Vỡ túi mật là gì?
Túi mật là một túi nhỏ nằm ở dưới gan, dạng hình giống quả lê. Tác dụng của túi mật là cô đặc và lưu trữ mật. Lượng mật được lưu trữ tại đây là do gan bài tiết ra và dịch mật sẽ được bài tiết để có thể tiêu hóa các chất béo có trong cơ thể.
Vỡ túi mật là hiện trạng thành túi mật bị vỡ hoặc bị rò rỉ mà nguyên nhân chủ yếu dẫn đến hiện tượng này đó là do viêm túi mật hoặc sỏi túi mật, phần lấn các ca bệnh túi mật bị vỡ đều do các nguyên nhân này.
Túi mật là một túi nhỏ nằm ở dưới gan
Dấu hiệu vỡ túi mật là gì?
Túi mật bị vỡ được biết đến là một bệnh lý nguy hiểm, có thể dẫn đến việc nhiễm trùng và ảnh hưởng lớn đến tính mạng. Vì vậy, mọi người phải hiểu biết rõ các biểu hiện vỡ túi mật để có thể điều trị kịp thời khi phát hiện bệnh. Vậy triệu chứng vỡ túi mật là gì? Dưới đây là một vài triệu chứng phổ biến khi túi mật bị vỡ:
- Bệnh nhân đột ngột bị đau dữ dội, đau ở vùng bụng trên bên phải, sau đó, cơn đau có thể lan ra cả lưng và vai phải.
- Người bệnh có cảm giác muốn nôn mửa
- Người bệnh không thể đứng thẳng khi di chuyển vì bị đau, luôn đi với tình trạng khom chúi người về phía trước
- Người bệnh sẽ bị tụt huyết áp, sốt cao, tim đập nhanh
- Chân tay của người bệnh lạnh toát
Đau ở vùng bụng trên bên phải là biểu hiện vỡ túi mật
Nguyên nhân vỡ túi mật là do đâu?
Vỡ túi mật xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau:
- Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến túi mật bị vỡ hoặc rò rỉ là do sỏi túi mật.
- Viêm túi mật cũng là nguyên nhân vỡ túi mật.
- Việc các loại ký sinh trùng như bệnh giun đũa,.. di chuyển vào trong túi mật cũng là nguyên nhân gây vỡ hoặc rò rỉ túi mật.
- Túi mật bị nhiễm khuẩn bởi các loại vi khuẩn như Klebsiella, Escherichia Coli,... ở đường ruột gây nên hiện tượng này.
- Ngoài ra, những tác động từ bên ngoài như chấn thương do tai nạn giao thông, té ngã,...
Một trong những nguyên nhân vỡ túi mật là viêm túi mật
Vỡ túi mật có nguy hiểm không?
Vỡ túi mật có nguy hiểm hay không là câu hỏi của nhiều bệnh nhân. Khi túi mật bị vỡ cần được phát hiện và chữa trị kịp thời để hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực đối với sức khỏe. Tình trạng này có thể gây ra những biến chứng như nhiễm trùng huyết, gây sốc và làm các cơ quan nội tạng không thực hiện chức năng của nó.
Điểm cần lưu ý là túi mật bị rò rỉ có thể xảy ra ở những phần khác nhau, một số điểm vỡ có thể dễ dàng loại bỏ, một số điểm vỡ khác thì làm việc loại bỏ khó khăn và tăng nguy cơ nhiễm trùng cho bệnh nhân. Nếu túi mật được loại bỏ trước khi bị vỡ, nó sẽ giảm khả năng nguy hiểm đến sức khỏe và tránh gặp những biến chứng nghiêm trọng.
Chẩn đoán vỡ túi mật
Việc chẩn đoán vỡ túi mật gặp nhiều khó khăn do triệu chứng căn bệnh này rất giống với bệnh viêm túi mật. Do đó, để chẩn đoán, bác sĩ phải thực hiện rất nhiều xét nghiệm để kiểm tra như chụp CT, siêu âm ổ bụng, quét HIDA, sử dụng vật liệu phóng xạ tiêm vào cơ thể và theo dõi bằng máy móc chuyên dụng.
Ngoài ra, y bác sĩ cũng sẽ yêu cầu thực hiện các xét nghiệm máu để kiểm tra xem rằng có hay không các dấu hiệu viêm, nhiễm trùng như tốc độ lắng máu, phản ứng protein C, số lượng bạch cầu,...
Chẩn đoán vỡ túi mật thông qua siêu âm ổ bụng
Điều trị vỡ túi mật
Sau khi phát hiện túi mật bị vỡ, phương pháp điều trị mà các bác sĩ khuyên dùng đó chính là cắt túi mật. Thông qua phương pháp phẫu thuật nội soi - phẫu thuật xâm lấn tối thiểu với vết mổ nhỏ, thời gian nằm viện ngắn và biến chứng thấp, người bệnh sẽ được điều trị vỡ túi mật một cách nhanh chóng và hiệu quả. Bên cạnh đó, việc cắt túi mật cũng có thể gặp nhiều biến chứng khác sau khi phẫu thuật.
Điều trị sau phẫu thuật
Sau khi thực hiện ca phẫu thuật, bạn có thể sử dụng thuốc kháng sinh để tiếp tục điều trị, loại bỏ các loại vi khuẩn gây nhiễm trùng vết mổ, không nên nhanh chóng xuất viện mà nên ở lại bệnh viện một thời gian để theo dõi sức khỏe.
Nếu được bác sĩ chỉ dẫn, bạn có thể xuất viện và điều trị tại nhà bởi hướng dẫn từ bác sĩ và sử dụng thuốc đã được kê đơn. Đồng thời, bạn cần phải thực hiện chế độ ăn uống hợp lý, ít chất béo vì sau khi phẫu thuật, bạn se xgawjp khó khăn trong việc tiêu hóa và hấp thụ các loại chất béo. Hạn chế một số hoạt động cũng là lời khuyên của bác sĩ đối với các bệnh nhân sau khi phẫu thuật cắt túi mật.
Hội chứng sau cắt túi mật
Sau khi cắt bỏ túi mật, người bệnh thường gặp phải hội chứng sau cắt túi mật hay còn biết đến là Postcholecystectomy syndrome – PCS, đây là hội chứng gồm những triệu chứng có thể xảy ra đối với người bệnh sau khi cắt túi mật hoặc một khoảng thời gian sau. Một nghiên cứu chỉ ra rằng có khoảng 10-15% người bệnh sau khi cắt túi mật sẽ gặp phải hội chứng này.
Về độ tuổi, những người ở độ tuổi từ 20-29 tuổi có tỷ lệ mắc hội chứng khoảng 43%, độ tuổi từ 30-49 tuổi có tỷ lệ mắc phải là 21%, từ 50-59 tuổi có tỷ lệ mắc phải khoảng 26%, những bệnh nhân từ 60-69 tuổi có tỷ lệ mắc hội chứng này là 30%, riêng những bệnh nhân ở độ tuổi 70 trở lên, không có trường hợp nào mắc phải hội chứng sau cắt túi mật. Về giới tính, nghiên cứu chỉ ra rằng ở nữ, mức độ mắc phải hội chứng này là 28% cao hơn nam với tỷ lệ mắc phải khoảng 15%.
Túi mật và ống mật là nơi chứa đựng, dự trữ dịch mật, do đó, gan sẽ bài tiết nhiều dịch mật hơn, thông qua các quá trình co bóp sẽ giúp phân hủy được các loại chất béo trong cơ thể. Vì vậy, sau khi cắt bỏ túi mật, không còn chỗ chứa đựng dịch mật nữa, nên khi ăn vào, dịch mật sẽ được gan bài tiết rồi đổ trực tiếp xuống ruột non, tá tràng.
Sau khi thực hiện phẫu thuật cắt bỏ túi mật, bệnh nhân có thể gặp phải các triệu chứng như đau nhói ở vùng bụng dưới, đầy hơi, tiêu chảy, viêm dạ dày, buồn nôn, sốt,... Nguyên nhân là do cơ thể chưa thích ứng kịp thời, sau khi thích ứng và hồi phục, các triệu chứng trên sẽ giảm dần và biến mất.
Hội chứng sau cắt túi mật gây đầy hơi
Nguyên nhân dẫn đến hội chứng sau cắt túi mật phải kể đến như:
- Tổn thương đường mật sau khi phẫu thuật
- Sót sỏi trong ống tủy hay đường mật
- Rò rỉ dịch mật sau khi thực hiện phẫu thuật
- Bệnh nhân mắc phải hội chứng ruột kích thích, kèm theo tiêu chảy, táo bón
- Do căng thẳng, stress hay gặp phải các vấn đề về tâm lý
Điều trị khi mắc hội chứng sau cắt túi mật
Nếu mắc phải hội chứng sau cắt túi mật, phù thuộc vào nguyên nhân và tình trạng mà bác sĩ sẽ điều trị theo những phương pháp khác nhau như phương pháp nội khoa hay ngoại khoa.
Đối với những bệnh nhân mắc hội chứng sau cắt túi mật do hội chứng ruột kích thích, bệnh nhân sẽ được điều chỉnh chế độ ăn uống phù hợp, sử dụng các loại thuốc đặc trị, loại bỏ các axit mật từ cơ thể giúp kiểm soát tình trạng tiêu chảy, táo bón. Nếu bệnh nhân gặp các triệu chứng như trào ngược dạ dày, có thể sử dụng các loại thuốc ức chế, thuốc kháng acid để cải thiện.
Phẫu thuật là phương pháp được sử dụng khi phù hợp và đáp ứng tốt được sự can thiệp của ngoại khoa. Khi đó, phương pháp ERCP - nội soi mật tụy ngược dòng sẽ được sử dụng.
Tập thể dục thường xuyên để rèn luyện sức khỏe
Những bệnh nhân cắt túi mật vẫn có nguy cơ mắc bệnh sỏi đường mật hay viêm đường mật, do đó không nên lơ là chủ quan mà phải có chế độ ăn uống phù hợp, an toàn. Nên thường xuyên tập thể dục rèn luyện sức khỏe, tẩy giun định kỳ. Nếu có biểu hiện bất thường phải nhanh chóng đi khám để điều trị kịp thời.
Vỡ túi mật là căn bệnh gây ra nhiều ảnh hưởng đối với sức khỏe người bệnh. Vì thế, để bảo vệ sức khỏe của bản thân và gia đình, khi cơ thể xuất hiện các triệu chứng đáng ngờ, người bệnh nên nhanh chóng đến bệnh viện gần nhất để được khám và chữa trị kịp thời.