Kỳ, cắt amidan có thể được chỉ định nếu trẻ bị viêm amidan tái phát nhiều lần — cụ thể là 7 lần trong 1 năm, 5 lần/năm trong 2 năm liên tiếp hoặc 3 lần/năm trong 3 năm liên tiếp. Ngoài ra, phẫu thuật còn được cân nhắc nếu trẻ gặp biến chứng như áp-xe quanh amidan, amidan phì đại gây cản trở đường thở dẫn đến ngưng thở khi ngủ hoặc sưng quá to khiến trẻ khó nuốt, khó nói.
Cắt amidan có thể giúp giảm nguy cơ nhiễm trùng tái phát, cải thiện chất lượng giấc ngủ và hạn chế các triệu chứng khó chịu. Tuy nhiên, đây cũng là một thủ thuật tiềm ẩn rủi ro như chảy máu sau mổ, đau kéo dài, nhiễm trùng hoặc phản ứng với gây mê. Vì vậy, với từng ca bệnh cụ thể, các bậc phụ huynh nên đưa bé đến Bệnh viện uy tín để được các bác sĩ thăm khám và đưa ra chỉ định phù hợp.

Không phải trẻ em nào bị viêm amidan cũng có chỉ định phẫu thuật
Viêm amidan cấp ở trẻ bao lâu thì khỏi? Trẻ có dễ tái phát không?
Thông thường, nếu viêm amidan cấp do virus thì các triệu chứng như sốt, đau họng sẽ tự khỏi sau khoảng 5–7 ngày. Trường hợp viêm do vi khuẩn, nếu được điều trị đúng bằng kháng sinh, trẻ có thể đỡ rõ rệt trong vòng 2–3 ngày đầu. Tuy nhiên, cha mẹ vẫn cần cho trẻ uống đủ liều, thường kéo dài từ 7 đến 10 ngày, để ngăn ngừa nguy cơ tái phát và kháng thuốc.
Tuy viêm amidan cấp có thể hồi phục nhanh, nhưng trẻ em vẫn có khả năng mắc bệnh trởi lại. Do đó, cha mẹ nên theo dõi sát tình trạng sức khỏe của con và chủ động phòng ngừa để hạn chế các biến chứng sau này.
Cách phòng ngừa viêm amidan cấp ở trẻ em hiệu quả
Để phòng tránh viêm amidan cho trẻ, điều quan trọng nhất là giữ gìn vệ sinh cá nhân và tăng cường sức đề kháng. Các bậc phụ huynh có thể tham khảo các biện pháp sau đây:
- Tập cho trẻ thói quen rửa tay thường xuyên bằng xà phòng, đặc biệt là trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
- Hạn chế việc dùng chung đồ dùng cá nhân như ly, chén, khăn mặt để tránh lây lan vi khuẩn.
- Giữ vệ sinh sạch sẽ nhà cửa, thoáng khí và tránh xa khói thuốc hay các chất gây kích ứng.
- Đeo khẩu trang cho bé khi đi ra ngoài
- Đảm bảo bữa ăn của trẻ đa dạng, đủ rau xanh, trái cây và các thực phẩm giàu vitamin A, C, E và kẽm để nâng cao miễn dịch.
- Tiêm chủng đầy đủ, đặc biệt là vaccine phòng cúm mỗi năm để giảm nguy cơ mắc bệnh hô hấp dẫn đến viêm amidan.
Ngoài ra, việc đưa trẻ đi khám sức khỏe định kỳ sẽ giúp phát hiện sớm các dấu hiệu sức khoẻ bất thường để có hướng điều trị phù hợp, kịp thời.
Có thể nói, viêm amidan cấp ở trẻ em là bệnh lý phổ biến nhưng không nên chủ quan. Nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng cách, trẻ có thể hồi phục hoàn toàn trong thời gian ngắn mà không để lại vấn đề sức khoẻ gì nghiêm trọng.