Viêm mô tế bào cẳng chân là gì? Điều trị và cách phòng hiệu quả

Dương Minh Ngọc

25-10-2022

goole news
16

Viêm mô tế bào cẳng chân là một bệnh nhiễm trùng da ở vùng cẳng chân do vi khuẩn. Nếu không điều trị kịp thời, vi khuẩn này có thể xâm nhập vào máu và các hạch bạch huyết, đe dọa tính mạng người bệnh. Bài viết dưới đây sẽ thông tin chi tiết về bệnh.

Viêm mô tế bào cẳng chân là gì?

Viêm mô tế bào cẳng chân là một bệnh lý về da liễu khá nguy hiểm do vi khuẩn tấn công vào sâu các lớp dưới da và dễ gây nhiễm trùng nếu điều trị không nhanh chóng.

Nếu bị viêm mô tế bào cẳng chân trái thì rất có thể sẽ bị lây qua cẳng chân phải nếu không có phương án điều trị đúng đắn. Bệnh có thể làm lây lan ở các bộ phận lân cận trên cơ thể.

Viêm mô tế bào ở vùng cẳng chân là bệnh lý khá nguy hiểmViêm mô tế bào ở vùng cẳng chân là bệnh lý khá nguy hiểm

Đối tượng nguy cơ cao mắc viêm mô tế bào cẳng chân?

Viêm mô tế bào cẳng chânbệnh da liễu thường gặp ở người trung niên hoặc người lớn tuổi. Những người có những tình trạng sau sẽ tăng nguy cơ cao mắc bệnh này:

  • Gặp chấn thương da do phẫu thuật, gãy xương, vết cắt do bỏng hoặc do tai nạn gây ra.
  • Những người mắc bệnh tiểu đường, AIDS hoặc bệnh bạch cầu.
  • Chân bị sưng phù hậu phẫu thuật.
  • Có tiền sử bị viêm mô tế bào ở cẳng chân từ trước.
  • Mắc bệnh béo phì. 
  • Khả năng lưu thông máu khá kém dẫn đến da dễ bị nhiễm trùng và tổn thương.
  • Đang dùng một số loại thuốc làm hệ thống miễn dịch bị suy yếu.

Béo phì có thể làm tăng nguy cơ viêm mô tế bào cẳng chânBéo phì có thể làm tăng nguy cơ viêm mô tế bào cẳng chân

Dấu hiệu nhận biết viêm mô tế bào cẳng chân

Vùng da bị nhiễm trùng sẽ trở nên căng bóng và sưng tấy, có thể có tình trạng lở loét, phát ban nhanh chóng. Khu vực bị viêm có thể khiến người bệnh cảm thấy đau rát, nghiêm trọng hơn có thể xuất hiện mủ và tạo áp xe xung quanh vết thương.

Để chẩn đoán bệnh viêm mô tế bào cẳng chân chính xác, thông thường bác sĩ phải xem xét về tiền sử bệnh và tình trạng hiện giờ của bệnh nhân. Viêm da ban đỏ lan rộng ở lớp hạ bì sâu và mô dưới da ở khu vực cẳng chân là một dấu hiệu quan trọng để nhận định bạn đã mắc phải bệnh viêm mô tế bào ở vùng cẳng chân. 

Ngoài ra, khi muốn xác định bệnh nhân có bị nhiễm bệnh hay không thì việc kiểm tra da là một việc làm vô cùng quan trọng. Cần phải xác định xem ở vùng da của bệnh nhân có xuất hiện những vết thương nhỏ do chấn thương, do côn trùng cắn, vết lở loét do tì đè hoặc chấn thương. Cẩn thận quan sát giữa các ngón chân của bệnh nhân có xuất hiện vết nứt nẻ hay bị nấm hay không,…

Khi gặp những triệu chứng như trên hãy đến ngay bệnh viện hoặc cơ sở y tế gần nhất để bác sĩ chuyên môn có thể chẩn đoán và đánh giá chuẩn xác hơn để đưa ra cách thích hợp nhất cần làm đối với tình trạng hiện tại của bạn.

Ban đỏ xuất hiện ở vùng cẳng chânBan đỏ xuất hiện ở vùng cẳng chân

Nguyên nhân gây ra bệnh viêm mô tế bào cẳng chân

Viêm mô tế bào ở cẳng chân là một căn bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn gây ra, hai loại vi khuẩn phổ biến nhất phải kể đến là Streptococcus pyogenes và Staphylococcus aureus.

Khi da bình thường, khoẻ mạnh thì những vi khuẩn này thường sẽ không gây ra vấn đề gì nghiêm trọng. Tuy nhiên, nếu trên vùng da xuất hiện vết thương hở hoặc vết nứt thì có thể sẽ khiến cho vi khuẩn xâm nhập vào các lớp da sâu hơn, gây sưng tấy và nhiều triệu chứng khác trên vùng da bị ảnh hưởng. 

Vi khuẩn có thể xâm nhập vào da thông qua bất kỳ vị trí nào có vết thương hoặc rạn da như:

  • Vết thương vừa mới được phẫu thuật.
  • Vết lở loét.
  • Bị động vật, côn trùng cắn.
  • Bị kích ứng da.

Nên chú ý khi bị côn trùng cắn để tránh bị viêm mô tế bào ở cẳng chânNên chú ý khi bị côn trùng cắn để tránh bị viêm mô tế bào ở cẳng chân

Điều trị viêm mô tế bào cẳng chân

Viêm mô tế bào cẳng chân khi mới phát bệnh sẽ làm bệnh nhân lầm tưởng là vết phát ban đỏ không nghiêm trọng. Tuy nhiên nếu để bệnh tình cứ kéo dài thì vi khuẩn sẽ dần dần xâm nhập vào máu và hạch bạch huyết của bệnh nhân gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe người bệnh. Vậy nên cần xác định sớm bệnh để có phương pháp điều trị phù hợp

Điều trị tại nhà

  • Nghỉ ngơi hợp lý cũng là một cách thích hợp giúp tình trạng viêm trở nên ổn hơn. Đây có lẽ là một cách dễ làm nhất mà bệnh nhân có thể làm nhằm ngăn tình trạng viêm mô tế bào trở nên nghiêm trọng hơn và giúp vết thương nhanh hồi phục.
  • Kê cao gối chân là một cách điều trị dễ dàng có thể giúp bệnh nhân giảm tình trạng sưng phù ở chân.
  • Tăng cường sức khỏe bằng các thực phẩm như rau xanh hay hoa quả. Tránh các đồ ăn có chứa mùi tanh như cá, trứng,...
  • Nếu vết thương hở cần sát trùng thường xuyên để giữ vết thương không bị nặng thêm

Kê cao chân khi ngủ giúp giảm tình trạng sưng phù ở chânKê cao chân khi ngủ giúp giảm tình trạng sưng phù ở chân

Điều trị bằng kháng sinh

Nếu người bệnh chỉ bị viêm mô tế bào cẳng chân nhẹ và vẫn chưa nhiễm trùng toàn thân thì dùng kháng sinh là một lựa chọn hợp lý nhằm mục tiêu điều trị liên cầu. Thời gian điều trị bằng kháng sinh thường kéo dài tối thiểu là 5 ngày.

Nếu khu vực bị viêm chưa sinh mủ thì bệnh nhân nên dùng 500 mg cephalexin cứ 6 giờ 1 lần. Nếu bệnh nhân xuất hiện triệu chứng dị ứng với beta-lactamase thì chuyển sang điều trị bằng clindamycin với liều lượng từ 300 mg-450 mg cứ 6 giờ dùng 1 lần.

Nếu bệnh nhân xuất hiện mủ ở vị trí cẳng chân, tụ cầu vàng kháng methicillin, viêm mô tế bào liên quan đến áp xe hoặc vết thương thủng rộng, có tiền sử dùng thuốc thông qua đường tĩnh mạch trước kia thì nên dùng kháng sinh chống tụ cầu vàng chống methicillin.

Nếu nguyên do gây nên viêm mô tế bào cẳng chân là tụ cầu vàng kháng methicillin thì nên dùng trimethoprim-sulfamethoxazole 800 mg / 160 mg x 2 lần / ngày trong 5 ngày cùng với cephalexin 500 mg cứ 6 giờ một lần. Nếu bệnh nhân xuất hiện triệu chứng của dị ứng với trimethoprim-sulfamethoxazole thì điều trị bằng clindamycin 300 mg-450 mg cứ 6 giờ một lần.

Sử dụng kháng sinh theo đơn của bác sĩ để giảm các triệu chứng bệnhSử dụng kháng sinh theo đơn của bác sĩ để giảm các triệu chứng bệnh

Đối với những bệnh nhân gặp phải những tình trạng sau đây thì nên nhập viện ngay và dùng kháng sinh theo sự quan sát của bác sĩ chuyên môn:

  • Người bệnh không thể dung nạp được thuốc uống.
  • Bệnh nhân tự điều trị ở nhà nhưng không hiệu quả.
  • Hệ miễn dịch ở người bệnh bị suy giảm.
  • Ban đỏ ngày càng lan rộng ra.
  • Để giúp bệnh nhân giảm đau cũng như là hạ sốt thì bệnh nhân cũng có thể sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn như acetaminophen hoặc ibuprofen.
  • Nhiễm trùng toàn thân, sốt trên 38 độ C, nhịp tim trên 90 nhịp / phút, nhịp thở trên 20 nhịp / phút, bạch cầu trên 12000 / mm, bạch cầu dưới 4000 / mm, băng huyết lớn hơn hoặc bằng 10%.
  • Để điều trị tốt viêm mô tế bào ở cẳng chân thì chăm sóc vết thương là một phần không thể thiếu. Che kĩ lớp da bị tổn thương có thể làm cho vết thương mau lành.

Kháng sinh đường tĩnh mạch cần được sử dụng để chống lại liên cầu khuẩn nhóm A. Nếu bệnh nhân không có yếu tố nguy cơ do tụ cầu vàng kháng methicillin thì nên điều trị bằng cefazolin tiêm tĩnh mạch và khi có thể chuyển sang cephalexin trong tổng cộng 5 ngày điều trị. Nếu bệnh nhân có các yếu tố nguy cơ đối với tụ cầu vàng kháng methicillin thì cần phải bắt đầu điều trị bằng Vancomycin và sau đó là tới trimethoprim/ sulfamethoxazole.

Đối với những bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch thì cần phải nhập viện để điều trị kháng sinh đường tiêm, có thể cũng cần phải bao phủ kháng sinh phổ rộng với vancomycin cộng với piperacillin-tazobactam hoặc carbapenem.

Biểu hiện viêm kèm sốt là trạng thái nguy hiểm cần phải nhập việnBiểu hiện viêm kèm sốt là trạng thái nguy hiểm cần phải nhập viện

Phương pháp phòng tránh viêm mô tế bào cẳng chân

Bệnh viêm mô tế bào cẳng chân có thể phòng tránh được. Dưới đây là một số lưu ý giúp hạn chế tối đa nguy cơ mắc bệnh: 

  • Khi phát hiện có vết côn trùng cắn hay vết xước ngoài ra, người bệnh cần phải vệ sinh vết thương cẩn thận.
  • Nếu bị côn trùng cắn cũng không nên cào gãi, tránh bị xước tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập
  • Khi có vết thương hở, người bệnh cần vệ sinh vết thương cẩn thận, sử dụng các dung dịch sát trùng chuyên dụng và kết hợp dùng thuốc bôi ngoài da theo hướng dẫn của bác sĩ.
  • Vệ sinh vết thương thường xuyên, băng gạc cẩn thận để tránh bụi bẩn và các tác nhân khác tác động làm vết thương thêm nghiêm trọng.
  • Sử dụng các thuốc bôi chống côn trùng khi vào mùa nóng ẩm hoặc đi tới những vùng có nhiều côn trùng. Có thể sử dụng kết hợp áo dài tay hoặc găng tay để tránh việc bị côn trùng cắn

Tránh cào gãi vết thương do côn trùng cắnTránh cào gãi vết thương do côn trùng cắn

Như vậy, viêm mô tế bào cẳng chân là một bệnh lý phổ biến. Nếu người bệnh được điều trị kịp thời bằng thuốc kháng sinh phù hợp, bệnh thường sẽ khỏi. Nhưng nếu điều trị muộn, vi khuẩn có thể xâm nhập vào máu và các hạch bạch huyết và diễn biến nghiêm trọng gây đe dọa tính mạng. 

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

8,364

Bài viết hữu ích?

Đăng ký tư vấn

Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

ThS. Bác sĩ

LÊ THỊ HẰNG NGA

Khoa Khám Bệnh

Giải đáp thắc mắc: Bệnh nhiễm trùng máu có nguy hiểm không?

Nhiễm trùng máu có nguy hiểm không, có lây không, có chữa khỏi được không là thắc mắc của khá nhiều người. Có thể nó đây là căn bệnh vô cùng nguy hiểm.

04-05-2022

ThS. Bác sĩ

LÊ THỊ HẰNG NGA

Khoa Khám Bệnh
19001806 Đặt lịch khám