Xét nghiệm LH để làm gì? Chỉ số cao thấp cảnh báo bệnh gì?

Phạm Thị Lương

24-06-2023

goole news
16

Xét nghiệm Hormone Luteinizing (LH) rất quan trọng để đánh giá sức khỏe sinh sản của cả nam và nữ. Vậy ý nghĩa và chỉ số cao thấp của xét nghiệm LH cho biết điều gì về sức khỏe? Cùng tìm hiểu thông tin chi tiết trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Phương Đông.

Chỉ số LH là gì? 

LH (Luteinizing hormone) là một loại hormone sinh dục được sản xuất từ tuyến yên của cơ thể. Nồng độ hormone LH có sự liên quan chặt chẽ tới vấn đề sinh sản của con người. Cụ thể, ảnh hưởng tới hoạt động của buồng trứng đối với nữ giới và tinh hoàn đối với nam giới.

Xét nghiệm LH giúp đánh giá hệ sinh sản của nam và nữ.Xét nghiệm LH giúp đánh giá hệ sinh sản của nam và nữ.

Các giai đoạn phát triển của cơ thể có sự tác động của hormone LH:

  • Tuổi dậy thì: Chỉ số LH bắt đầu thay đổi và ảnh hưởng đến tuổi dậy thì của bé trai, bé gái. Để đánh giá trẻ có dậy thì sớm hay không bác sĩ sẽ chỉ định đo LH và FSH.
  • Ảnh hưởng tới chu kỳ kinh nguyệt: Cùng với FSH - một loại hormone giới tính, hormone LH hoạt động giúp để kiểm soát chu kỳ kinh nguyệt nữ giới.
  • Quá trình rụng trứng hay còn gọi là phóng noãn xảy ra dưới tác động của hormone LH khiến trứng căng phồng, trở thành nang trứng mỏng, yếu sau đó vỡ ra và phóng noãn. Do đó, bất kỳ sự thay đổi nào liên quan tới hormone LH đều có thể gây ra hiện tượng rối loạn phóng noãn, làm ảnh hưởng tới khả năng sinh sản ở nữ giới.
  • Giải phóng progesterone: Sau khi LH tăng cao đạt đỉnh kích hoạt rụng trứng, nếu trứng được thụ tinh LH có vai trò kích thích hoàng thể và sinh ra progesterone - là loại hormone đóng vai trò quan trọng giúp duy trì thai kỳ.
  • Sản xuất testosterone: LH kích thích các tế bào Leydig trong tinh hoàn để sản xuất testosterone. Nồng độ hormone testosterone ảnh hưởng trực tiếp tới ham muốn tình dục, chỉ rõ các đặc điểm nam tính như tóc, lông hay vỡ giọng ở trẻ nam dậy thì.
  • Sản xuất tinh trùng: Từ việc kích thích để sản xuất ra testosterone, chính testosterone là hormone cần thiết để sản xuất tinh trùng.

LH được sản xuất theo từng thời điểm bởi tuyến yên, chính vì vậy nồng độ LH cũng thay đổi và không ổn định. Sự bài tiết LH dưới sự điều hòa của hormon vùng dưới đồi và một số hormone sinh dục như testosterone, progesterone, estrogen.

Nồng độ hormone LH không ổn định.Nồng độ hormone LH không ổn định.

Xét nghiệm LH để làm gì?

Ở mỗi đối tượng, định lượng LH thường được đo nhằm đánh giá các vấn đề khác nhau nhưng cơ bản đều đánh giá hệ sinh sản ở nam nữ, xác định vấn đề ở tuyến yên và đánh giá dậy thì sớm hay muộn ở trẻ em. 

Đối với phụ nữ

Ở nữ giới, việc xét nghiệm LH rất quan trọng để bác sĩ đánh giá được các vấn đề như:

  • Tìm ra nguyên nhân khiến bạn bị vô sinh.
  • Đối với các cặp đôi hiếm muộn muốn làm hỗ trợ sinh sản, xét nghiệm này sẽ giúp xác định thời điểm rụng trứng để cho khả năng thụ thai cao nhất.
  • Giúp bạn tìm lý do khiến kinh nguyệt không đều hoặc bị mất kinh.
  • Xác định được thời điểm của giai đoạn tiền mãn kinh hay mãn kinh.

Đối với nam giới

  • Cũng giống như nữ giới, xét nghiệm LH sẽ giúp nam mới tìm nguyên nhân gây vô sinh.
  • Xác định số lượng tinh trùng thấp.
  • Tìm lý do của hiện tượng giảm ham muốn tình dục.

Xét nghiệm hormone LH được áp dụng cho cả nam, nữ và trẻ em.Xét nghiệm hormone LH được áp dụng cho cả nam, nữ và trẻ em.

Đối với trẻ em

Để chẩn đoán chính các dấu mốc dậy thì sớm hay muộn ở trẻ việc làm xét nghiệm đáp ứng hormone LH cùng FSH với hormone giải phóng gonadotropin là rất cần thiết. Các cột mốc để đánh giá như sau:

  • Dậy thì sớm: Từ trước 9 tuổi đối với bé gái và trước 10 tuổi ở bé trai.
  • Dậy thì muộn: Từ tuổi 14 trở đi ở bé trai, từ tuổi 13 trở đi ở bé gái.

Quy trình xét nghiệm LH như thế nào? 

Đây là xét nghiệm đơn giản và dễ thực hiện. Bạn cũng không cần chuẩn bị gì đặc biệt trước khi làm xét nghiệm. Quy trình cụ thể gồm 2 bước:

  • Bước 1: Nhân viên y tế sẽ sát trùng vị trí tiêm để lấy máu. Sau đó quấn dây thun quanh phần trên của cánh tay, đưa kim tiêm vào tĩnh mạch trên cánh tay bạn rồi gắn ống nghiệm để lấy máu. Khi lượng vừa đủ sẽ tháo kim và dán băng gạc nhỏ lên đó.
  • Bước 2: Mẫu máu thu được sẽ đem đi xét nghiệm. Nhiệm vụ của bạn là chỉ cần ngồi chờ kết quả. Toàn bộ quá trình này diễn ra rất nhanh, chỉ khoảng 2 phút. 

Mức chỉ số LH bình thường? 

Chỉ số LH là gì? Thế nào là chỉ số LH bình thường là thắc mắc của nhiều người. Phạm vi bình thường của chỉ số LH khác nhau giữa nam, nữ và trẻ em. Giá trị bình thường của LH khoảng 20UI/l để làm xét nghiệm. Nồng độ LH khi đạt đỉnh thời điểm phóng noãn khoảng 40-80 IU/l, thời gian kéo dài ít nhất 17 giờ. Ở những giai đoạn sau chỉ số LH bình thường cụ thể gồm: 

  • Ở nữ giới thời điểm pha nang noãn: 1 – 18 (mIU/ml)
  • Giữa chu kỳ: 24 – 105 (mIU/ml);
  • Giai đoạn hoàng thể: 0,4 – 20 (mIU/ml);
  • Nữ giới khi mãn kinh: 15 – 62 (mIU/ml).
  • Ở nam giới: 1,7 - 8,6 mIU/mL.

Nồng độ LH đạt cao ở ngày giữa chu kỳ kinh.Nồng độ LH đạt cao ở ngày giữa chu kỳ kinh.

Chỉ số LH cao hoặc thấp cảnh báo điều gì?

Tuỳ độ tuổi, giai đoạn hay giới tính mà kết quả xét nghiệm chỉ số LH có sự khác nhau. Mức độ cao hay thấp có thể là dấu hiệu cảnh báo một số vấn đề sau:

Đối với nữ giới

  • Chỉ số LH tăng cao có thể cảnh báo tình trạng suy buồng trứng nguyên phát, với các nguyên nhân như: Buồng trứng phát triển bất thường, có khối u, buồng trứng đa nang, hội chứng turner, bệnh tuyến giáp hay tuyến thượng thận,...
  • Ngược lại, nếu nồng độ LH thấp cảnh báo suy buồng trứng thứ phát hoặc bị rối loạn tuyến yên.

Đối với nam giới

  • Nếu nồng độ LH cao có thể là hiện tượng suy tinh hoàn nguyên phát. Nguyên nhân tình trạng này như: Sự phát triển bất thường ở tuyến sinh dục, hội chứng Klinefelter, biến chứng quai bị, có khối u hoặc tổn thương tinh hoàn,...
  • Ở nam giới trưởng thành, chỉ số LH thấp có thể cho thấy sự suy giảm Testosterone, dẫn đến giảm ham muốn, rối loạn chức năng sinh lý, mệt mỏi,...

Đối với trẻ em

Chỉ số LH cao cho thấy bé bị dậy thì sớm. Ngược lại nồng độ LH thấp có thể là dấu hiệu của dậy thì muộn ở trẻ em.

Như vậy, nồng độ LH cao, thấp đều liên quan đến sức khỏe sinh sản của cả nam và nữ. Tuy nhiên, việc đọc chỉ số bạn vẫn cần thảo luận với bác sĩ chuyên gia để biết chính xác nhất. 

Khi nào cần phải đi xét nghiệm LH? 

Xét nghiệm LH được thực hiện bất cứ khi nào bạn muốn kiểm tra sức khỏe sinh sản, khám vô sinh hiếm muộn hay đánh giá vấn đề về tuyến yên. Vì là hormone quan trọng nên bác sĩ sẽ chỉ định bạn làm đồng thời cùng với xét nghiệm FSH nếu:

  • Nữ giới bị rối loạn kinh nguyệt, mất kinh hoặc kinh nguyệt quá dài.
  • Nam giới giảm ham muốn tình dục.
  • Nam giới có khối lượng cơ bắp thấp.
  • Nam giới có kết quả nồng độ testosterone thấp.
  • Xuất hiện một số triệu chứng rối loạn tuyến yên như mệt mỏi, sụt cân, yếu cơ hay chán ăn,...
  • Xác định chính xác thời điểm rụng trứng nếu đang mong muốn có con.
  • Xác định trẻ có bị dậy thì sớm hay muộn hay không.

Ngay khi có dấu hiệu bất thường bạn cần đến ngay cơ sở y tế để được khám và xét nghiệm giúp phát hiện bệnh kịp thời để điều trị.

Các cặp đôi cần đi xét nghiệm LH nếu đang chậm con mà chưa rõ nguyên nhân.Các cặp đôi cần đi xét nghiệm LH nếu đang chậm con mà chưa rõ nguyên nhân.

Nên đi xét nghiệm LH ở đâu?

Xét nghiệm nồng độ LH được thực hiện bằng cách lấy máu. Dù đơn giản và nhanh chóng nhưng bạn nên chọn cơ sở y tế có đầy đủ trang thiết bị y tế, kỹ thuật viên giỏi thực hiện xét nghiệm để cho kết quả chính xác nhất. 

Bệnh viện Đa khoa Phương Đông là cơ sở y tế Top đầu Thủ đô với cơ sở vật chất hiện đại, tiện nghi, sang trọng đạt chuẩn khách sạn 5 sao. Quy trình thực hiện nhanh chóng, không phải chờ đợi, phục vụ tận tâm và chuyên nghiệp.

Đặc biệt khoa Xét nghiệm được trang bị hệ thống máy móc hiện đại nhập khẩu từ các nước tiên tiến trên thế giới, như máy phân tích huyết học tự động laser 26 thông số của Italy; máy sinh hoá tự động hoàn toàn từ Mỹ,... có thể thực hiện các xét nghiệm cơ bản và chuyên sâu cao cấp.

Bên cạnh đó, nếu bạn đang tìm con và muốn làm xét nghiệm LH kiểm tra hệ sinh sản hoặc thực hiện các phương pháp hỗ trợ như IUI hay IVF hãy liên hệ tới Trung tâm IVF Phương Đông để được tư vấn chi tiết nhất. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp các thắc mắc và tư vấn chuyên sâu qua số hotline 19001806.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
5,081

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

19001806 Đặt lịch khám