Giải đáp thắc mắc: Viêm VA có tự khỏi không? Bao giờ thì khỏi?

Ngọc Anh

26-02-2025

goole news
16

Không ít các bậc phụ huynh hết sức lo lắng khi con cái mình được chẩn đoán mắc viêm VA. Vậy liệu bị viêm VA có tự khỏi không? Nên chăm sóc con như thế nào để hồi phục nhanh chóng? Mời bạn theo dõi bài viết dưới đây để được giải đáp.

Viêm VA có tự khỏi được không?

Bệnh có thể tự khỏi trong 7 - 10 ngày. Khi đó, cơ thể sẽ tự loại bỏ virus trong vòng vài ngày đến một tuần và các triệu chứng dần thuyên giảm. Tuy nhiên, không loại trừ trường hợp viêm VA tái đi tái lại nhiều lần (bệnh từ cấp tính chuyển sang mãn tính), tuỳ vào tình trạng bệnh lý của trẻ.

Viêm VA có tự khỏi được không? Bệnh có thể tự khỏi ở mức độ nhẹ

Viêm VA có tự khỏi được không? Bệnh có thể tự khỏi ở mức độ nhẹ

Viêm VA có nguy hiểm không? Bao giờ thì khỏi?

Các triệu chứng của bệnh viêm VA cấp tính khá nhẹ nhàng nên không ít người cho rằng bệnh không nguy hiểm, có thể tự khỏi được. Đây là một trong số các lỗi sai phổ biến. Mặc dù câu trả lời của “Viêm VA có tự khỏi không” là “Có” nhưng bạn vẫn không nên chủ quan trước các biến chứng sau:

Loại Biến Chứng

Mô Tả

Viêm VA cấp tính

Nghẹt mũi và ngưng thở khi ngủ

VA quá phát có thể gây tắc nghẽn đường thở, khiến trẻ phải thở bằng miệng, lâu dần có thể gây suy tim trái. Khi ngủ, trẻ có thể bị ngưng thở nhiều lần trong đêm.

Viêm tai giữa cấp

Vi khuẩn từ VA có thể lan lên tai giữa qua vòi nhĩ, gây viêm tai giữa, có mủ, làm giảm thính lực, thậm chí thủng màng nhĩ.

Viêm nhiễm đường hô hấp

Mủ từ VA có thể chảy xuống họng gây viêm họng, viêm phế quản, viêm thanh quản, thậm chí viêm phổi.

Rối loạn giấc ngủ

Trẻ bị viêm VA thường ngủ không yên, ngủ ngáy, nghiến răng, thậm chí đái dầm.

Viêm VA mãn tính

Dị dạng sọ mặt

Viêm VA mạn tính có thể gây biến dạng khuôn mặt do trẻ phải thở bằng miệng trong thời gian dài.

Viêm tai giữa thanh dịch

VA quá phát làm tắc vòi nhĩ, gây tích tụ dịch trong tai giữa, ảnh hưởng đến khả năng nghe của trẻ.

Viêm mũi xoang

Mủ chảy xuống mũi gây viêm xoang, làm tắc lỗ thông xoang, gây phù nề niêm mạc mũi.

Rối loạn tiêu hóa

Trẻ nuốt phải mủ hoặc phản ứng viêm có thể gây đau bụng, nôn trớ, tiêu chảy.

Viêm mũi xoang là một trong các biến chứng sức khoẻ của viêm VA

Viêm mũi xoang là một trong các biến chứng sức khoẻ của viêm VA

Viêm VA khi nào thì phải điều trị? Điều trị như thế nào?

Nếu không may mắc bệnh viêm VA, bạn cần lưu ý đưa bé đến Bệnh viện gần nhất càng sớm càng tốt khi phát hiện các triệu chứng sau:

  • Trẻ bị sốt cao kéo dài.
  • Nghẹt mũi, khó thở, ngủ ngáy.
  • Đau tai, chảy dịch tai, nghe kém.
  • Mệt mỏi, chán ăn, không hoạt ngôn

Mặc dù phụ thuộc vào tình trạng bệnh lý, bệnh nhân sẽ được chỉ định thực hiện các phương án điều trị khác nhau. Tuy nhiên, nhìn chung người bệnh sẽ được:

  • Điều trị nội khoa: Sử dụng thuốc kháng viêm, thuốc giảm đau, hạ sốt và rửa mũi bằng nước muối sinh lý để giảm triệu chứng.
  • Phẫu thuật nạo VA: Được chỉ định khi viêm VA, viêm VA mãn tính, ảnh hưởng đến đường thở, gây biến chứng hoặc tái phát nhiều lần.

Khám Tai mũi họng tại Bệnh viện đa khoa Phương Đông

Khám Tai mũi họng tại Bệnh viện đa khoa Phương Đông

Có thể nói, bài viết trên đã giải đáp chi tiết về “viêm VA có tự khỏi không”. Viêm VA có thể tự khỏi nếu là tình trạng nhẹ và hệ miễn dịch của trẻ đủ mạnh để chống lại vi khuẩn hoặc virus. Tuy nhiên, nếu viêm VA kéo dài, tái phát nhiều lần hoặc gây biến chứng, cần điều trị bằng thuốc hoặc phẫu thuật nạo VA.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

108

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

BS.CKI

MAI VĂN NGHĨA

Bác sĩ Tai mũi họng
19001806 Đặt lịch khám