Tổng quan u nang buồng trứng là gì?
U nang buồng trứng là khối chứa dịch hoặc chất rắn dạng như bã đậu, phát triển bất thường trên hoặc trong buồng trứng. Đây có thể là các mô mới khác thương hoặc là sự tích tụ dịch tạo thành nang trên buồng trứng. U nang buồng trứng có thể phát triển từ các mô của buồng trứng và nó chiếm khoảng 3.6% các bệnh phụ khoa.
U nang buồng trứng chiếm khoảng 3.6% các bệnh phụ khoa
Ước tính, cứ 100 phụ nữ thì có khoảng 10 người bị u nang buồng trứng. U nang này không phải ung thư và hiếm khi gây ra các vấn đề nghiêm trọng nên thường không cần điều trị và rất hiếm khi phải phẫu thuật cắt bỏ.
Nhiều nghiên cứu cho biết, nguyên nhân dẫn đến u nang buồng trứng là do 1 số vấn đề liên quan đến hormone hoặc mắc 1 số bệnh lý như lạc nội mạc tử cung, hội chứng buồng trứng đa nang. Dưới đây là một vài nguyên nhân thường gặp nhất mà bạn đọc có thể tham khảo:
- Lạm dụng thuốc tránh thai
- Sử dụng nhiều các loại thực phẩm chứa hormon như thịt, trứng, sữa...
- Chế độ ăn uống không hợp lý, ăn ít rau củ quả từ tự nhiên
- Bị stress hoặc béo phì
- Làm việc quá sức hoặc gan nhiễm độc.
Nguyên nhân dẫn đến u nang buồng trứng bị vỡ?
Hầu hết các u nang buồng trứng chức năng là 1 phần bình thường trong chu kỳ của phụ nữ, chúng hầu hết là lành tính hoặc không phải ung thư. Hiện nay, các nhà khoa học vẫn chưa biết chính xác nguyên nhân vỡ u nang buồng trứng. Tuy nhiên, một số yếu tố sau đây có thể làm tăng nguy cơ như:
- Kích thước khối u tăng dần: dịch bên trong khối u tích tụ ngày càng nhiều khiến kích thước khối u lớn dần lên, lớp vỏ của u nang căng ra và có thể tự vỡ nếu nó không còn đủ sức chứa đựng nữa.
Nguyên nhân gây nang buồng trứng
- Khối u bị xoắn nhiều vòng: khi u nang lớn, có cuống dài bị xoắn nhiều vòng khiến các tổ chức mạch máu ở cuống u nang bị xung huyết dẫn tới u nang buồng trứng bị hoại tử và vỡ ra, gây tràn dịch vào khoang bụng.
(Đây là lý giải cho vấn đề vì sao vỡ u nang buồng trứng khi mang thai thường gặp biến chứng xoắn và vỡ u nang. Nguyên nhân là bởi trong quá trình thai nhi phát triển, tử cung dần mở rộng và đẩy buồng trứng lên cao tạo nhiều khoảng trống xung quanh buồng trứng dẫn tới u nang dễ bị xoay tròn và xoắn lại cuối cùng là vỡ ra).
- Do sự tác động của ngoại lực: va đập mạnh tại vùng bụng, quan hệ tình dục ở tư thế đè nén mạnh lên bụng, hoạt động thể dục thể thao nhiều,... khiến khối u bị chèn ép và vỡ ra.
Dấu hiệu nhận biết vỡ u nang buồng trứng
U nang buồng trứng là loại khối u thường gặp nhất ở nữ giới, tuy nhiên triệu chứng của bệnh rất mơ hồ nên nhiều người bị mà không hề hay biết. Người bệnh chỉ vô tình phát hiện khi đi khám phụ khoa hoặc khi xảy ra các biến chứng như vỡ hoặc xoắn u nang.
Những u nang buồng trứng có kích thước lớn rất dễ bị vỡ và có thể vỡ vào bất cứ thời điểm nào. Dưới đây là một số biểu hiện vỡ u nang buồng trứng:
1. Đau bụng dữ dội
Đau bụng dữ dội là dấu hiệu điển hình của bệnh
Vỡ nang buồng trứng gây chảy máu và dịch chảy tràn vào trong ổ bụng gây ra những cơn đau dữ dội và đột ngột, cảm nhận như bị dao đâm vào bụng.
Vị trí cơn đau thường là ở phần bụng dưới, nếu nang bị vỡ nằm ở buồng trứng trái thì người bệnh sẽ đau ở bên trái bụng và ngược lại, nếu u vỡ ở bên phải thì người bệnh sẽ đau bụng vùng bên phải.
2. Buồn nôn, nôn mửa
Vỡ nang buồng trứng gây biểu hiện buồn nôn hoặc nôn mửa thức ăn, dịch lỏng hoặc máu (trường hợp này hiếm khi xuất hiện). Thông thường, chuyên gia y tế sẽ lấy mẫu dịch nôn của bệnh nhân để kiểm tra xem liệu có phải u nang buồng trứng bị vỡ không.
Tuy vậy, triệu chứng này thường dễ gây nhầm lẫn với nhiều bệnh lý về đường tiêu hóa nên để chẩn đoán chính xác thì cần tiến hành siêu âm, chụp CT và xét nghiệm cần thiết khác trước khi can thiệp bằng phẫu thuật.
Nôn, buồn nôn là dấu hiệu tiếp theo của bệnh
3. Sốc
Trong trường hợp nghiêm trọng, khi u bị vỡ, bệnh nhân sẽ mất rất nhiều máu và có thể rơi vào trạng thái sốc khiến ó thể nhanh chóng trở nên yếu, da tái nhợt, vã mồ hôi, chóng mặt, choáng váng, mắt mờ.
4. Đại tiện, tiểu tiện nhiều
Đại tiện, tiểu tiện nhiều lần do u nang buồng trứng bị vỡ
Tình trạng này thường xuất hiện khi khối nang buồng trứng phát triển lớn gây chèn ép lên bàng quang, đại tràng. Tình trạng này dẫn đến bàng quang hoạt động nhiều, người bệnh thường xuyên bị tiểu dắt, buốt, tiểu nhiều lần.
Vỡ u nang buồng trứng có nguy hiểm không?
Nhiều người vẫn còn thắc mắc rằng bị vỡ u nang buồng trứng có sao không? Các chuyên gia cho biết, nang buồng trứng vỡ là biến chứng cấp tính cần được cấp cứu nhanh nếu không bệnh nhân có thể rơi vào trạng thái nguy kịch.
Khi nang buồng trứng vỡ, máu và dịch trong u sẽ tràn vào các khoang trong ổ bụng gây nhiễm trùng. Bệnh nhân có thể bị viêm phúc mạc vùng chậu. Đây là bệnh lý ngoại khoa rất nghiêm trọng, viêm phúc mạc chậu là giai đoạn cuối của quá trình nhiễm khuẩn trong ổ bụng. Khi đó, các loại khuẩn chứa độc tính cao sẽ phát tán vào các cơ quan trong ổ bụng, độc tính nhanh chóng dẫn đến sốc và nhiễm độc. Nếu bệnh nhân không được cứu chữa kịp thời thì tỷ lệ tử vong có thể lên tới trên 60%.
Vỡ nang buồng trứng nếu không cấp cứu nhanh có thể gây nguy kịch
Nguy hiểm hơn, nếu u nang bị vỡ là u nang nhầy thì dịch của nó sẽ rất khó rửa. Nếu trong quá trình phẫu thuật, bác sĩ rửa không sạch thì các tế bào bệnh còn sót sẽ bám vào ổ bụng sinh ra rất nhiều các u nhỏ khác, theo thời gian, người bệnh sẽ suy kiệt dần và đe dọa đến tính mạng.
Vỡ u nang buồng trứng xuất huyết là hiện tượng mô mạch máu nhỏ bị vỡ trong quá trình trứng phóng noãn dẫn tới tình trạng chảy máu, gây đau vùng bụng dưới. Đây là biến chứng nguy hiểm của bệnh, xảy ra khi u nang bị vỡ và gây chảy máu nhiều.
Phương pháp chẩn đoán u nang buồng trứng bị vỡ
Chẩn đoán chính xác, kịp thời là cách tốt nhất để điều trị bệnh, ngăn ngừa các biến chứng ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. Để chẩn đoán chính xác u nang buồng trứng đã vỡ hay chưa, bác sĩ khám và hỏi tiền sử bệnh, tiến hành làm một số xét nghiệm hoặc siêu âm.
- Siêu âm: nhằm phát hiện u nang đã vỡ, bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân đi siêu âm. Nếu u nang đã vỡ thì siêu âm có thể thấy các chất lỏng tồn tại xung quanh buồng trứng. Thậm chí, siêu âm còn giúp chỉ ra các tổn thương và vị trí bị vỡ. Để xác định chẩn đoán bệnh bằng phương pháp siêu âm, bác sĩ sẽ phải loại trừ các tình trạng khác có triệu chứng tương tự như thai ngoài dạ con, viêm vùng chậu hay các bệnh không liên quan đến phụ khoa như sỏi thận hoặc viêm ruột thừa.
Siêu âm giúp chẩn đoán bệnh chuẩn xác
- Xét nghiệm máu: sử dụng xét nghiệm beta hCG để loại trừ tình trạng mang thai hoặc thai ngoài dạ con. Xét nghiệm máu cũng có thể được dùng nhằm kiểm tra các dấu hiệu nhiễm trùng hoặc một số marker của u buồng trứng…
Như vậy, nếu bạn hoặc người thân trong gia đình có tiền sử mắc bệnh về buồng trứng, ung thư buồng trứng, buồng trứng đa nang hoặc ung thư vú hãy thông báo với bác sĩ để được kiểm tra kỹ lưỡng hơn.
Xử trí và điều trị vỡ u nang buồng trứng
Điều trị vỡ u nang buồng trứng thường phụ thuộc vào kích thước u nang và độ tuổi người bệnh. Có những người u nang vỡ không gây triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ nhưng cũng có người có triệu chứng nặng.
Trường hợp khối u nang nhỏ, cơ thể hấp thụ chất dịch khi u nang bị vỡ thì việc điều trị có thể không cần thiết. Bạn có thể được chăm sóc tại nhà, sử dụng các loại thuốc giảm đau khi cần thiết và sau vài ngày cơn đau sẽ biến mất. Trường hợp cơn đau trở nên tồi tệ hơn, người bệnh cảm thấy chóng mặt hoặc có các triệu chứng mới cần liên hệ ngay với bác sĩ.
Nếu cơ thể không thể hấp thụ chất lỏng thì việc điều trị có thể bao gồm:
- Thuốc giảm đau không kê đơn (NSAID) như Ibuprofen có tác dụng giảm sưng, đau và sốt khi vỡ u nang buồng trứng. Một số loại NSAID có tác dụng phụ là gây xuất huyết dạ dày và một số vấn đề về thận. Vì thế, cần trao đổi với bác sĩ trước khi sử dụng. Đặc biệt, không sử dụng thuốc cho trẻ nhỏ khi không có sự chỉ định của bác sĩ.
- Thuốc giảm đau theo toa: các loại thuốc chứa Acetaminophen hoặc Morphin Sulfate. Lưu ý: việc sử dụng Acetaminophen quá nhiều có thể gây tổn thương gan, táo bón. Do đó, cần sử dụng theo chỉ định của bác sĩ, không tự ý thêm hoặc bớt liều.
- Thuốc kháng sinh: được chỉ định nhằm ngăn ngừa nhiễm trùng hoặc chống vi khuẩn xâm nhập.
- Truyền máu: trường hợp chảy máu nghiêm trọng có thể ảnh hưởng hoặc đe dọa đến tính mạng người bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định truyền máu.
Điều trị tình trạng vỡ u nang buồng trứng
Vỡ u nang buồng trứng là các nang lớn hoặc phức tạp, bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật nội soi để điều trị. Phẫu thuật giúp loại bỏ dịch lỏng hoặc máu trong khu vực nang vỡ. Các tế bào chết, vỡ bên ngoài cũng có thể cần phẫu thuật để loại bỏ. Phẫu thuật thường bao gồm:
- Bác sĩ thực hiện cắt vết nhỏ trên bụng bệnh nhân, sau đó tiến hành loại bỏ khối nang thông qua vết cắt.
- Sau khi phẫu thuật, bác sĩ có thể đề nghị một số xét nghiệm hình ảnh để kiểm tra tình trạng khối u nang.
- Khối u có thể được đến phòng thí nghiệm để kiểm tra. Trường hợp nó mang thế bào ung thư, bác sĩ có thể lên phác đồ điều trị cụ thể.
Cách phòng tránh nguy cơ bị u nang buồng trứng
Hiện nay, không có cách cụ thể nào có thể ngăn ngừa bệnh u nang buồng trứng. Tuy nhiên, người bệnh có thể lưu ý một số biện pháp giúp hạn chế hiện tượng vỡ u nang buồng trứng như sau:
- Chườm nóng theo hướng dẫn của bác sĩ: việc này có thể giúp giảm đau và kích ứng của khối nang. Ngoài ra việc tắm bằng nước ấm cũng cho hiệu quả tương tự.
- Theo dõi khối u nang theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Siêu âm buồng trứng định kỳ khoảng 2-3 tháng một lần để kiểm soát những thay đổi bất thường ở buồng trứng từ đó hỗ trợ ngăn ngừa hình thành bệnh.
- Trao đổi với bác sĩ về việc dùng thuốc tránh thai định kỳ.
- Kiểm tra vùng chậu định kỳ để ngăn ngừa tình trạng viêm vùng chậu, hình thành u nang hoặc ung thư.
Biện pháp phòng tránh nguy cơ bị bệnh u nang buồng trứng
- Cảnh giác với những thay đổi trong chu kỳ kinh nguyệt hàng tháng, bao gồm cả triệu chứng kinh nguyệt bất thường, đặc biệt là triệu chứng kéo dài hơn một vài chu kỳ.
- Nếu bị đau bụng hoặc vùng chậu dai dẳng hoặc nghiêm trọng, hãy đi khám sớm để chẩn đoán bệnh chính xác.
Chăm sóc sức khỏe người bệnh sau điều trị
Việc chăm sóc sức khỏe sau điều trị bệnh cũng khá quan trọng, giúp nhanh hồi phục sức khỏe và trở lại sinh hoạt bình thường.
Với bệnh nhân có triệu chứng nhẹ, được điều trị bằng thuốc thì người bệnh không cần kiêng khem nhiều, chú ý bổ sung dinh dưỡng đầy đủ, hạn chế làm việc nặng, thức khuya và tránh dùng chất kích thước để đảm bảo hiệu quả điều trị.
Đối với những bệnh nhân u nang vỡ có triệu chứng nặng, cần phẫu thuật thì cần chú ý thêm về chế độ ăn uống như: tránh ăn nhóm thực phẩm gồm đồ nếp, rau muống, hải sản,... để vết mổ nhanh lành, hạn chế sẹo lồi, sẹo thâm.
Vỡ u nang buồng trứng có thể dẫn đến hình thành sẹo gây vô sinh, dù điều này rất hiếm khi xảy ra. Tình trạng này cũng hiếm khi gây nguy hiểm nhưng đôi khi cũng có thể dẫn đến mất máu nghiêm trọng, gây sốc, thậm chí là tử vong. Do đó, việc hiểu rõ những thông tin liên quan đến bệnh là việc mà chị em ai cũng nên biết. BVĐK Phương Đông khám và điều trị u nang buồng trứng với đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm cùng hệ thống thiết bị y tế hiện đại. Liên hệ ngay 1900 1806 để được tư vấn và đặt lịch khám.