Giải đáp thắc mắc: Vitamin B7 có trong thực phẩm nào?

Ngọc Anh

08-10-2024

goole news
16

Vitamin B7 là một trong số các chất dinh dưỡng không thể thiếu nhưng đôi khi cơ thể không tổng hợp được. Chính vì thế, bạn phải chủ động bổ sung bằng các thực phẩm hoặc sản phẩm bổ sung hàng ngày. Để thực hiện điều này thì bạn phải nắm được “vitamin B7 có trong thực phẩm nào”. Hãy theo dõi bài viết dưới đây để được đội ngũ Bệnh viện Đa khoa Phương Đông giải đáp. 

Vitamin B7 là gì? Thiếu vitamin B7 có nguy hiểm không?

Vitamin B7 có vai trò gì?

Vitamin B7, còn được gọi là biotin, là một loại vitamin có thể hoà tan trong nước. Nó có vai trò quan trọng trong nhiều quá trình chuyển hóa của cơ thể, đặc biệt là quá trình chuyển hóa các chất béo, carbohydrate và protein. Ngoài ra, vitamin B7 cũng là một trong các chất không thể thiếu để duy trì hoạt động theo quy định của các gen trong tế bào. 

Biotin là hợp chất rất quan trọng cho mọi hoạt động của cơ thể

Biotin là hợp chất rất quan trọng cho mọi hoạt động của cơ thể

Vitamin B7 có trong thực phẩm nào? Đây là hoạt chất có thể tìm thấy trong nhiều loại thực vật và động vật như hạt, quả hạch, trứng, thịt, cá, rau củ, sản phẩm từ sữa,... Có thể bạn chưa biết, loại vitamin này còn là thành phần của các loại dược mỹ phẩm, thực phẩm bổ sung.

Thiếu vitamin B7 gây ra bệnh gì?

Trên thực tế, thiếu hụt vitamin B7 có thể dẫn đến các vấn đề sức khoẻ như:

  • Rụng tóc, tóc mỏng, gãy rụng thường xuyên, tóc chẻ ngọn
  • Các bệnh da và móng như phát ban da, da khô và bong tróc, xuất hiện các vết nứt ở miệng, ngứa tay chân, sưng lưỡi, móng tay giòn
  • Mệt mỏi: Cảm thấy mệt mỏi, chán ăn, thiếu năng lượng.
  • Bệnh về mắt như khô mắt, tăng nguy cơ viêm kết mạc
  • Mất ngủ, khó tập trung dễ sinh ra ảo giác
  • Trầm cảm

Hay bị rụng tóc có thể là một trong những dấu hiệu thiếu hụt vitamin B7

Hay bị rụng tóc có thể là một trong những dấu hiệu thiếu hụt vitamin B7

Vitamin B7 có trong thực phẩm nào?

Nếu bạn vẫn đang thắc mắc “Vitamin B7 có trong thực phẩm nào” thì có thể theo dõi bảng dưới đây:

Loại thực phẩm

Lợi ích

Hạnh nhân

Chứa vitamin B7 và các vi chất lành mạnh như chất béo, vitamin E, sắt, kẽm,.. giúp quá trình chất diễn ra hiệu quả hơn

Khuyến khích: Ăn 5 - 10 hạt/ ngày

Hạt ngũ cốc nguyên hạt

Giàu chất xơ, canxi, sắt và vitamin B phức hợp có thể giúp ổn định đường huyết.

Lưu ý: Nên chọn đúng ngũ cốc nguyên vỏ

Cá biển (cá hồi, cá ngừ)

Nguồn đạm, omega-3, vitamin D,.. chất lượng cao hỗ trợ hoạt động tim mạch và não bộ.

Chú ý: Hạn chế ăn cá biển sống lâu năm vì hàm lượng thuỷ ngân trong cá cao. 

Thịt bò

Cung cấp protein, sắt, kẽm, vitamin B12 cải thiện khối lượng cơ bắp và hệ miễn dịch.

Gan, thịt nội tạng

Rất giàu vitamin B7 dù là gan bò, cừu, lợn, gà. Đồng thời nó cũng mang lại nhiều vitamin và khoáng chất khác.
Lưu ý: Chế biến gan thật kỹ, phải nấu chín hoàn toàn và chọn nguồn thực phẩm an toàn, rõ nguồn gốc xuất xứ

Thịt gà, đặc biệt là ức gà

Cung cấp đầy đủ đạm, ít calo và nhiều vitamin nhóm B để tăng trưởng cơ bắp.

Trứng

Nguồn vitamin B7 dồi dào chỉ đứng sau gan. Đồng thời, trứng còn chứa protein, choline, lutein, zeaxanthin, tốt cho mắt và não.

Nên chế biến thành nhiều món ăn. Nếu không thích ăn trứng có thể dùng các loại rau xanh, trái cây họ đậu, cải để thay thế

Bánh mì nguyên hạt

Cung cấp chất xơ, vitamin B phức hợp, khoáng chất, giúp no lâu và hạn chế nguy cơ nạp cholesterol vào cơ thể. .

Đậu nành và hạt họ đậu

Chứa lượng lớn vitamin B7 và vitamin B9 tham gia vào các hoạt động trao đổi chất, tăng cường hệ miễn dịch và sức khỏe của làn da, tóc, móng,

Ngoài ra đây là nguồn protein thực vật, chất xơ, vitamin và khoáng chất, tốt cho tim mạch và tiêu hóa. Phù hợp cho người ăn chay hoặc người bình thường kết hợp song song với đạm động vật

Súp lơ

Trung bình súp lơ tươi có thể chứa đến 17mcg biotin. Mặt khác, mó còn chứa vitamin C, K, chất xơ, có tác dụng hỗ trợ hệ miễn dịch và xương khớp rất tốt.

Trong khi chế biến, không nên nấu súp lơ quá lâu tránh trường hợp các vitamin nhóm B bị phân huỷ

Men dinh dưỡng

Thành phần chứa nhiều loại vitamin, cải thiện hoạt động tiêu hóa và tăng cường sức khỏe đường ruột.

Chú ý: Men dinh dưỡng # men tiêu hoá

Khoai lang

Chứa nhiều vitamin B7, vitamin A, kali, chất xơ. Ăn nhiều khoai lang sẽ có tác dụng nâng cao thị lực và tiêu hóa dễ dàng hơn.

Nấm

Nguồn vitamin B dồi dào, giúp cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh nhiễm trùng mạnh mẽ.

Sữa

Không chỉ sữa, các loại thực phẩm từ sữa cũng giúp cơ thể hấp thu protein, canxi và vitamin các loại.

Cải cầu vồng

Chứa nhiều vitamin và khoáng chất thiết yếu cho cơ thể như vitamin B7,A,C,E và sắt, canxi, kẽm, đồng.

Bên cạnh đó, để cơ thể hấp thu hiệu quả các vitamin B7 trong các nhóm thực phẩm, bạn nên:

  • Ăn đa dạng các loại thực phẩm: Đừng chỉ ăn một hoặc một nhóm thực phẩm kể trên mà hãy kết hợp nhiều nhóm chất từ động vật, thực vật. 
  • Cách chế biến cũng nên được thay đổi linh hoạt để bạn vẫn ăn uống ngon miệng, thoải mái
  • Tham khảo ý kiến của chuyên gia dinh dưỡng: Cách tốt nhất là bạn nên đến Bệnh viện lớn thăm khám để nắm được tình trạng của cơ thể và hướng dẫn xây dựng thực đơn phù hợp.

Vitamin b7 có trong thực phẩm nào?

Gợi ý một số nguyên liệu nấu nướng giàu biotin

Khoa Dinh dưỡng - Bệnh viện Đa khoa Phương Đông là địa chỉ thăm khám được nhiều khách hàng tin tưởng. Khoa dẫn đầu bởi TTUT.PGS.TS.BS Cao Thị Thu Hương từng là Trưởng Phòng Quản lý Nghiên cứu, Viện dinh dưỡng Quốc gia và hiện tại đang giữ chức vụ Trưởng khoa Dinh dưỡng của Bệnh viện. 

Khám Dinh dưỡng tại Bệnh viện Đa khoa Phương Đông

Khám Dinh dưỡng tại Bệnh viện Đa khoa Phương Đông

Quy trình thăm khám dễ dàng, tiết kiệm thời gian và đội ngũ y tế được đào tạo bài bản sẽ đem lại trải nghiệm thoải mái, dễ chịu cho mọi khách hàng đến Bệnh viện. 

Khuyến cáo về lượng vitamin B7 nên bổ sung mỗi ngày

Dù đã được giải đáp thắc mắc “vitamin B7 có trong thực phẩm nào” thì để bổ sung đúng cách, bạn cần nắm được liều lượng của chúng cho từng độ tuổi, giới tính và trạng thái sức khoẻ khác nhau. 

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, liều lượng vitamin khuyên dùng cho từng đối tượng như sau:

  • Trẻ sơ sinh < 6 tháng: 5mcg
  • Trẻ sơ sinh từ 7 - 12 tháng: 6 mcg
  • Trẻ từ 1 - 3 tuổi: 8 mcg
  • Trẻ từ 4 - 8 tuổi: 12 mcg
  • Trẻ từ 9 - 13 tuổi: 20 mcg
  • Thanh thiếu niên từ 14 - 18 tuổi: 25 mcg
  • Người trưởng thành trên 19 tuổi: 30 mcg
  • Phụ nữ mang thai: 30 mcg
  • Phụ nữ đang cho con bú: 35 mcg

Thay vì bổ sung trực tiếp, thai phụ nên bổ sung các dưỡng chất từ thực phẩm tươi

Thay vì bổ sung trực tiếp, thai phụ nên bổ sung các dưỡng chất từ thực phẩm tươi

Có thể nói, bài viết trên đã lời giải đáp chi tiết cho câu hỏi “vitamin B7 có trong thực phẩm nào”.  Nó có nhiều trong những món ăn quen thuộc như trứng, thịt, cá, sữa, bánh mì, rau củ. Việc bổ sung đều đặn những thực phẩm này sẽ giúp bạn có đủ biotin để cơ thể khỏe mạnh.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
283

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

TTƯT.PGS.TS.BS

CAO THỊ THU HƯƠNG

Trưởng khoa Dinh dưỡng

TTƯT.PGS.TS.BS

CAO THỊ THU HƯƠNG

Trưởng khoa Dinh dưỡng
19001806 Đặt lịch khám