Viêm túi mật câp là bệnh gì? Có nguy hiểm không? Điều trị như thế nào?

Dương Minh Ngọc

08-09-2022

goole news
16

Viêm túi mật cấp tính là bệnh về đường tiêu hóa gây túi mật bị viêm với các triệu chứng xảy ra bất ngờ, khiến người bệnh phải nhập viện cấp cứu. Tình trạng này khiến nhiều người lo lắng có thể chữa khỏi được bệnh không, điều trị như thế nào. Những thông tin sau đây, Bệnh viện Đa khoa Phương Đông sẽ giải đáp chi tiết nhất.

Viêm túi mật là gì?

Viêm túi mật là tình trạng nhiễm khuẩn ở túi mật do sỏi, giun đũa chui vào đường mật và ống mật hay do ống mật bị tắc nghẽn gây ra. Đây là bệnh nguy hiểm, xảy ra đột ngột và diễn biến nhanh chóng với các biểu hiện đau bụng, sốt, buồn nôn, vàng da dữ dội. Trong hoàn cảnh này, người bệnh phải đi cấp cứu tiêu hoá nhanh nhất có thể. Nếu bỏ lỡ thời gian điều trị phù hợp, người bệnh có thể bị thủng túi mật và đe doạ tính mạng nghiêm trọng. 

Viêm túi mật cấp là tình trạng viêm tiến triển trong vài giờ đồng hồ và rất đột ngộtViêm túi mật cấp là tình trạng viêm tiến triển trong vài giờ đồng hồ và rất đột ngột

Tình trạng viêm làm gián đoạn quá trình lưu trữ và giải phóng dịch mật từ túi mật vào ruột non, dẫn đến chất béo không thể phân huỷ được.  Nhắc đến túi mật, đây là cơ quan nhỏ nằm dưới gan, chịu trách nhiệm chứa dịch mật, giúp cơ thể tiêu hoá chất béo. 

Phân loại các loại viêm túi mật

Dựa trên diễn biến của bệnh lý và nguyên nhân gây bệnh, viêm túi mật có thể chia ra thành:

Viêm túi mật cấp tính do sỏi

Trên thực tế lâm sàng, đa số các ca viêm túi mật cấp tính đều là do sỏi mật. Sỏi túi mật làm tắc nghẽn ống mật, dịch mật bị ứ đọng và túi mật có hiện tượng sưng to. Nếu không điều trị kịp thời, dịch mật có thể thấm ra bên ngoài túi mật, lan ra các cơ quan xung quanh khiến cảm ứng phúc mạc xảy ra, tăng nguy cơ bị rò túi mật,...  

Sỏi túi mật là một trong số các nguyên nhân gây bệnh thường gặp

Sỏi túi mật là một trong số các nguyên nhân gây bệnh thường gặp

Viêm túi mật mãn tính

Nếu bệnh lý viêm túi mật không được chữa trị kịp thời, người bệnh có thể mắc viêm túi mật cấp tính. Đây là bệnh lý mãn tính, không có triệu chứng nhưng nguy cơ hoại thư các mô, thủng hoặc hình thành các lỗ rò. 

Viêm túi mật không do sỏi

Nếu sau thăm khám, các bác sĩ phát hiện bệnh viêm túi mật không xuất phát từ sỏi túi mật thì khó xử lý hơn. Các trường hợp viêm túi mật này thường xuất phát từ các bệnh nhân có tiền sử bệnh hiểm nghèo hoặc vừa trải qua can thiệp ngoại khoa,... và có tỷ lệ tử vong cao hơn. 

Một số ca bệnh đang điều trị hoá trị, viêm mạch máu, chấn thương, bỏng,... có thể được phát hiện tình trạng này. Các triệu chứng bao gồm đau bụng, sốt, buồn nôn bất ngờ nhưng khả năng bị vàng da thường lớn hơn. 

Đối tượng dễ mắc bệnh viêm túi mật

Mặc dù ai cũng có thể mắc bệnh lý này nhưng nếu bạn có các đặc điểm sau đây, khả năng mắc bệnh túi mật của bạn sẽ cao hơn bình thường:

  • Nam giới trên 60 tuổi
  • Nữ giới trên 50 tuổi
  • Người bị béo phì
  • Người bị tiểu đường
  • Phụ nữ mang thai
  • Bệnh nhân Crohn
  • Người đang điều trị: bệnh thận giai đoạn cuối, bệnh tim, bị rối loạn mỡ máu, bệnh hồng cầu hình liềm
  • Người có chế độ ăn uống nhiều chất béo và cholesterol

Người cao tuổi là một trong số các đối tượng dễ mắc bệnh lý tiêu hoá

Người cao tuổi là một trong số các đối tượng dễ mắc bệnh lý tiêu hoá

Triệu chứng bệnh viêm túi mật

Bệnh có thể dễ gây nhầm lẫn với các bệnh lý khác. Các biểu hiện điển hình bao gồm đau bụng, vàng da , vàng mắt và sốt. Các triệu chứng khác kèm theo bao gồm:

  • Đột ngột đau ở lưng hoặc bên dưới xương bả vai phải, càng hít thở sâu càng đau
  • Buồn nôn, nôn 
  • Đầy hơi
  • Phân lỏng và có màu nhạt

Các cơn đau có thể càng rõ rệt hơn nếu người bệnh ăn nhiều chất béo. Lưu ý, nếu bạn cảm thấy cơn đau quá dữ dội, hãy đi cấp cứu ngay để được hỗ trợ y tế kịp thời! 

Vàng da do sỏi làm tắc nghẽn đường mật gây tích tụ sắc tố mậtVàng da do sỏi làm tắc nghẽn đường mật gây tích tụ sắc tố mật

Nguyên nhân dẫn đến bệnh viêm túi mật

Nguyên nhân khiến người bệnh bị viêm túi mật là sỏi túi mật, gây tắc nghẽn và ứ đọng mật. Ngoài ra, các nhân tố sau cũng thúc đẩy phản ứng viêm tại túi mật:

  • Trong túi mật có sỏi bùn - chất rắn dạng hạt tích tụ trong túi mật, xảy ra khi mang thai hoặc giảm cân nhanh chóng.
  • Có khối u ở tuyến tụy, gan chặn đường ra của dịch mật khiến dịch tiêu hoá không thể thoát ra ngoài
  • Túi mật không cung cấp máu tốt do mắc bệnh tiểu đường
  • Nhiễm trùng: Vi khuẩn có thể phá hỏng hệ thống dẫn lưu mật, khiến mật bị trào ngược trở lại

Phương pháp chẩn đoán bệnh viêm túi mật

Sau khi thăm khám lâm sàng, bệnh nhân có thể được chỉ định thực hiện các thủ thuật sau để xác định bệnh lý cụ thể ở đường tiêu hoá như: 

  • Xét nghiệm công thức máu để đánh giá số lượng bạch cầu, đánh giá nguyên nhân gây viêm có xuất phát từ nhiễm trùng hay không
  • Xét nghiệm chức năng gan để đánh giá khả năng hoạt động của gan
  • Siêu âm hỗ trợ quan sát hình ảnh cơ quan, đây là phương pháp được áp dụng nhiều nhất để chẩn đoán viêm túi mật. 
  • Chụp X quang bụng tạo ra hình ảnh chi tiết về các mô giúp các bác sĩ phát hiện và đánh giá các tổn thương bên trong ổ bụng (nếu có)
  • Chụp xạ hình gan mật (quét HIDA) có phóng xạ, máy quét sẽ quét và tầm soát mọi bất thường dù là nhỏ nhất trong túi mật và gan. Bằng cách này, các chuyên gia chẩn đoán hình ảnh sẽ đánh giá bạn có hiện tượng tắc ống mật hay không.
  • Chụp đường mật xuyên qua da (chụp PTC) là phương pháp có xâm lấn. Các bác sĩ sẽ dùng một cây kim mỏng, luồn qua da và đi vào ống mật. Thuốc nhuộm sẽ được tiêm vào theo đường này để tái hiện hình ảnh ống dẫn mật phục vụ mục đích chẩn đoán
  • Chụp mật tuỵ ngược dòng qua nội soi (chụp ERCP) để quan sát trực tiếp cấu trúc của túi mật và ống mật qua hình ảnh nội soi

Siêu âm bụng chẩn đoán viêm túi mật cấp ở Bệnh viện Đa khoa Phương ĐôngSiêu âm bụng chẩn đoán viêm túi mật cấp ở Bệnh viện Đa khoa Phương Đông

Cách điều trị bệnh viêm túi mật

Điều trị nội khoa

Người bệnh có thể được chỉ định bằng thuốc là chủ yếu và lưu viện theo dõi nếu xác định nguyên nhân cấp cứu là viêm túi mật. Các biện pháp điều trị bao gồm:

  • Không ăn uống trong thời gian đầu để giảm căng thẳng cho túi mật bị viêm
  • Truyền dịch vào cơ thể thông qua tĩnh mạch trên cánh tay, giúp bổ sung nước, điện giải và chất dinh dưỡng trong giai đoạn nhịn ăn.
  • Uống thuốc kháng sinh để tránh nhiễm trùng
  • Thuốc giảm đau nếu bệnh nhân đau nhiều, cơn đau không giảm theo thời gian
  • Thủ thuật lấy sỏi nếu bệnh nhân viêm túi mật do có sỏi.
  • Dẫn lưu túi mật: Với những bệnh nhân không có đủ điều kiện phẫu thuật, có nguy cơ cao và xuất hiện nhiều triệu chứng tiến triển nặng thì bác sĩ sẽ đặt ống qua da để mật bị tắc hoặc nhiễm trùng sẽ thoát ra ngoài theo ống này để giảm áp lực và giảm viêm. 

Điều trị nội khoa sẽ được áp dụng trong vòng 2 - 3 ngày và quan sát người bệnh có đáp ứng điều trị hay không. Nếu không, can thiệp ngoại khoa sẽ là phương án chữa bệnh tiếp theo. 

Điều trị ngoại khoa

Phụ thuộc vào từng tình trạng bệnh nhân, diễn biến bệnh lý và các nhân tố khác, các bác sĩ sẽ cân nhắc thực hiện phẫu thuật. Thủ thuật cắt túi mật sẽ được tiến hành để loại bỏ tình các biến chứng nguy hiểm kể trên. Sau khi cắt túi mật để điều trị, dịch mật sẽ chảy trực tiếp từ gan xuống ruột non nên việc tiêu hoá thức ăn của người bệnh vẫn được thực hiện như bình thường. 

Có 2 phương pháp cắt bỏ túi mật chính, bao gồm:

  • Phẫu thuật cắt mở túi mật
  • Phẫu thuật nội soi

Phẫu thuật nội soi cắt túi mật ở Bệnh viện Đa khoa Phương Đông

Phẫu thuật nội soi cắt túi mật ở Bệnh viện Đa khoa Phương Đông

Bệnh viêm túi mật có nguy hiểm không?

Có. Đây là bệnh nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể dẫn đến:

  • Nhiễm trùng túi mật: Túi mật tích tụ lâu dài gây viêm, dẫn đến nhiễm trùng
  • Hoại thư: Các mô bị chết khi diễn biến viêm kéo dài, đặc biệt là ở người lớn tuổi, người đang chờ điều trị hoặc bệnh nhân có tiền sử tiểu đường
  • Thủng túi mật: Sưng, nhiễm trùng hoặc chết mô khiến vỡ túi mật

Các biện pháp phòng ngừa bệnh viêm túi mật

Để phòng ngừa căn bệnh nguy hiểm này, cần thực hiện những biện pháp cơ bản như sau:

  • Giảm cân nhẹ nhàng, chầm chậm theo thời gian. Nếu giảm cân quá nhanh chóng thì dễ dẫn đến nguy cơ hình thành sỏi mật 
  • Duy trì cân nặng hợp lý, tránh trường hợp tăng cân mất kiểm soát gây ra sỏi mật
  • Áp dụng chế độ ăn uống lành mạnh tăng cường chất xơ, hạn chế chất béo

Nên lựa chọn những thực phẩm tốt cho túi mật, chế độ ăn nhiều trái câyNên lựa chọn những thực phẩm tốt cho túi mật, chế độ ăn nhiều trái cây

Trung tâm nội soi tiêu hóa Bệnh viện Đa khoa Phương Đông và Khoa Ngoại Tổng hợp là đơn vị thực hiện tầm soát, thăm khám và điều trị các bệnh lý tiêu hoá được nhiều khách hàng lựa chọn, bởi:

  • Sở hữu hệ thống máy nội soi Olympus CV 190 giúp tăng cường khả năng phóng đại, bác sĩ quan sát được vi mạch máu nông và rất nông ngay trong lớp niêm mạc, đảm bảo phát hiện những tổn thương nhỏ ở các vị trí khó
  • Đội ngũ bác sĩ, điều dưỡng có tay nghề cao, thấu hiểu tâm lý người bệnh thực hiện nội soi kỹ càng, nhẹ nhàng và kiểm soát tốt các rủi ro sức khoẻ có thể có
  • Dịch vụ y tế chất lượng cao với chi phí hợp lý. Bạn được tận hưởng dịch vụ ở trung tâm nội soi vô khuẩn, bệnh viện xây dựng theo tiêu chuẩn 5 sao, suất ăn nhẹ sau nội soi chỉ với chi phí vài trăm cho tới hơn triệu tuỳ phương pháp, chưa kể BHYT, BHBL.

Có thể nói, viêm túi mật là bệnh lý nguy hiểm, cần được hỗ trợ y tế cấp cứu ngay. Để hạn chế các rủi ro sức khỏe có thể xảy ra, bạn nên thực hiện đánh giá sức khỏe định kỳ và đến Bệnh viện ngay nếu phát hiện các biểu hiện đáng ngờ của viêm túi mật kể trên. 

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
2,162

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

ThS. BS

TRẦN QUÝ DƯƠNG

Phó Trưởng khoa Ngoại
19001806 Đặt lịch khám