Viêm mũi là gì? Dấu hiệu, cách điều trị và phòng ngừa

Phạm Thị Lương

04-08-2023

goole news
16

Viêm mũi là hiện tượng viêm niêm mạc mũi, gây ra chảy nước mũi, tắc nghẽn mũi và các triệu chứng liên quan tùy theo nguyên nhân gây viêm (như ngứa, hắt hơi, chảy mũi mủ, mất khứu giác). Cùng bệnh viện Phương Đông tìm hiểu cụ thể viêm mũi dị ứng và không do dị ứng cũng như cách điều trị hiệu quả ngay sau đây.

Viêm mũi là gì?

Viêm mũi là một tình trạng phổ biến ở nhiều người. Viêm mũi là sự viêm sưng lớp niêm mạc ở khoang mũi, khiến người bệnh xuất hiện các triệu chứng nghẹt mũi, chảy nước mũi, ngứa và hắt hơi. Viêm mũi dạng cấp tính có thể ảnh hưởng đến người bệnh trong ngắn hạn; viêm mũi mạn tính sẽ ảnh hưởng dài hạn. 

Viêm mũi cấp tính thường là do bị tấn công bởi virus, vi khuẩn hoặc tác nhân dị ứng, cũng có một số trường hợp do các nguyên nhân khác gây ra. Viêm mũi mạn tính thường tồn tại ở các bệnh lý đi kèm như viêm xoang, viêm họng.

Viêm mũi phổ biến ở nhiều người khi thời tiết giao mùa.Viêm mũi phổ biến ở nhiều người khi thời tiết giao mùa.

Các loại viêm mũi thường gặp

Viêm mũi được chia thành 2 loại là viêm mũi dị ứng và viêm mũi không do dị ứng. Trong đó, viêm mũi không do dị ứng lại được chia thành các dạng khác nhau nhưng gặp phải nhiều nhất vẫn là viêm mũi do virus. Cụ thể các loại viêm mũi bao gồm:

Viêm mũi dị ứng

Là bệnh nhiều người gặp phải khi niêm mạc mũi bị sưng lên do phản ứng với một số tác nhân gây dị ứng (các dị nguyên) từ môi trường bên ngoài như: lông súc vật, phấn hoa, khói bụi hay nấm mốc,… Tác nhân gây bệnh này chủ yếu là lành tính, người bệnh có những dấu hiệu viêm mũi thông thường và gần như không cần dùng đến thuốc mà sẽ khỏi sau vài ngày. 

Khi tiếp xúc với các dị nguyên, hệ thống miễn dịch sẽ sản xuất các kháng thể gọi là immunoglobulin E (IgE). Đây chính là việc giải phóng các hóa chất liên quan đến phản ứng viêm, bao gồm histamine. Từ đó xuất hiện các triệu chứng khó chịu của viêm mũi dị ứng.

Đối với bệnh này, thuốc viêm mũi dị ứng thường được sử dụng là thuốc kháng histamin (dùng theo chỉ định của bác sĩ). Ngoài ra, người bệnh có thể được kê thuốc nhỏ mắt và thuốc xịt mũi để giảm ngứa và các triệu chứng liên quan đến dị ứng khác. Nếu bị dị ứng bạn cần tránh xa các dị nguyên để không mắc bệnh gây khó chịu, ảnh hưởng chất lượng cuộc sống.

Viêm mũi do virus

Là tình trạng bệnh gây ra do sự xâm nhập của virus cúm hoặc cảm lạnh. Virus sẽ khiến niêm mạc mũi sưng lên bất thường làm tăng tiết dịch nhầy. Người bệnh cảm giác nghẹt mũi, sổ mũi nhiều và hắt hơi cùng với đó cơ thể mệt mỏi, đau nhức cơ hoặc sốt. 

Viêm mũi do virus khiến người bệnh mệt mỏi, đau nhức cơ thể và sốt.Viêm mũi do virus khiến người bệnh mệt mỏi, đau nhức cơ thể và sốt.

Viêm mũi vận mạch

Khác với viêm mũi dị ứng, viêm mũi vận mạch xảy ra khi các mạch máu trong mũi nhạy cảm với sự mất cân bằng của hệ thần kinh kiểm soát niêm mạc mũi. Cùng với một số tác nhân từ môi trường bên ngoài, các mạch máu này giãn ra, khiến cho tăng tiết dịch mũi hơn bình thường và dẫn đến bị chảy dịch mũi hoặc tắc nghẽn. 

Viêm mũi teo

Đây là một bệnh mạn tính do niêm mạc mũi bị viêm trong thời gian dài dẫn đến teo và cứng lại, hốc mũi vì thế bị nở rộng hơn, khô và đóng vảy. Người bị viêm mũi teo thường bị giảm sút chức năng khứu giác, nặng hơn có thể không ngửi thấy mùi. Các vi khuẩn gây hại cũng vì thế mà hoạt động nhiều hơn khiến cho tình trạng bệnh cứ tái đi tái lại. 

Viêm mũi do thuốc

Đây là hiện tượng gây ra do nguyên nhân chủ quan của người bệnh khi sử dụng các loại thuốc chữa các triệu ứng dị ứng do thời tiết hay các tác nhân khác. Việc lạm dụng các loại thuốc kháng histamin thông mũi, xông xịt mũi, nhỏ mũi khiến các niêm mạc trong mũi mất dần sức đề kháng. Từ đó dễ bị kích ứng, nhạy cảm hơn dẫn đến tình trạng viêm mũi nặng. 

Lạm dụng thuốc kháng histamin có thể là nguyên nhân gây viêm mũi.Lạm dụng thuốc kháng histamin có thể là nguyên nhân gây viêm mũi.

Triệu chứng của viêm mũi

Các triệu chứng của bệnh viêm mũi có thể diễn tiến từ nhẹ đến nặng hơn. Chúng tác động lên khoang mũi, cổ họng và mắt của người bệnh, cụ thể các biểu hiện gồm:

  • Chảy nước mũi, sổ mũi
  • Nghẹt mũi
  • Ngứa vùng mũi, trong họng, mắt và tai
  • Chảy dịch mũi trong cổ họng
  • Hắt xì liên tục
  • Ho
  • Viêm họng, đau rát họng
  • Chảy nước mắt, đỏ mắt
  • Ngủ ngáy
  • Đau đầu
  • Đau vùng mặt
  • Giảm khứu giác, thính giác hoặc vị giác

Những nguyên nhân gây ra viêm mũi

Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh viêm mũi. Có thể do tác nhân bên ngoài môi trường gây ra viêm mũi dị ứng hoặc do yếu tố chủ quan của người bệnh như dùng quá nhiều thuốc kháng histamin mà không theo chỉ định của bác sĩ.

Các yếu tố làm tăng nguy cơ bị viêm mũi họng như:

  • Người bị hen suyễn: Đây là đối tượng có hệ hô hấp nhạy cảm, hay dị ứng với các tác nhân từ bên ngoài, do đó càng dễ bị vấn đề về mũi.
  • Người lớn tuổi: Do sức đề kháng yếu nên dễ bị nhiễm virus, vi khuẩn gây bệnh, hoặc miễn dịch kém khiến bệnh lâu lành, không tự khỏi được mà kéo dài dẫn đến các bệnh về mũi họng.
  • Giới tính: Phụ nữ thường dễ bị bệnh viêm mũi hơn nam giới, nhất là trong thời gian mang thai khi sức đề kháng suy giảm.
  • Người thường xuyên tiếp xúc với khói bụi, hóa chất hoặc người có thói quen thuốc lá, tiếp xúc nhiều với lông động vật,… Bởi nếu làm việc trong môi trường ô nhiễm, độc hại sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh hơn thông thường.
  • Người mắc các bệnh lý như: suy giáp, một số bệnh mãn tính suy giảm sức đề kháng như tiểu đường, lupus ban đỏ, bệnh phổi mạn tính,...

Bạn có thể bị viêm mũi dị ứng nếu tiếp xúc với dị nguyên như lông chó mèo,...Bạn có thể bị viêm mũi dị ứng nếu tiếp xúc với dị nguyên như lông chó mèo,...

Chẩn đoán bệnh viêm mũi

Để chẩn đoán bệnh, trước hết bác sĩ sẽ khai thác bệnh sử và hỏi về các triệu chứng mà người bệnh gặp phải. Vì triệu chứng của một số loại viêm mũi gần giống nhau, nên để xác định có phải là viêm mũi dị ứng hay không, người bệnh cần tiến hành kiểm tra dị ứng bằng xét nghiệm da hoặc xét nghiệm máu.

Chụp CT hay nội soi mũi cũng có thể được chỉ định để chẩn đoán bệnh và kiểm tra những thay đổi trong khoang mũi.

Ngoài ra, bác sĩ cũng sẽ khai thác xem bạn có sử dụng thuốc thông mũi hay loại thuốc liên quan hay không để khẳng định đối với những trường hợp viêm mũi do thuốc.

Xem thêm: Ung thư mũi: Triệu chứng của bệnh và cách phòng ngừa

Điều trị viêm mũi như thế nào?

Cách điều trị bệnh viêm mũi phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh để có phương pháp chữa trị hiệu quả và nhanh chóng, cụ thể:

Đối với viêm mũi dị ứng

  • Phương pháp tốt nhất là tránh tiếp xúc với các dị nguyên như không nuôi chó mèo, thú cưng có lông, không tiếp xúc với phấn hoa hoặc vệ sinh nhà cửa để nấm mốc không phát triển. Người bệnh cũng nên đóng cửa sổ, cửa ra vào, cửa xe để tránh phấn hoa hay khói bụi vào.
  • Nếu không hạn chế tối đa được các dị nguyên thì lúc này, thuốc điều trị có thể giúp làm giảm các triệu chứng. Bác sĩ có thể kê thuốc xịt mũi corticosteroid, thuốc kháng histamin hay thuốc thông mũi để bạn sử dụng. 
  • Ngoài ra, liệu pháp miễn dịch cũng được áp dụng để giảm độ nhạy cảm của người bệnh với các tác nhân gây dị ứng.

Đóng cửa sổ, cửa ra vào để ngăn dị nguyên bay vào nhà khiến bạn bị viêm mũi.Đóng cửa sổ, cửa ra vào để ngăn dị nguyên bay vào nhà khiến bạn bị viêm mũi.

Đối với viêm mũi không do dị ứng

  • Bác sĩ có thể đề nghị người bệnh dùng thuốc không kê đơn hoặc thuốc kê đơn như nước muối sinh lý, thuốc xịt mũi corticosteroid, xịt mũi kháng histamin hoặc một số loại thuốc thông mũi để điều trị.
  • Nếu viêm mũi do các bất thường trong cấu trúc khoang mũi, bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật. Trường hợp này bạn cần gặp bác sĩ để khám và được tư vấn cũng như chỉ định phương pháp phẫu thuật phù hợp nhất.

Cách phòng bệnh viêm mũi

Nếu là viêm mũi dị ứng thì cứ tiếp xúc với dị nguyên hoặc thay đổi thời tiết bạn sẽ bị chảy nước mũi, nghẹt mũi, hắt xì hơi,.... Tuy nhiên bạn có thể phòng ngừa tương đối bằng cách hạn chế tối đa việc tiếp xúc với các tác nhân dị ứng và dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.

Nếu viêm mũi không do dị ứng, dưới đây là những điều người bệnh có thể thực hiện để phòng bệnh:

  • Không sử dụng thuốc thông mũi bừa bãi mà không có chỉ định của bác sĩ.
  • Điều quan trọng nhất là phải tăng cường sức đề kháng của cơ thể. Bạn nên bổ sung các thực phẩm giàu vitamin C, các thực phẩm giàu omega-3, ăn uống đủ chất và ăn ngủ một cách khoa học.
  • Không nên chủ quan với mọi biểu hiện của bệnh ở mũi dù ở dạng nhẹ. Nên đi khám xác định nguyên nhân để được điều trị, đúng, kịp thời.

Đi khám nếu mũi bạn có những triệu chứng bất thường.Đi khám nếu mũi bạn có những triệu chứng bất thường.

Bệnh viện Đa khoa Phương Đông có đội ngũ bác sĩ giỏi và nhiều năm kinh nghiệm sẽ giúp bạn thăm khám chính xác và đưa ra hướng điều trị kịp thời bệnh viêm mũi cho người bệnh. Mọi thông tin cần giải đáp bạn hãy gọi vào số hotline 19001806.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
1,181

Bài viết hữu ích?

Đặt lịch khám bệnh

Lưu ý: Tổng đài sẽ liên hệ xác nhận thời gian khám chính xác tới quý khách sau khi quý khách đặt hẹn

19001806 Đặt lịch khám