Viêm cơ tim cấp: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Bích Ngọc

05-12-2024

goole news
16

Viêm cơ tim cấp là một bệnh lý gây ra tình trạng viêm nhiễm khu trú và lan tỏa ở thành cơ tim, bệnh có diễn biến nhanh chóng, phức tạp làm ảnh hưởng đến khả năng co bóp của tim. Mặc dù vậy, những triệu chứng của bệnh khá giống các bệnh lý tim mạch khác nên dễ bị nhầm lẫn, do đó cần phát hiện sớm để ngăn chặn bệnh tiến triển và hạn chế biến chứng. Cùng Bệnh viện Đa khoa Phương Đông tìm hiểu về bệnh viêm cơ tim cấp qua bài viết sau. 

Viêm cơ tim cấp là gì?

Viêm cơ tim cấp là tình trạng cơ tim bị viêm do virus nhưng cũng có thể là do nhiễm trùng, có thể viêm nhiễm khu trú hoặc lan tỏa trong cơ tim. Phần lớn các biểu hiện lâm sàng của bệnh không điển hình mà khá đa dạng như khó thở, sốt, đau tức ngực, sốc tim,...

Bệnh có thể gặp ở bất kỳ đối tượng nào, tuy nhiên người già và trẻ nhỏ hoặc người có sức để kháng yếu thường có nguy cơ mắc bệnh dễ dàng hơn. 

Viêm cơ tim cấp là tình trạng cơ tim bị viêm do nhiều nguyên nhân khác nhauViêm cơ tim cấp là tình trạng cơ tim bị viêm do nhiều nguyên nhân khác nhau

Các triệu chứng thường gặp của bệnh 

Các triệu chứng lâm sàng của bệnh viêm cơ tim cấp thường khá nhẹ, khiến người bệnh thường chủ quan. Người bệnh cần chú ý đến một số triệu chứng sau để phát hiện bệnh sớm và can thiệp kịp thời. 

Triệu chứng tim mạch

Người bệnh bị viêm cơ tim cấp tính có thể xuất hiện những dấu hiệu nhận biết như sau:

  • Đau tức vùng ngực trái. 
  • Rối loạn nhịp tim như: Tim đập nhanh bất thường, đánh trống ngực, khó thở, chóng mặt,... 
  • Tiếng cọ màng tim nếu viêm màng tim kèm theo. 

Các triệu chứng này tương tự các triệu chứng của các bệnh lý tim mạch khác, do đó cần thực hiện các xét nghiệm, siêu âm mới có thể kết luận chính xác. 

Đau tức ngực trái là một trong những triệu chứng của bệnhĐau tức ngực trái là một trong những triệu chứng của bệnh

Triệu chứng toàn thân

Bên cạnh những triệu chứng về tim mạch, một số bệnh nhân xuất hiện thêm các triệu chứng toàn thân khi bị bệnh viêm cơ tim cấp. Cụ thể như: 

  • Sốt cao
  • Lạnh người
  • Các cơ đau nhức
  • Môi và da tím tái
  • Phát ban dát sẩn, ban đỏ
  • Đối với bệnh nhân bị Chagas có thể kèm triệu chứng khó nuốt. 

Tuy nhiên, ở mỗi độ tuổi khác nhau thì các triệu chứng cũng khác nhau. Những biểu hiện lâm sàng của bệnh có thể thay đổi nhanh. 

Những nguyên nhân gây ra viêm cơ tim cấp

Bệnh viêm cơ tim cấp tính có thể do nhiều nguyên nhân gây ra. Những nguyên nhân này được chia làm 2 nhóm chính là nguyên nhân truyền nhiễm và nguyên nhân không nhiễm trùng. 

Nguyên nhân truyền nhiễm

Viêm cơ tim cấp tính có thể do những nguyên nhân truyền nhiễm gây ra, bao gồm: 

  • Virus: Echoviruses và Coxsackie là loại virus có thể gây bệnh phổ biến nhất. Ngoài ra, các mầm bệnh virus khác làm suy giảm hệ miễn dịch nghiêm trọng như HIV, viêm gan B, C, Parvovirus B19,... 
  • Vi khuẩn: Các loại vi khuẩn có thể xâm nhập vào cơ thể và gây ra các triệu chứng điển hình như Legionella, Salmonella, Clostridium, bệnh lao,... 
  • Ký sinh trùng: Một số loại ký sinh trùng gây bệnh như Toxoplasma, trypanosoma cruzi,....
  • Xoắn khuẩn Borrelia burgdorferi. 

Viêm cơ tim cấp tính có thể do virus, vi khuẩn, ký sinh trùng gây raViêm cơ tim cấp tính có thể do virus, vi khuẩn, ký sinh trùng gây ra

Nguyên nhân không nhiễm trùng

Những tác nhân không nhiễm trùng gây bệnh, bao gồm: 

  • Bệnh viêm ruột hoặc viêm động mạch tế bào khổng lồ
  • Bệnh mạch máu collagen
  • Bệnh viêm cơ tim tăng bạch cầu ái toan. 
  • Bệnh tự miễn như: Bệnh Lupus, viêm khớp dạng thấp,... 
  • Do tiếp xúc thường xuyên với hóa chất độc hại như hydrocarbon tia xạ, kim loại nặng,...
  • Các chất gây độc tim

Xem thêm:

Phương pháp chẩn đoán và điều trị bệnh viêm cơ tim cấp

Bệnh viêm cơ tim cấp tính không có những triệu chứng điển hình nên người bệnh thường khá chủ quan. Tuy nhiên, nếu không điều trị kịp thời, người bệnh có thể đối diện với nguy cơ tử vong cao. Chính vì vậy, người bệnh khi có bất kỳ dấu hiệu nào cần đến các cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị. 

Phương pháp chẩn đoán bệnh 

Những phương pháp phổ biến thường được áp dụng giúp chẩn đoán bệnh như: 

  • Xét nghiệm máu: Giúp đánh giá sức khỏe tổng thể, phát hiện các rối loạn (nhiễm trùng, thiếu máu, lượng bạch cầu,...)
  • Phản ứng viêm: Xét nghiệm chỉ số CRP, interleukin, interferon,...
  • Chỉ dẫn sinh tim: Thường được áp dụng nếu bác sĩ nghi ngờ người bệnh mắc mạch vành cấp, hỗ trợ chẩn đoán cho bệnh nhân không đo điện tim được. 
  • Điện tâm đồ: Phát hiện các dấu hiệu bất thường ở tim như rối loạn nhịp tim, nhồi máu cơ tim, suy tim,... giúp nhận diện được các dấu của bệnh. 
  • X-quang ngực: Giúp phát hiện bóng tim to, sung huyết phổi, phù phổi hoặc tràn dịch màng phổi. 
  • Siêu âm tim: Là phương pháp thường được bác sĩ áp dụng trong chẩn đoán viêm cơ tim, giúp đánh giá mức độ tổn thương của cơ tim, sự hiện diện của bệnh van tim hoặc những huyết khối trong tim. 
  • MRI tim: MRI cho hình ảnh chi tiết của lát cắt của tim, gồm cả mạch máu bên trong, giúp đánh giá đối với bệnh nhân bị viêm cơ tim. ư
  • Huyết thanh chẩn đoán: Kỹ thuật này được hiểu đơn giản là phân tích mẫu máu của bệnh nhân để xác định sự hiện diện hoặc vắng mặt của kháng thể virus đặc hiệu. Kết quả giúp chẩn đoán nguyên nhân dẫn đến bệnh nghi ngờ do nhiễm virus. 
  • Sinh thiết nội mạc cơ tim: Hữu ích trong chẩn đoán viêm cơ tim, đặc biệt trường hợp suy tim khởi phát với thời gian dưới 2 tuần. 

Siêu âm tim là phương pháp thường được áp dụng trong chẩn đoán bệnhSiêu âm tim là phương pháp thường được áp dụng trong chẩn đoán bệnh

Phương pháp điều trị bệnh 

Có nhiều phương pháp điều trị bệnh khác nhau, sau quá trình thăm khám và chẩn đoán, bác sĩ sẽ xây dựng phương pháp điều trị phù hợp với tình trạng sức khỏe người bệnh. 

  • Hạn chế gắng sức: Không nên hoạt động mạnh, không tham gia các môn thể thao dùng nhiều sức. Có thể luyện tập hít thở sâu đều đặn, vận động nhẹ nhàng, hạn chế đi lại nhiều. 
  • Liệu pháp oxy: Giúp cung cấp lượng oxy thích hợp vào cơ thể, từ đó cung cấp oxy cho máu động mạch và cải thiện tình trạng thiếu oxy. 
  • Điều trị nguyên nhân bệnh: Tăng cường hệ thống miễn dịch của cơ thể, điều trị những bệnh lý liên quan và làm tăng nguy cơ dẫn đến viêm cơ tim cấp.
  • Điều trị suy tim sung huyết tiêu chuẩn: Tùy vào tình trạng sức khỏe của người bệnh mà sẽ có chỉ định khác như điều trị nội khoa (sử dụng thuốc ức chế men chuyển, thuốc lợi tiểu, thuốc chẹn beta,...); điều trị ngoại khoa (máy tạo nhịp, ghép tim, dụng cụ hỗ trợ thất trái,...)
  • Theo dõi và điều trị các rối loạn nhịp tim: Nếu nhịp tim chậm có thể dùng thuốc hoặc máy tạo nhịp tim giúp hỗ khôi phục tần số tim; Nếu tim đập nhanh sử dụng thuốc chống loạn nhịp tim, đột điện và sốc chuyển nhịp. 
  • Các thiết bị hỗ trợ khác như IABP, ECMO, Corticosteroide,...
  • Thuốc ức chế miễn dịch: Thường được chỉ định với người bệnh mắc bệnh tự miễn hệ thống hoặc viêm hạt. 

Xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp giúp hỗ trợ điều trị bệnhĐiều trị bệnh bằng nhiều phương pháp khác nhau

Các biến chứng của bệnh viêm cơ tim cấp tính

Bệnh viêm cơ tim cấp tính là bệnh có diễn biến nhanh chóng, phức tạp. Chính vì vậy, nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm: 

Biện pháp phòng ngừa viêm cơ tim 

Hiện nay, bệnh viêm cơ tim cấp tính chưa có biện pháp phòng ngừa hoàn toàn, tuy nhiên có thể áp dụng một số cách sau để hạn chế nguy cơ mắc bệnh, bao gồm: 

  • Giữ gìn vệ sinh thân thể sạch sẽ mỗi ngày, tạo thói quen rửa tay thường xuyên bằng xà phòng. 
  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt và thể dục thể thao để tăng cường sức đề kháng, nâng cao sức khỏe, hạn chế các tác nhân gây bệnh xâm nhập cơ thể. 
  • Hạn chế tiếp xúc với người mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh vì có thể lây nhiễm. 
  • Tránh bị côn trùng đốt, nên mặc quần áo dài tay, thuốc chống muỗi khi đi qua vùng rậm rạp, ẩm ướt,...
  • Nên tiêm vaccine phòng bệnh được khuyến cáo, gồm vaccine rubella, vaccine cúm,... 
  • Khi cơ thể có những dấu hiệu bất thường nghi ngờ viêm cơ tim cần nhanh chóng đến bệnh viện kiểm tra.

Xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp giúp hỗ trợ điều trị bệnhXây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp giúp hỗ trợ điều trị bệnh

Viêm cơ tim cấp là bệnh lý tim mạch có diễn biến nhanh, phức tạp, có thể gây tử vong nhanh nên cần phát hiện và can thiệp điều trị sớm. Hơn nữa, những dấu hiệu của bệnh thường không điển hình nên dễ nhầm lẫn với các bệnh khác. Đặc biệt, nếu trẻ nhỏ mắc bệnh sẽ rất nguy hiểm do sức đề kháng kém, bệnh tiến triển nhanh nên cha mẹ cần phát hiện sớm. 

Qua bài viết này của Bệnh viện Đa khoa Phương Đông, hy vọng đã cung cấp những thông tin hữu ích về viêm cơ tim cấp. Nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào cần nhanh chóng đến các cơ sở y tế để được điều trị kịp thời, tránh biến chứng nguy hiểm. 

Nếu Quý khách có nhu cầu thăm khám các bệnh lý về Tim mạch, trong đó có viêm cơ tim cấp tính có thể liên hệ Bệnh viện Đa khoa Phương Đông qua Hotline 1900 1806 hoặc Đặt lịch khám. Nhân viên bệnh viện sẽ nhanh chóng liên lạc tư vấn và đặt lịch hẹn thăm khám với bác sĩ, chuyên gia Tim mạch.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
67

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

19001806 Đặt lịch khám