Viêm phổi do vi khuẩn: : Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Thu Hiền

04-09-2023

goole news
16

Viêm phổi do vi khuẩn là tình trạng viêm phổi thường gặp nhất khi nói đến những loại viêm phổi. Dấu hiệu bệnh biểu hiện khá rõ ràng, rất dễ nhận biết. Chính vì thế cách điều trị cũng không phức tạp. Bài viết dưới đây Bệnh viện đa khoa Phương Đông sẽ cùng bạn tìm hiểu chi tiết về bệnh. Bạn hãy theo dõi để ngăn ngừa, phòng tránh nhé.

Viêm phổi do vi khuẩn là gì?

Đây là bệnh lý xuất hiện bởi vì phổi bị nhiễm khuẩn, các tổ chức của phổi bị viêm khiến quá trình hô hấp thông thường gặp phải nhiều ảnh hưởng. Vi khuẩn chính là nguyên nhân chính dẫn tới viêm phổi ở trẻ em, người trưởng thành và người lớn tuổi. Các loại vi khuẩn thường gặp khiến mọi người bị viêm phổi đó là Legionella pneumophila, Chlamydia pneumoniae, Mycoplasma pneumoniae, Haemophilus influenzae và vi khuẩn Streptococcus pneumoniae. 

Viêm phổi do vi khuẩn là tình trạng phổi bị viêm bởi vì nhiễm khuẩn Viêm phổi do vi khuẩn là tình trạng phổi bị viêm bởi vì nhiễm khuẩn 

Trong đó Streptococcus pneumoniae - phế cầu khuẩn là vi khuẩn gây viêm phổi nguy hiểm nhất. Nếu người bệnh không nhận biết sớm, không điều trị kịp thời sẽ dẫn tới biến chứng và hậu quả khó lường, có thể dẫn đến tử vong. Viêm phổi do vi khuẩn bao gồm nhiều mức độ khác nhau, từ nhẹ đến nặng: 

  • Viêm phổi tại cộng đồng (CAP).
  • Viêm phổi tại bệnh viện (HAP).
  • Viêm phổi bởi vì máy thở (VAP).
  • Viêm phổi bởi vì chăm sóc y tế (HCAP).

Những triệu chứng viêm phổi do vi khuẩn 

Bệnh nhân có thể phát hiện bản thân đang mắc phải bệnh lý này nhờ vào nhiều dấu hiệu khác nhau. Cụ thể triệu chứng của viêm phổi do vi khuẩn khá dễ phát hiện bởi vì xuất hiện rầm rộ và kéo dài trong vài ngày như sau: 

  • Sốt cao, ốm kéo dài nhiều ngày. 
  • Ho có đờm màu xanh/màu vàng, ho nhiều, ho tiết ra chút máu. 
  • Khó thở, thở khò khè, thở nhanh khi vận động. 
  • Cảm thấy mệt mỏi, uể oải. 
  • Chán ăn, ăn uống không thấy ngon, ăn kém… 
  • Ra nhiều mồ hôi nhưng ớn lạnh, rét run. 
  • Xuất hiện các cơn đau ngực, đau như bị đâm, đau tăng mạnh khi ho.
  • Đau đầu, nhức đầu, chóng mặt, đau cơ hoặc đau khớp.
  • Huyết áp thấp, lơ mơ, tím môi, tím đầu chi. 

Viêm phổi do vi khuẩn có nhiều triệu chứng phổ biến, khá dễ nhận thấy Viêm phổi do vi khuẩn có nhiều triệu chứng phổ biến, khá dễ nhận thấy 

Điều trị khi bị viêm phổi do vi khuẩn

Khi bản thân xuất hiện những triệu chứng của bệnh, người bệnh nên đi thăm khám, kiểm tra sức khỏe để bác sĩ chẩn đoán, điều trị kịp thời. Đa phần bác sĩ sẽ chẩn đoán lâm sàng, hỏi về dấu hiệu của bệnh, chụp X-quang ngực, chụp cắt lớp vi tính và xét nghiệm máu, xét nghiệm nước bọt. Những cách này giúp bác sĩ nắm được bệnh nhân viêm phổi bởi vì loại vi khuẩn nào, từ đó đưa ra phác đồ điều trị hiệu quả cho bệnh nhân: 

Thuốc kháng sinh 

Phương pháp điều trị phổ biến nhất dành cho bệnh nhân bị viêm phổi do vi khuẩn đó là dùng thuốc kháng sinh. Người bệnh sẽ cảm thấy khỏe hơn, thuyên giảm các dấu hiệu khó chịu sau khi uống thuốc kháng sinh từ 2- 3 ngày.

Ngoài thuốc kháng sinh, một số bác sĩ còn chỉ định người bệnh kết hợp sử dụng thêm thuốc hạ sốt và thuốc giảm đau để thuyên giảm các dấu hiệu khó chịu của bệnh. Thể trạng người bệnh có thể hồi phục như bình thường sau khi uống thuốc 7- 10 ngày. Bệnh nhân lưu ý chỉ uống thuốc kháng sinh được bác sĩ chuyên khoa chỉ định, chú ý uống đủ liều, không tự ý tăng giảm liều lượng.  

Viêm phổi do vi khuẩn thường được điều trị bằng thuốc kháng sinh Viêm phổi do vi khuẩn thường được điều trị bằng thuốc kháng sinh 

Hiện nay việc điều trị bệnh đang là vấn đề nhức nhối đối với Y Tế Thế giới bởi vì các vi khuẩn có độc lực khá mạnh. Phế cầu khuẩn có thể phá vỡ hồng cầu, sau đó xâm nhập vào cơ thể để gây chết tế bào có lợi. 

Trong quá trình điều trị viêm phổi do vi khuẩn, bác sĩ luôn luôn cân nhắc đến vấn đề kháng thuốc. Do đó bác sĩ thường chỉ định bệnh nhân sử dụng kháng sinh liều cao, kết hợp sử dụng 2- 3 loại kháng sinh để hạn chế biến chứng. Ngoài ra cách này cũng rút ngắn thời gian điều trị, giảm thiểu chi phí tốn kém, hỗ trợ bệnh nhân khỏi bệnh. 

Tiêm kháng sinh 

Trường hợp bệnh tình trở nặng, bệnh nhân cần nhập viện để bác sĩ tiêm kháng sinh bằng đường tĩnh mạch. Đồng thời bác sĩ còn chỉ định vài phương pháp chữa trị, hỗ trợ khác. Cụ thể là thở oxy, lọc máu, chạy máy thở, sử dụng thuốc đặc trị để làm sạch đờm cho bệnh nhân tại khu vực chăm sóc đặc biệt.

Viêm phổi do vi khuẩn điều trị bằng cách tiêm kháng sinh qua đường tĩnh mạchViêm phổi do vi khuẩn điều trị bằng cách tiêm kháng sinh qua đường tĩnh mạch

Cách phòng ngừa viêm phổi do vi khuẩn

Nhìn chung dấu hiệu của bệnh tương đối dễ nhận và cách điều trị cũng khá đơn giản, không quá phức tạp. Tuy nhiên bệnh nhân không nên chủ quan vì viêm phổi do vi khuẩn có thể để lại biến chứng nguy hiểm, chết người. Bệnh lý này có cách dự phòng, ngăn ngừa tương đối hiệu quả. Mọi người hãy thực hiện các cách như sau: 

Chế độ ăn uống hợp lý, đầy đủ dinh dưỡng

Để bản thân không mắc phải tình trạng viêm phổi bởi vi khuẩn, mọi người nên thực hiện chế độ ăn uống hợp lý, có đầy đủ dinh dưỡng cần thiết với cơ thể. Thể chất sẽ tăng cường hệ miễn dịch, cải thiện sức đề kháng nhờ vào các thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất như: 

  • Rau xanh, củ tươi.
  • Hoa quả, trái cây.
  • Thịt cá. 
  • Trứng, sữa, phomai, bơ. 
  • Ngũ cốc.
  • Các loại hạt, đậu. 

Ngoài việc ăn uống lành mạnh, tăng cường ăn trái cây và rau xanh mọi người cũng nên lưu ý tới việc sơ chế, chế biến thực phẩm đúng cách. Trước khi nấu ăn bạn cần rửa tay với dung dịch phù hợp. Mỗi ngày cần ăn tối thiểu 3 bữa chính, ăn đúng giờ, nên mua và sử dụng thực phẩm sạch. 

Chế độ ăn uống hợp lý, đầy đủ dinh dưỡng là cách ngăn ngừa bệnh hiệu quảChế độ ăn uống hợp lý, đầy đủ dinh dưỡng là cách ngăn ngừa bệnh hiệu quả

Tiêm phòng vắc xin

Việc tăng cường sức đề kháng, tạo miễn dịch cho hệ hô hấp để bảo vệ lá phổi sẽ hạn chế nguy cơ viêm phổi. Bác sĩ khuyến cáo mọi người nên tiêm phòng vắc xin phòng phế cầu khuẩn, phòng cúm, bạch hầu, uốn ván, ho gà và Covid-19… Hiện nay Bộ Y Tế khuyến cáo người dân, cả trẻ em và người lớn đều nên tiêm các loại vắc xin như sau: 

  • Tiêm Synflorix (Bỉ) và Prevenar 13 (Bỉ): Phòng viêm phổi, viêm tai giữa, viêm màng não, nhiễm khuẩn huyết (nhiễm trùng máu)…
  • Tiêm Influvac Tetra (Hà Lan), GC FLU Quadrivalent (Hàn Quốc), Ivacflu-S (Việt Nam) và Vaxigrip Tetra (Pháp): Phòng ngừa bệnh cúm mùa, các biến chứng viêm phổi.  
  • Tiêm VA-Mengoc BC (Cu Ba): Phòng viêm màng não, viêm phổi và viêm tai giữa bởi vì não mô cầu khuẩn tuýp BC.
  • Tiêm Menactra (Mỹ): Phòng viêm tai giữa, viêm phổi và viêm màng não vì não mô cầu khuẩn tuýp A, C, Y, W-135.
  • Tiêm Boostrix (Bỉ), Adacel (Canada): Tác dụng phòng 3 trong 1 (Ho gà, bạch hầu và uốn ván.
  • Tiêm Hexaxim (Pháp), Infanrix Hexa (Bỉ): Phòng uốn ván, bại liệt, ho gà, bạch hầu, viêm phổi, viêm gan B, viêm màng não do HIB. 
  • Tiêm Pentaxim (Pháp), tiêm Infanrix IPV+Hib (Bỉ): Phòng uốn ván, bại liệt, bạch hầu, ho gà và bệnh viêm phổi – viêm màng não do HIB. 
  • Tiêm Tetraxim: Phòng uốn ván, bại liệt, bạch hầu, ho gà. 
  • Tiêm Quimi – Hib (Cuba): Phòng viêm phổi – viêm màng não do do HIB. 

Hiện nay những loại vắc xin này Bệnh viện Phương Đông đều có, mọi người có thể an tâm khi thực hiện tiêm phòng, ngăn ngừa bệnh viêm phổi do vi khuẩn tại đây. Quý khách hàng có thể liên hệ hotline 1900 1806 để được hỗ trợ thêm về tiêm chủng.

Thường xuyên tập luyện thể thao

Nhắc đến cách phòng ngừa viêm phổi do vi khuẩn hiệu quả nhất nên được áp dụng chắc chắn không thể thiếu việc tập luyện thể thao. Mọi người cần xây dựng chế độ sinh hoạt, tập thể dục thể thao thật khoa học và hợp lý.

Thường xuyên tập luyện thể thao để ngăn ngừa viêm phổi do vi khuẩnThường xuyên tập luyện thể thao để ngăn ngừa viêm phổi do vi khuẩn

Tùy vào thể trạng và công việc của bản thân, mọi người có thể lựa chọn cho mình bộ môn vận động phù hợp. Ví dụ như chạy bộ, bơi lội, yoga, pilates, đi bộ, đạp xe, tập gym, khiêu vũ,… Thời gian đầu, việc tập luyện thể thao có thể kéo dài trong vòng 15- 20 phút. Sau đó thực hiện trong vòng 30– 45 phút/ngày, vận động các ngày trong tuần vào khung giờ cố định sẽ mang lại hiệu quả tốt với sức khỏe. 

Tránh tiếp xúc với người mắc bệnh 

Để ngăn ngừa bệnh viêm phổi do vi khuẩn, mọi người nên sinh hoạt và bảo vệ bản thân, đặc biệt là tránh, hạn chế tiếp xúc với người mắc bệnh. Mọi người nên giữ ấm cho cơ thể mỗi khi giao mùa. Phòng ngừa bệnh viêm phổi vi khuẩn, mọi người cần tạo thói quen thường xuyên rửa tay sạch sẽ với xà phòng diệt khuẩn để loại bỏ các vi khuẩn độc hại, người bệnh khác. 

Mọi người nên tránh lui tới khu vực có nhiều khói thuốc lá, hóa chất độc hại. Nếu có đi ra ngoài hoặc tiếp xúc với người bệnh có bệnh lây qua đường hô hấp… mọi người nên đeo khẩu trang. Đồng thời bản thân phải vệ sinh thường xuyên tai, mũi, họng bằng nước muối sinh lí.   

Tránh tiếp xúc với người mắc bệnh về đường hô hấp để không bị viêm phổiTránh tiếp xúc với người mắc bệnh về đường hô hấp để không bị viêm phổi

Đối tượng nào dễ bị viêm phổi do vi khuẩn nhất? 

Có nhiều loại vi khuẩn gây ra bệnh lý này, do đó mọi người đều là đối tượng có nguy cơ mắc phải viêm phổi do vi khuẩn. Hầu hết khu vực hầu họng của con người luôn có sự hiện diện của liên cầu khuẩn. Người có hệ miễn dịch khỏe mạnh thì bản thân sẽ không có vấn đề gì. Còn người có sức khỏe kém, sức đề kháng yếu đi thì liên cầu khuẩn sẽ xâm nhập và gây ra viêm phổi. Dưới đây là các đối tượng dễ bị viêm phổi do vi khuẩn nhất mà bạn nên biết: 

  • Người già, người từ 65 tuổi trở lên. 
  • Người mắc sẵn một số bệnh lý mạn tính như đái tháo đường, hen phế quản và tim mạch…
  • Người vừa trải qua, vừa thực hiện phẫu thuật. 
  • Người thiếu dinh dưỡng, ăn uống, sinh hoạt không hợp lý. 
  • Người có sức đề kháng yếu, người bị suy giảm miễn dịch.
  • Người hút thuốc lá, uống nhiều rượu bia hoặc sử dụng chất kích thích. 

Có một số người sẽ có nguy cơ cao mắc phải viêm phổi do vi khuẩnCó một số người sẽ có nguy cơ cao mắc phải viêm phổi do vi khuẩn

Có thể thấy viêm phổi do vi khuẩn là căn bệnh tương đối phổ biến, có triệu chứng và cách điều trị không quá phức tạp. Tuy nhiên mọi người không nên chủ quan, tốt nhất nên đi thăm khám và điều trị sớm nếu thấy bản thân có dấu hiệu của bệnh.

Hy vọng mọi người có thể phòng ngừa bệnh viêm phổi do vi khuẩn hiệu quả nhờ vào việc tiêm vắc xin, thực hiện chế độ dinh dưỡng lành mạnh và chăm chỉ luyện tập thể dục thể thao.

 

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

1,821

Bài viết hữu ích?

Đăng ký tư vấn

Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

19001806 Đặt lịch khám