Viêm tai giữa khi mang thai: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

Bích Ngọc

25-06-2024

goole news
16

Viêm tai giữa là một bệnh lý phổ biến, có thể xảy ra ở bất kỳ ai, đặc biệt là phụ nữ mang thai. Do sự thay đổi nội tiết tố và hệ miễn dịch suy yếu, mẹ bầu dễ bị tấn công bởi các tác nhân gây bệnh, dẫn đến viêm tai giữa. Hãy cùng Bệnh viện Đa khoa Phương Đông tìm hiểu về bệnh viêm tai giữa khi mang thai của mẹ bầu qua bài viết này.

Viêm tai giữa khi mang thai là gì?

Viêm tai giữa khi mang thai là tình trạng nhiễm trùng do virus hoặc vi khuẩn xảy ra ở tai giữa, khu vực nằm sau màng nhĩ. Tai giữa bao gồm các bộ phận như xương tai, màng nhĩ và vòi nhĩ, có chức năng dẫn truyền âm thanh từ tai ngoài đến tai trong.

Hầu hết, khi mẹ bầu bị viêm tai giữa thường có những triệu chứng nhẹ. Tuy nhiên, cần đến gặp bác sĩ để đảm bảo an toàn sức khỏe cho cả mẹ và bé. 

Hơn nữa, mẹ bầu thường dễ mắc bệnh hơn vào mùa mưa khi thời tiết thay đổi kết hợp với hệ miễn dịch suy yếu trong thời gian mang thai. Chính vì vậy, cần đặc biệt chú ý vào thời gian này vì nếu không chữa trị kịp thời có thể dẫn đến những biến chứng khác.

Viêm tai giữa khi mang thai là tình trạng khá thường gặp ở mẹ bầu do nhiều nguyên nhân khác nhauViêm tai giữa khi mang thai là tình trạng khá thường gặp ở mẹ bầu do nhiều nguyên nhân khác nhau

Viêm tai giữa khi mang thai có nguy hiểm không?

Nhìn chung, phần lớn các trường hợp viêm tai giữa khi mang thai không gây ảnh hưởng đến mẹ cũng như em bé. Chúng giống nhiễm trùng tai và có thể tự khỏi được nếu được theo dõi và chăm sóc tại nhà. Tuy nhiên, nếu các triệu chứng không thuyên giảm hoặc biến mất trong 2-3 ngày, mẹ bầu nên chủ động đến gặp bác sĩ để được thăm khám và tư vấn. 

Mẹ bầu bị viêm tai giữa thường là tình trạng không quá nghiêm trọng nhưng vẫn có thể xảy ra biến chứng. 

Một số biến chứng có thể xảy ra như: Thủng màng nhĩ, mất thính lực, chóng mặt, nghe kém, ù tai,...

Nguyên nhân khiến bà bầu bị viêm tai giữa

Viêm tai giữa khi mang thai có thể ảnh hưởng đến các cơ quan khác nếu mẹ bầu không được điều trị sớm. Có rất nhiều yếu tố có thể gây ra tình trạng viêm tai giữa ở mẹ bầu. Một số nguyên nhân phổ biến có thể kể đến như: 

  • Sự xâm nhập của mầm bệnh khi hệ miễn dịch yếu: Virus, vi khuẩn có thể xâm nhập vào tai và gây ra tình trạng dịch mủ, viêm xoang,... Khi dịch tích tụ lâu trong tai giữa gây ra nhiễm trùng. 
  • Do thay đổi nội tiết tố khi mang thai: Mẹ bầu thường dễ gặp tình trạng rối loạn nội tiết tố, từ đó dễ mắc các bệnh về mắt - tai - mũi - họng, trong đó có viêm tai giữa. 
  • Sự tích tụ của ráy tai hoặc ráy tai dư dịch nhầy tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn gây bệnh. 
  • Do mẹ bầu bị cảm cúm, cảm lạnh. 
  • Thai phụ từng bị viêm tai giữa mãn tính: Khi mang thai, nguy cơ bị viêm tai giữa ngày càng tăng cao.
  • Mẹ bầu có thói quen nằm nghiêng một bên lâu tạo tạo áp lực lên tai. 
  • Có chấn thương vùng tại, để lâu tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập và phát triển.

Các chuyên gia cho biết, xác định chính xác nguyên nhân có thể gây viêm tai giữa khi mang thai để điều trị hiệu quả. Từ đó, giúp mẹ bầu nhanh chóng hồi phục, hạn chế ảnh hưởng đến thai nhi. 

Thay đổi nội tiết tố và hệ miễn dịch giảm là nguyên nhân chính gây ra tình trạng viêm tai giữa khi mang thaiThay đổi nội tiết tố và hệ miễn dịch giảm là nguyên nhân chính gây ra tình trạng viêm tai giữa khi mang thai

Các dấu hiệu bị viêm tai giữa khi mang thai

Một số dấu hiệu khi mẹ bầu bị viêm tai giữa gồm: 

  • Đau bên trong tai: Đau rát, buốt, đau âm ỉ, đặc biệt khi ấn vào từ phía ngoài. 
  • Sưng, nóng, đỏ viêm ống tai. 
  • Ngứa bên trong hoặc xung quanh tai.
  • Đau đầu, chóng mặt.
  • Mất thính giác, ù tai.
  • Tai chảy dịch màu vàng, xanh hoặc lẫn màu.
  • Sốt. 

Chảy dịch tai là dấu hiệu đặc trưng khi bị mắc viêm tai giữa

Cách điều trị viêm tai giữa trong thai kỳ

Điều trị theo chỉ định của bác sĩ

Bác sĩ chuyên khoa sau khi thăm khám và chẩn đoán sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. Thông thường, bác sĩ sẽ chỉ định theo những phương pháp sau: 

  • Thuốc kháng sinh: Bác sĩ có thể chỉ định sử dụng thuốc kháng sinh nếu tình trạng nhiễm trùng không khỏi. Người bệnh cần tuân thủ sử dụng đúng và đủ liều lượng kháng sinh. Bác sĩ sẽ cho người bệnh những loại kháng sinh an toàn nên không được tự ý dùng hay thay đổi liều lượng trong quá trình điều trị. 
  • Các loại thuốc không kê đơn: Mặc dù là thuốc không kê đơn những vẫn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng. Một số loại thuốc thông thường như: Thuốc nhỏ tai, thuốc Ibuprofen, thông mũi,... những loại thuốc này có tác dụng chống viêm, giảm đau, giảm sưng, chống nhiễm trùng.
  • Phẫu thuật: Đây là phương pháp cuối cùng nếu các phương pháp khác không đạt hiệu quả. Bác sĩ sẽ áp dụng phẫu thuật để loại bỏ chất nhầy ra khỏi tai. Tuy nhiên, việc này thường được thực hiện sau khi sinh để tránh ảnh hưởng đến mẹ và bé. 

Thực hiện chăm sóc tại nhà

Bên cạnh sử dụng thuốc, mẹ bầu nếu bị viêm tai giữa mức độ nhẹ có thể tự chăm sóc và điều trị tại nhà. Mặc dù đem lại hiệu quả chậm nhưng an toàn và ít để lại biến chứng. Một số cách chăm sóc viêm tai giữa cho mẹ bầu tại nhà: 

  • Vệ sinh tai sạch sẽ, sử dụng khăn mềm để vệ sinh bên ngoài tai. 
  • Không lấy ráy tai bằng tăm bông vì khiến chúng bị đẩy sâu vào bên trong. 
  • Đội mũ bơi hoặc giữ đầu ở trên mặt nước nếu đi bơi.
  • Nên sử dụng khăn mềm để lau khô khi bị nước dính vào tai. 
  • Dùng mẹo dân gian như: Dùng giấm, muối, dầu oliu để giảm tình trạng viêm tai giữa. 

Vệ sinh tai sạch sẽ để tránh khả năng gây ra viêm tai giữa ở mẹ bầuVệ sinh tai sạch sẽ để tránh khả năng gây ra viêm tai giữa ở mẹ bầu

Xem thêm:

Cách phòng ngừa viêm tai giữa khi mang thai cho mẹ bầu

Thông thường, viêm tai giữa khi mang thai là hậu của việc hạ thân nhiệt hoặc bị nhiễm virus. Để phòng ngừa, mẹ bầu cần tránh cảm lạnh và tăng cường hệ thống miễn dịch, cụ thể như: 

  • Tập thể dục nhẹ nhàng giúp cơ thể khỏe mạnh như: đi bộ, tập yoga,...
  • Xây dựng chế độ ăn uống đầy đủ dưỡng chất, hợp lý. 
  • Luôn giữ cơ thể đủ ấm. 
  • Sau khi tắm, cần vệ sinh tai để tránh nước ứ trong ống tai giúp giảm khả năng viêm tai giữa. 

Tập thể dục nhẹ nhàng giúp mẹ bầu có một thai kỳ khoẻ mạnhTập thể dục nhẹ nhàng giúp mẹ bầu có một thai kỳ khoẻ mạnh

Viêm tai giữa khi mang thai là tình trạng khá thường gặp ở phụ nữ trong thời kỳ mang thai, chúng sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và bé nếu không được phát hiện, can thiệp điều trị kịp thời. Có nhiều chống chỉ định với phụ nữ đang mang thai, chính vì vậy không nên tự ý sử dụng thuốc hay thực hiện các biện pháp khác nếu không có sự hướng dẫn của bác sĩ. Để đảm bảo có một thai kỳ khỏe mạnh, mẹ nên chủ động thăm khám và điều trị nếu có bất cứ biểu hiện bất thường nào. 

Hy vọng qua bài viết này của Bệnh viện Đa khoa Phương Đông đã đem lại những kiến thức bổ ích về tình trạng viêm tai giữa khi mang thai cho mẹ bầu. Khi có bất kỳ bất thường nào trong quá trình mang thai, hãy liên hệ hotline 1900 1806 của Phương Đông để được bác sĩ tư vấn và điều trị kịp thời, tránh ảnh hưởng đến sức khoẻ của mẹ và bé.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
2,380

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

19001806 Đặt lịch khám