Viêm khớp ngón chân: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị bệnh

Bích Ngọc

22-03-2024

goole news
16

Viêm khớp ngón chân là một trong những bệnh lý về xương khớp có khá nhiều người mắc phải. Tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại gây ảnh hưởng đến cuộc sống hằng ngày của người bệnh. Cùng Bệnh viện Đa khoa Phương Đông tìm hiểu về căn bệnh viêm khớp ngón chân qua bài viết dưới đây. 

1. Viêm khớp ngón chân là gì?

Viêm khớp ngón chân là một trong những tình trạng viêm ở các khớp của ngón chân. Người bệnh thường cảm thấy khó chịu, đau nhức tại các khớp bị viêm. Trong đó, khớp Metatarsophalangeal (MTP) là khớp nối ngón chân cái với phần còn lại của bàn chân, khu vực này bị ảnh hưởng nhiều nhất.

Viêm khớp ngón chân gây ra cảm giác khó chịu, đau nhứcViêm khớp ngón chân gây ra cảm giác khó chịu, đau nhức

2. Triệu chứng của viêm khớp ngón chân

Một số triệu chứng viêm khớp ngón chân thường gặp, bệnh nhân có thể dấu hiệu nhận biết để thăm khám và điều trị kịp thời để tránh những hậu quả lâu dài: 

  • Đau nhức: Đây là dấu hiệu đầu tiên và dễ nhận biết của viêm khớp ngón chân. Bệnh nhân có thể cảm thấy đau nhức, khó chịu tại các ngón chân. Cảm giác đau tăng thêm khi di chuyển, khiến các hoạt động trở nên khó khăn hơn. 
  • Sưng viêm: Hiện tượng sưng nóng ở ngón chân sẽ xảy ra khi bị viêm khớp ngón chân. Người bệnh thấy ngón chân dần chuyển sang màu hồng đỏ, chạm vào sẽ có cảm giác đau. Dấu hiệu này thường xuất hiện vào buổi sáng hoặc sau khi ngồi lâu một chỗ. 
  • Cứng khớp: Khi không được chữa trị từ sớm sẽ sụn khớp bị mòn dần, gây viêm ở các mô và làm tổn thương dịch khớp. Do đó khiến các khớp của ngón chân bị cứng, kém linh hoạt. 
  • Khớp phát ra tiếng động: Tiếng động này phát ra khi lớp sụn khớp bị mài mòn, các đầu xương cọ xát với nhau nên có thể nghe thấy được. 
  • Biến dạng khớp: Dấu hiệu viêm nhiễm kéo dài khiến cho sụn, xương dưới sụn và các mô quanh khớp bị tổn thương nặng nề, có thể làm cho các ngón chân bị cong vẹo, biến dạng bất thường. 
  • Khó cử động: Các khớp khi bị viêm nặng, cử động sẽ trở nên khó khăn hơn. Hạn chế hoạt động khiến cho các cơn đau nhức kéo dài và các khớp không thể hoạt động trơn tru. 

 Các triệu chứng thường gặp ở viêm khớp ngón chânCác triệu chứng thường gặp ở viêm khớp ngón chân

3. Nguyên nhân gây ra viêm khớp ngón chân

3.1. Thoái hoá khớp

Thoái hóa khớp là rối loạn mạn tính khiến cho tổn thương sụn và các mô quanh khớp. Quá trình thoái hướng ảnh hưởng đến nhiều vùng khớp như: gối, lưng, hông, các khớp ở ngón chân. 

Bệnh nhân sẽ cảm thấy đau khi đang vận động hoặc sau khi vận động. Cơn đau sẽ âm ỉ và biến mất sau khi nghỉ ngơi.

3.2. Viêm khớp dạng thấp

Bệnh viêm khớp dạng thấp gây ảnh hưởng với màng hoảt dịch của khớp, gây ra tình trạng sưng đau, bào mòn xương dẫn tới biến dạng khớp. Giai đoạn sớm của bệnh ảnh hưởng tới các khớp nhỏ trước như khớp nối ngón tay với bàn tay, ngón chân với bàn chân

3.3. Gout (Gút)

Bệnh Gout (hay thống phong) là một trong những dạng viêm khớp khá phổ biến. Người bệnh phải chịu những cơn đau dữ dội, đột ngột tại các khớp ngón tay, ngón chân, đầu gối và có tình trạng sưng tấy đỏ. Người bệnh thậm chí không thể di chuyển do đau. 

Gout là một trong những nguyên nhân gây ra viêm khớp ngón chânGout là một trong những nguyên nhân gây ra viêm khớp ngón chân

3.4. Viêm khớp vảy nến 

Đây là bệnh lý viêm khớp xảy ra khi bệnh nhân mắc bệnh vảy nến. Những triệu chứng của bệnh thường bắt đầu từ những tổn thương da liễu như phát ban đỏ, có vảy, xuất hiện tại khuỷu tay, mắt cá chân, đầu gối,....

Đau khớp, sưng các khớp và cứng khớp là những triệu chứng đặc trưng của bệnh. Viêm khớp vảy nến ảnh hưởng đến nhiều cơ quan trong cơ thể với mức độ từ nhẹ tới nặng. 

3.5. Viêm khớp nhiễm khuẩn

Là tình trạng khớp bị nhiễm nấm hoặc vi khuẩn. Bệnh sẽ phát triển khi vi khuẩn di chuyển theo dòng máu đến khớp hoặc vi khuẩn từ ngoài xâm nhập trực tiếp vào khớp qua vết thương hở hoặc phẫu thuật. Thông thường, tình trạng này xảy ra ở khớp hông và khớp gối, tuy nhiên cũng có thể ảnh hưởng tới các khớp ở bàn chân. 

3.6. Chấn thương

Khi bị chấn thương trong lúc chơi thể thao, khi làm việc hoặc ngã do tai nạn cũng có thể gây hại cho khớp. Những chấn thương mà ngón chân thường gặp phải như: Gãy xương ngón chân, bong gân ngón chân, trật khớp,..

4. Phương pháp chẩn đoán và điều trị bệnh viêm khớp ngón chân

4.1. Phương pháp chẩn đoán bệnh

Viêm khớp ngón chân có thể do nhiều nguyên nhân gây ra. Vì vậy, để có thể xác định chính xác tình trạng bệnh thì bác sĩ cần kết hợp thăm khám và kiểm tra các phương pháp khác nhau như: 

Thăm khám lâm sàng: Bác sĩ kiểm tra các biểu hiện bên ngoài, khả năng cử động của ngón chân, mức độ đau và vị trí chịu ảnh hưởng của các cơn đau. Qua kiểm tra, người bệnh cần cung cấp các thông tin cho bác sĩ như: Các triệu chứng xuất hiện từ khi nào, bao giờ, mức độ đau,...

Xét nghiệm: Sau khi kết luận ban đầu qua thăm khám lâm sàng, bác sĩ chỉ định bệnh nhân thực hiện xét nghiệm máu để xác định chính xác nguyên nhân gây ra viêm khớp. Trong một vài trường hợp, bác sĩ có thể chọc hút dịch khớp để kiểm tra nhiễm trùng, tinh thể axit uric và loại trừ một số nguyên nhân gây viêm khớp khác. 

Chẩn đoán bằng hình ảnh: Người bệnh có thể được chỉ định chụp X-quang, chụp CT hay chup MRI để xác định thành phần nào của khớp đang có những tổn thương. Thông qua kiểm tra hình ảnh, bác sĩ có thể xác định được mức độ tổn thương của sụn, xương dưới sụn, hệ thống mô mềm,...

Sử dụng phương pháp xét nghiệm kết hợp chẩn đoán hình ảnh trong việc xác định bệnh

Sử dụng phương pháp xét nghiệm kết hợp chẩn đoán hình ảnh trong việc xác định bệnh

4.2. Cách điều trị bệnh viêm khớp ngón chân

Theo các chuyên gia, viêm khớp ngón chân do vi khuẩn hoặc chấn thương có thể cải thiện sau vài tuần. Nhưng nếu tình trạng viêm liên quan tới thoái hóa khớp, viêm khớp dạng thấp, viêm khớp vảy nến,...thường không thể điều trị dứt điểm. Vì vậy, cách điều trị thường chỉ làm giảm nhẹ triệu chứng, duy trì chức năng và tránh biến dạng khớp. 

  • Chườm nóng, chườm lạnh: Cách này có thể làm dịu cơn đau và giảm sưng thấy, giúp cho các ngón chân cảm thấy thoải mái hơn. 
  • Điều trị bằng thuốc: Thuốc được sử dụng điều trị viêm khớp ngón chân có thể là thuốc kê đơn hoặc không kê đơn. Tuỳ thuộc vào tình trạng bệnh của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ có những chỉ định hợp lý. 
  • Tiêm Cortisone: Các cơn đau không có dấu hiệu thuyên giảm bằng thuốc uống, bác sĩ có thể chỉ định tiêm Cortisone trực tiếp vào ngón chân. Dù phương pháp điều trị này giúp giảm đau nhanh chóng nhưng có khả năng bị nhiễm trùng. Vì vậy, việc thực hiện cần được tiến hành bởi bác sĩ chuyên khoa tại cơ sở y tế uy tín. 
  • Phẫu thuật: Đây là phương pháp điều trị cuối cùng cho người mắc bệnh viêm khớp ngón chân. Dựa vào mức độ tổn thương của khớp mà bác sĩ sẽ phẫu thuật loại bỏ các gai quanh khớp hay cắt bỏ hoặc thay thế khớp. 

Điều trị viêm khớp ngón chân giúp giảm thiểu tình trạng đau, sưng tấyĐiều trị viêm khớp ngón chân giúp giảm thiểu tình trạng đau, sưng tấy

Lưu ý: 

  • Người bệnh tuyệt đối không tự ý dùng thuốc hoặc tăng liều thuốc khi chưa có sự đồng ý của các bác sĩ. 
  • Khi sử dụng thuốc nếu gặp tình trạng đau bụng, phù thì ngừng thuốc và thống báo với bác sĩ. 
  • Khi điều trị bệnh, bệnh nhân nên để ngón chân nghỉ ngơi, thư giãn, hạn chế đứng lâu, đi lại, không đi giày cao gót và không lao động nặng quá sức để tránh áp lực lên khớp.

5. Cách phòng ngừa viêm khớp ngón chân

Việc chủ động phòng ngừa bệnh từ sớm bằng những thói quen hằng ngày có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh viêm khớp ngón chân. Vì vậy, dưới đây là một vài cách phòng tránh căn bệnh này: 

  • Hạn chế nguy cơ gặp chấn thương khi làm việc, chơi thể thao hoặc các hoạt động thường ngày. 
  • Sử dụng giày vừa chân, thoải mái, hạn chế đi giày cao gót quá cao. 
  • Nếu mắc bệnh lý tự miễn, bệnh nhân nên thực hiện theo kế hoạch điều trị của bác sĩ để kiểm soát và ngăn ngừa tiến triển nặng hơn. 
  • Thực hiện những bài tập ngón chân và bàn chân để chúng hoạt động linh hoạt và giúp tăng cường điều tiết dịch nhờn cho các khớp. 
  • Xây dựng chế độ ăn lành mạnh, cung cấp dưỡng chất cho cơ thể, ăn nhiều rau củ quả. Hạn chế tiêu thụ chất béo, đường và chất kích thích như bia rượu, thuốc lá. 
  • Bỏ thói quen bẻ khớp ngón chân. 
  • Tham gia thể dục thể thao, quản lý cân nặng tốt.
  • Thăm khám sức khỏe định kỳ (6 tháng/lần) để phát hiện ra bệnh từ sớm, từ đó có lộ trình điều trị bệnh kịp thời và ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm của bệnh.  

Chủ động phòng ngừa bệnh viêm khớp ngón chân bằng thói quen lành mạnhChủ động phòng ngừa bệnh viêm khớp ngón chân bằng thói quen lành mạnh

Chức năng vận động của con người đều phụ thuộc vào cơ xương khớp. Vì vậy, để có một cơ thể khỏe mạnh thì cần phải chăm sóc và bảo vệ hệ thống cơ xương khớp nói chung là khớp ngón chân nói riêng. Qua bài viết này, Bệnh viện Đa khoa Phương Đông hy vọng bạn có thêm cho mình những thông tin hữu ích về căn bệnh Viêm khớp ngón chân.

Bệnh viện đa khoa Phương Đông là đơn vị chuyên khám và điều trị các bệnh xương khớp bởi đội ngũ y bác sĩ đầu ngành cùng hệ thống máy móc hiện đại, đảm bảo mang đến hiệu quả cao nhất cho người bệnh.

Để Đặt lịch khám và điều trị bệnh viêm khớp ngón chân, bệnh nhân có thể liên hệ hotline 19001806 để được đội ngũ của Bệnh viện Đa khoa Phương Đông hỗ trợ kịp thời!

980

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

PGS.TS.BS Cao Cấp

NGUYỄN MAI HỒNG

Giám đốc Trung tâm Cơ xương khớp

PGS.TS.BS Cao Cấp

NGUYỄN MAI HỒNG

Giám đốc Trung tâm Cơ xương khớp
19001806 Đặt lịch khám