Bệnh viêm gân cơ nhị đầu vai phải là một bệnh lý thường xảy ra ở những vận động viên hay chơi thể thao và công nhân hay mang vác nặng. Đây là một căn bệnh nghiêm trọng có thể làm suy giảm chức năng của các khớp, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình làm việc và sinh hoạt hằng ngày. Bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về tình trạng viêm gân cơ nhị đầu từ đó có thể giúp bạn biết nên làm gì khi gặp phải nó.
Tổng quan về bệnh viêm gân cơ nhị đầu
Cơ nhị đầu có cấu tạo như thế nào?
Cơ nhị đầu cánh tay là một trong ba cơ tại khoang cánh tay trước, cùng cơ cánh tay và cơ quạ – cánh tay. Cả hai đầu của cơ đều có nguyên ủy nằm ở trên xương vai, hòa vào nhau tạo nên bụng cơ duy nhất tận cùng ở cẳng tay. Cơ nhị đầu đi qua vai và khớp khuỷu giúp co cẳng tay và xoay trong cẳng tay.
Cơ nhị đầu cánh tay hoạt động dựa vào ba khớp. Chức năng quan trọng nhất đó là gập khuỷu tay và xoay ngoài cẳng tay. Bên cạnh đó, đầu dài cơ nhị đầu cánh tay giúp ngăn cản xương cánh tay dịch chuyển lên phía trên. Gân nhị đầu đóng một vai trò rất quan trọng trong việc giữ vững khớp vai cũng như là ngăn chặn sự trật lên trên của chỏm xương cánh tay.
Cơ nhị đầu cánh tay
Thế nào là bệnh viêm gân cơ nhị đầu?
Viêm gân cơ nhị đầu là tình trạng viêm ở đầu dài gân cơ nhị đầu. Đây cũng là nguyên nhân phổ biến gây ra chứng đau vai.
Gân của đầu dài cơ nhị đầu đi qua một rãnh ở mặt trước vai. Nếu gân chịu một lực vượt quá giới hạn cho phép, nó có thể sẽ gây ra chấn thương dẫn đến tình trạng viêm, giãn rộng gân. Chính vì nó ở trong một không gian khá nhỏ, sau đó lại bị viêm thêm khi cọ xát vào các đường viền tại rãnh hai mắt, khiến nó trở nên lớn hơn và viêm nhiều hơn tạo nên một vòng luẩn quẩn.
Gân của cơ nhị đầu rất dễ bị viêm. Đầu ngắn gân cơ nhị đầu bị viêm bởi sự cọ xát phần thấp nhất của gân cơ nhị đầu với cung cùng quạ. Sự khởi phát của bệnh viêm gân nhị đầu vai thường là cấp tính, xảy ra khi gặp các vi chấn thương hoặc là sau khi trật khớp vai…
Nguyên nhân nào gây nên bệnh viêm gân cơ nhị đầu?
Bệnh viêm gân cơ nhị đầu thường xảy ra do một số nguyên nhân sau:
- Hoạt động ở cường độ mạnh quá sức với khớp vai, khớp cánh tay
- Bị chấn thương ở vùng khớp vai, làm cho vùng gân nhị đầu vai bị tổn thương và gây đau
- Lặp lại nhiều lần các hoạt động như giơ cao tay làm cho các khớp vai bị mỏi
Bị chấn thương ở vùng khớp vai khi chơi bóng chuyền
Dấu hiệu nhận biết bệnh viêm gân cơ nhị đầu
Gân cơ nhị đầu cánh tay có chức năng kết nối giữa gân xương cánh tay vai và gân xương đầu vai. Khi các gân này bị viêm, người bệnh sẽ xuất hiện một số triệu chứng như sau:
- Đau mặt trước vai và lan dần xuống cánh tay, khuỷu tay.
- Cơn đau tăng đột ngột khiến cho người bệnh không xử lý kịp thời, tần suất cơn đau cũng tăng lên khiến cho bệnh nhân cảm thấy tê mỏi ở vùng vai và cánh tay.
- Khó khăn khi cử động hai cánh tay: Bệnh nhân vì bị đau trong một thời gian dài nên khi vận động, khớp vai sẽ gặp khá nhiều khó khăn do gân nhị đầu vai bị tổn thương và gây viêm dẫn đến việc chức năng liên kết và vận động cánh tay và khớp vai bị hạn chế. Dù có hoạt động nhẹ như giơ tay, vung tay hay là nhấc tay cũng sẽ làm cho người bệnh cảm thấy vô cùng đau đớn.
Viêm gân cơ nhị đầu có nguy hiểm không?
Bệnh viêm gân cơ nhị đầu vai nếu kéo dài thì sẽ dẫn tới khả năng bị suy giảm nghiêm trọng sự vận động của khớp. Người bệnh sẽ rất khó cử động hai cánh tay và vùng khớp cổ.
Bệnh có thể làm suy giảm chức năng của các khớp
Những cơn đau đầu bắt đầu xuất hiện và gây mệt mỏi cho người bệnh, khiến họ bị ảnh hưởng tới nghiêm trọng đến công việc cũng như là quá trình sinh hoạt. Từ đó, chất lượng cuộc sống của bệnh nhân sẽ bị giảm sút rất nhiều.
Viêm gân cơ nhị đầu vai nếu không được chữa trị kịp thời có khả năng sẽ dẫn tới tình trạng teo khớp, liệt khớp, thậm chí là dần dần mất đi khả năng vận động.
Đối tượng nào dễ mắc bệnh viêm gân cơ nhị đầu?
- Viêm gân nhị đầu vai thường được gặp ở những người hay chơi thể thao, đặc biệt là những bộ môn thể thao có sử dụng tay qua đầu nhiều, chẳng hạn như: cầu lông, tennis, bóng rổ, bóng ném,...
- Bệnh cũng thường bắt gặp ở những người lao động, thường xuyên phải khuân vác những kiện hàng nặng
Vận động viên chơi bóng ném dễ mắc bệnh viêm gân cơ nhị đầu
Những phương pháp chẩn đoán bệnh viêm gân cơ nhị đầu
Để chẩn đoán bệnh viêm gân nhị đầu vai cần dựa vào việc khám lâm sàng và cả những kiểm tra cận lâm sàng cần thiết.
Về lâm sàng
- Triệu chứng thường hay bắt gặp là đau ê ẩm thường xuyên
- Cơn đau dần lan xuống vùng cánh tay, cẳng tay, đôi khi cảm giác đau sẽ khá mơ hồ
- Bệnh nhân không thể thực hiện được một số động tác mong muốn do đau hoặc là do lực yếu
- Ngoài ra, có một phương pháp kiểm tra nhằm đánh giá tổn thương gân nhị đầu rất hiệu quả là speedtest: Bệnh nhân sẽ đứng với cánh tay đưa ra trước một góc 90 độ, khuỷu gấp nhẹ. Người khám sẽ tác động một lực đẩy xuống dưới giữa cẳng tay. Nếu bệnh nhân không kháng lại được với lực đẩy này chứng tỏ họ đã bị tổn thương gân nhị đầu cánh tay.
Kiểm tra cận lâm sàng
- Siêu âm cơ: Siêu âm khớp vai là một trong những biện pháp hữu hiệu nhất nhằm để chẩn đoán cũng như là đánh giá tình trạng tổn thương của gân và túi hoạt dịch gân.
- Chụp cộng hưởng từ (MRI): Đây là một phương pháp đánh giá tình trạng gân và bao hoạt dịch gân một cách rất chính xác. Đầu tiên là đánh giá cụ thể lượng dịch viêm, sau đó là đánh giá được mức độ viêm là nặng hay là nhẹ.
Chụp cộng hưởng từ là một trong những biện pháp chẩn đoán hữu hiệu nhất
Cách điều trị viêm gân cơ nhị đầu
Điều trị không phẫu thuật bao gồm:
- Sử dụng các loại thuốc giảm đau, chống viêm
- Nghỉ ngơi và hạn chế các hoạt động mạnh có thể gây ra các cơn đau ở vai
- Chườm lạnh tầm 20 phút/lần, và chườm vài lần mỗi ngày để giảm tình trạng sưng
Lưu ý: Không được chườm đá trực tiếp lên vùng da nhằm tránh tình trạng bệnh nhân bị bỏng lạnh. Vì vậy, tốt nhất là nên bọc đá trong một lớp vải hoặc khăn sạch rồi hẳn chườm.
Chườm lạnh mỗi ngày giúp giảm tình trạng sưng
- Thực hiện một số bài tập vật lý trị liệu nhằm để kéo căng cũng như là tăng cường sức mạnh cho bờ vai
- Riêng với trường hợp bị rách hoặc là đứt cơ nhị đầu thì cần phải nghỉ ngơi hoàn toàn và mang đai treo tay trong khoảng 1 tuần, sau đó mới tập vật lý trị liệu theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn
Điều trị phẫu thuật
Phẫu thuật được đặt ra khi điều trị bảo tồn bị thất bại, người bệnh còn cảm thấy đau vai và hạn chế khả năng vận động.
Các phương án phẫu thuật có thể sử dụng như:
Với sự phát triển ngày càng đi lên của kỹ thuật nội soi thì các trường hợp viêm gân nhị đầu nặng hoàn toàn có thể can thiệp bằng loại phẫu thuật này. Phẫu thuật mở được đưa ra sử dụng khi gân nhị đầu đã bị đứt hoàn toàn. Phương pháp mổ mở có thể tạo hình điểm bám gân nhị đầu nhằm giúp phục hồi một phần cho động tác gấp khuỷu.
Phục hồi chức năng
Sau khi bệnh nhân đã được phẫu thuật xong, bác sĩ chuyên môn sẽ chỉ định một liệu trình phục hồi chức năng thích hợp nhằm giúp rút ngắn thời gian hồi phục. Người bệnh có thể đeo địu trong vài tuần nhằm cố định chắc phần vai, hạn chế cử động để chấn thương mau lành.
Thực hiện các bài tập vật lý trị liệu theo chỉ định của bác sĩ
Bên cạnh đó, bác sĩ cũng có thể yêu cầu bệnh nhân hạn chế một số hoạt động nhất định nhằm tránh việc gân bị tổn thương nghiêm trọng hơn. Điều quan trọng ở đây là phải tuân theo các chỉ định của bác sĩ sau khi phẫu thuật để có thể tránh xảy ra những thương tổn không đáng có khác. Sau đó, bác sĩ sẽ hướng dẫn cụ thể các bài tập chuyên biệt cho vùng vai của bệnh nhân để giúp họ nhanh hồi phục hơn.
Làm thế nào để phòng ngừa bệnh viêm gân cơ nhị đầu?
- Khởi động và giãn cơ trước những khi tập thể dục
- Không nên tập thể dục trong một thời gian quá dài và nên đan xen với việc nghỉ ngơi trong quá trình tập luyện
- Thực hiện một số bài tập nhằm để tăng cường các cơ ở vai, đặc biệt là gân cơ chóp xoay
- Duy trì phạm vi vận động của vai một cách phù hợp và tránh những vận động quá sức
- Không nên dung nạp nicotine vào cơ thể mà điển hình là việc hút thuốc lá
Không nên hút thuốc lá
Bệnh viêm gân cơ nhị đầu là một căn bệnh nguy hiểm và để lại khá nhiều biến chứng nguy hiểm. Nếu không điều trị kịp thời bệnh sẽ gây ra khá nhiều bất tiện cho người bệnh trong quá trình làm việc cũng như sinh hoạt. Chính vì vậy, ngay khi phát hiện bản thân xuất hiện những dấu hiệu của bệnh, các bạn cần đến ngay cơ sở y tế để thăm khám và điều trị kịp thời.
Với nhiều năm nghiên cứu về các bệnh xương khớp cùng với các dịch vụ hỗ trợ bệnh nhân hậu phẫu thuật, bệnh viện Đa khoa Phương Đông tin rằng chúng tôi sẽ là một lựa chọn hàng đầu cho các bạn.