Xét nghiệm sinh hóa máu là gì? Lý giải các chỉ số xét nghiệm quan trọng

Dương Minh Ngọc

14-09-2022

goole news
16

Xét nghiệm sinh hóa máu đóng vai trò quan trọng trong chẩn đoán các loại bệnh và theo dõi quá trình điều trị. Kết quả của quá trình này được trả về với nhiều chỉ số thành phần máu, khiến cho nhiều người bối rối không hiểu được cách đọc và nắm bắt được chỉ số quan trọng. Dưới đây là những chỉ số cơ bản và quan trọng bạn cần nắm bắt khi có những chỉ số quan trọng trong xét nghiệm máu.

Xét nghiệm sinh hóa máu là gì?

Xét nghiệm sinh hóa máu là một loại xét nghiệm được bác sĩ chỉ định để chẩn đoán và giúp theo dõi kết quả điều trị trong quá trình bệnh nhân chữa bệnh. Xét nghiệm này được áp dụng rất phổ biến trong nhiều trường hợp khác nhau, các loại bệnh khác nhau.

Xét nghiệm sinh hóa máu giúp chẩn đoán và theo dõi kết quả điều trị bệnh

Xét nghiệm sinh hóa máu giúp chẩn đoán và theo dõi kết quả điều trị bệnh

Khi tiến hành thực hiện xét nghiệm, các bác sĩ sẽ thực hiện định lượng nồng độ của các chất có trong máu. Thông qua những thông tin có được, sẽ đánh giá chức năng của một số bộ phận đặc trưng của cơ thể cho chỉ số sinh hóa đó. Từ đó, xác định được thể trạng của người bệnh, tiến triển đáp ứng của bệnh nhân trong quy trình điều trị bệnh. 

Nhờ quá trình xét nghiệm sinh hóa máu mà quá trình này hỗ trợ cho người bệnh đỡ tốn kém các chi phí cho quá trình điều trị bệnh và giúp thúc đẩy quá trình phục hồi hoàn toàn. 

Chẳng hạn như người bệnh bị viêm gan B, thông qua quá trình xét nghiệm sẽ hỗ trợ giúp cho người bệnh phát hiện bệnh sớm hơn, từ đó hạn chế tối đa những biến chứng, tiến triển nặng có thể hình thành ung thư. Bên cạnh việc phát hiện sớm các triệu chứng, thông qua xét nghiệm này còn hỗ trợ giúp các bác sĩ đưa ra được phương án điều trị phù hợp. 

Xét nghiệm máu có vai trò quan trọng trong chẩn đoán bệnhXét nghiệm máu có vai trò quan trọng trong chẩn đoán bệnh

Mục đích và ý nghĩa của kết quả xét nghiệm sinh hóa máu

Xét nghiệm máu là phương pháp sàng lọc bệnh đơn giản, bao gồm các dạng xét nghiệm và mục đích cụ thể như sau:  

  • Xét nghiệm công thức máu toàn phần: Đây là dạng xét nghiệm để xác định những chỉ số có liên quan đến các chỉ số thành phần như tiểu cầu, bạch cầu, hồng cầu,….Từ đó, các chuyên gia có cơ sở để chẩn đoán các bệnh lý về suy tủy, ung thư máu, thiếu máu…
  • Xét nghiệm đường huyết: Đây là kết quả xét nghiệm hỗ trợ xác định được nồng độ glucose trong máu giúp chẩn đoán bệnh tiểu đường đồng thời hỗ trợ theo dõi kết quả của quá trình điều trị.
  • Xét nghiệm mỡ máu: Thông qua chỉ số triglyceride và cholesterol trong máu, bác sĩ có thể chẩn đoán và sàng lọc nguy cơ mắc bệnh tim mạch của người bệnh. 
  • Xét nghiệm men gan: Để xem xét tình trạng sức khỏe của gan, các bác sĩ có thể chỉ định xem xét kết quả xét nghiệm máu để giúp kiểm tra chức năng của gan. 
  • Xét nghiệm máu hỗ trợ tầm soát ung thư sớm tại nhiều cơ quan trong cơ thể, từ đó giúp phát hiện và điều trị sớm, chữa khỏi hoặc kéo dài thời gian sống cho người bệnh.

Chỉ số triglyceride trong máu phản ánh tình trạng tim mạch của người làm xét nghiệmChỉ số triglyceride trong máu phản ánh tình trạng tim mạch của người làm xét nghiệm

Xét nghiệm sinh hóa máu cần thực hiện những gì?

Đối với những người bệnh đến khám, khi chỉ định về xét nghiệm sinh hóa máu cần lựa chọn các chỉ số quan tâm đến đo lường. Với những chỉ định, điều dưỡng và kỹ thuật viên phòng xét nghiệm sẽ lấy lượng máu vừa đủ tại vị trí tĩnh mạch trên tay.

Mẫu máu sẽ được cho vào ống (tube) có chứa chất chống đông và dán định danh của người bệnh và nhanh chóng đưa đến phòng xét nghiệm để thực hiện các xét nghiệm ngay lập tức. Trong trường hợp chưa thể xét nghiệm sẽ đưa máu lưu trữ trong điều kiện phù hợp với từng loại được chỉ định, tránh tác động môi trường gây nhiễu đến kết quả. 

Quá trình thực hiện xét nghiệm sẽ thực hiện khép kín với các thuốc thử chuyên biệt, đưa vào máy hoặc thao tác thủ công. Sau khi kết quả được xem xét và phê duyệt sẽ gửi đến cho bác sĩ chỉ định ban đầu. Mẫu dư thừa sẽ được xử lý đúng quy định như rác thải y tế. 

Mẫu máu sẽ được cho vào ống (tube) có chứa chất chống đôngMẫu máu sẽ được cho vào ống (tube) có chứa chất chống đông

Các chỉ số có trong xét nghiệm sinh hóa máu

Trong phiếu xét nghiệm sinh hóa máu, sẽ trả về rất nhiều kết quả khác nhau và hiểu được những thông số đó giúp cho người bệnh hiểu được tình trạng của mình: 

Xét nghiệm Ure

Xét nghiệm ure là một trong các xét nghiệm sinh hóa máu nhằm giúp đánh giá chức năng thận và giúp theo dõi bệnh nhân suy thận hoặc những người đang được lọc thận. Lượng Nito ure trong kết kết quả sẽ có sự khác biệt nhất định theo từng độ tuổi. Theo đó, trong phiếu kết quả xét nghiệm sinh hóa máu chỉ số bình thường đạt đó là  2,5-7,5 mmol/l.

Nồng độ Ure tăng đối với các trường hợp mắc các bệnh như u tiền liệt tuyến, suy thận, viêm cầu thận mạn, … Và nồng độ của ure sẽ giảm với các trường hợp bị suy gan, truyền dịch nhiều, chế độ ăn nghèo chất ure,…

Xét nghiệm ure nhằm giúp đánh giá chức năng thận, theo dõi bệnh nhânXét nghiệm ure nhằm giúp đánh giá chức năng thận

Xét nghiệm Creatinin

Trong bảng xét nghiệm sinh hóa máu còn có thêm thử nghiệm creatinin huyết thanh - đây là xét nghiệm hỗ trợ giúp đánh giá chức năng của thận và chẩn đoán các bệnh liên quan. Theo đó, chỉ số Creatinin ở mức bình thường đối với người nam là từ 62-120 mmol/l và người nữ nằm trong khoảng 53-100 mmol/l.

Nồng độ của Creatinin trong máu tăng cao là do các trường hợp suy thận cấp và mạn tính, các bệnh tăng bạch cầu, cường giáp, bí tiểu tiện, Goutte, bệnh to đầu ngón,... Còn thông số Creatinin nhận về là giảm sẽ liên quan đến các trường hợp dùng thuốc chống động kinh, có thai, bệnh teo cơ thấp và mạn tính,…

Thử nghiệm creatinin huyết thanh hỗ trợ giúp đánh giá chức năng của thậnThử nghiệm creatinin huyết thanh hỗ trợ giúp đánh giá chức năng của thận

Xét nghiệm men gan ALT, AST, GGT

Đây là những xét nghiệm có vai trò đánh giá chức năng gan  ALT (GPT), GGT, AST (GOT),... Ở những người bình thường nồng độ này trong những khoảng 20 – 40 UI/L. 3 chỉ số men gan này tăng lên trong quá trình tổn thương của tế bào gan. Bên cạnh đó xét nghiệm GGT còn tăng trong trường hợp bệnh nhân suy tim hoặc dùng các loại thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau chống viêm (Naproxen, Ibuprofen,Voltaren, thuốc trị động kinh…), hoặc dùng thuốc chống nấm,…

Xét nghiệm Bilirubin

Xét nghiệm Bilirubin được thực hiện giúp chẩn đoán và theo dõi những bệnh lý có liên quan đến gan mật. Xét nghiệm sẽ được chỉ định với những trường hợp có các triệu chứng vàng da có thẻ gây ra bởi bệnh gan, viêm mật hay tan máu,… Trị số bình thường trong kết quả Bilirubin toàn phần ≤17,0 Mmol/l, Bilirubin gián tiếp ≤12,7 Mmol/l, Bilirubin trực tiếp ≤4,3 Mmol/l.

Xét nghiệm Albumin

Trị số Albumin bình thường sẽ rơi vào khoảng 35-50 g/l, nồng độ Albumin sẽ bị giảm nếu như gan bị tổn thương do bệnh lý về thận gây ra, hội chứng thận hư hoặc những người suy thận dinh dưỡng hay xuất hiện viêm nhiễm hoặc bị sốc trùng. 

Chỉ số Albumin bình thường sẽ rơi vào khoảng 35-50 g/lChỉ số Albumin bình thường sẽ rơi vào khoảng 35-50 g/l

Xét nghiệm Acid Uric (urat)

Xét nghiệm này được thực hiện để hỗ trợ chẩn đoán bệnh về gút, bệnh thận, khớp,… Theo đó, trong tờ xét nghiệm sinh hóa máu chỉ số  Acid uric bình thường ở nam giới là mức 180-420 mmol/l còn riêng với nữ là đạt 150-360 mmol/l. Trường hợp chỉ số này tăng với những người bị bệnh Gout, tăng bạch cầu đơn nhân, bệnh vảy nến, nhiễm trùng nặng, suy thận… Và chỉ số Acid uric giảm khi rơi vào một trong các trường hợp là có thai, hội chứng Fanconi, hội chứng Wilson.

Xét nghiệm này được thực hiện để hỗ trợ chẩn đoán bệnh về gút, bệnh thậnXét nghiệm này được thực hiện để hỗ trợ chẩn đoán bệnh về gút, bệnh thận

Xét nghiệm đường huyết

Kỹ thuật xét nghiệm sinh hóa máu đường huyết giúp xác định được lượng đường trong máu, từ đó kiểm soát hay chẩn đoán, theo dõi lượng đường huyết của bệnh nhân khi bị tiểu đường. Mức chỉ số glucose ở người bình thường rơi vào khoảng từ 3,9- 6,4 mmol/l. 

Còn trường hợp tăng cao nếu như bị mắc các bệnh như cường giáp, cường tuyến yên, bệnh gan, hạ Kali máu, tiểu đường,… Trường hợp thông số glucose giảm khi hạ đường huyết do chế độ ăn, dùng thuốc hạ đường huyết quá liều, bệnh gan nặng, nghiện rượu, suy vỏ thượng thận, suy giáp, nhược năng tuyến yên, bệnh Addison,…

Mức chỉ số glucose ở người bình thường rơi vào khoảng từ 3,9- 6,4 mmol/l

Xét nghiệm Triglyceride đo lượng chất béo trung tính

Triglyceride là một dạng chất béo chiếm đến 95% chất béo hàng ngày mà một người tiêu thụ trong quá trình ăn uống. Nếu như thường xuyên cung cấp vào cơ thể lượng calo nhiều hơn khả năng tiêu thụ, có thể gây ra tình trạng thừa cân, béo phì, hoặc là triglyceride tích tụ trong máu, đây là nguyên nhân gây ra các bệnh tiểu đường, bệnh lý tim mạch và nhiều căn bệnh khác.

Để biết chỉ số triglyceride hiện tại bạn cần làm xét nghiệm các kiểm tra về Lipid máu. Chỉ số triglyceride được đánh giá là cao, thấp hay bình thường sẽ căn cứ theo những tiêu chuẩn cụ thể sau đây: 

  • Bình thường: < 1,7 mmol/L.
  • Giới hạn cao: 1,7 – 2,25 mmol/L.
  • Cao : 2,26 – 5,64 mmol/L.
  • Rất cao : > 5,65 mmol/L.

Với trường hợp chất này cao cần phải có được sự điều chỉnh kịp thời, bởi đây là bệnh có liên quan đến các bệnh lý về mỡ máu và tim mạch. 

Cần lưu ý gì trước khi thực hiện xét nghiệm máu?

Để giúp kết quả xét nghiệm máu chính xác nhất, khi bạn đi xét nghiệm cần phải lưu ý những điều dưới đây: 

Không uống thuốc 

Trước khi làm xét nghiệm máu, bạn cần lưu ý là không nên uống thuốc, nếu như bạn lỡ uống thuốc trước khi làm xét nghiệm hãy ngay lập tức thông báo với bác sĩ để có hướng xử lý nhanh chóng. Bởi thực tế là không phải bất cứ loại thuốc nào mà bạn uống có ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm bạn thực hiện.

Trước khi làm xét nghiệm máu, bạn cần lưu ý là không nên uống thuốc và nhịn ănTrước khi làm xét nghiệm máu, bạn cần lưu ý là không nên uống thuốc và nhịn ăn

Nhịn ăn

Một số xét nghiệm sinh hóa máu yêu cầu phải nhịn ăn trong vòng từ 8 – 12 giờ để đem đến kết quả chính xác nhất. Điển hình đó là các xét nghiệm đường huyết, xét nghiệm mỡ máu, xét nghiệm các bệnh lý về gan mật,… Và một số xét nghiệm không nhất thiết phải nhịn đói trước khi làm xét nghiệm HIV, cường giáp,…

Không sử dụng chất kích thích

Khi thực hiện các xét nghiệm sinh hóa không nên sử dụng các chất kích thích như cà phê, thuốc lá, cà phê,… Bởi những chất này có thể gây ảnh hưởng lớn đến kết quả xét nghiệm sinh hóa máu. 

Xét nghiệm sinh hóa máu bao nhiêu tiền?

Giá xét nghiệm sinh hóa máu sẽ phụ thuộc vào loại xét nghiệm mà bác sĩ chỉ định cho người bệnh. Xét nghiệm máy gồm nhiều chỉ số khác nhau, vậy nên bạn cần phải thăm khám mới biết chính xác xét nghiệm máu hết bao nhiêu tiền. Căn cứ theo tình hình hiện tại, các bác sẽ có những chỉ định về loại xét nghiệm bạn cần thực hiện, bệnh viện sẽ thông báo chính xác các chi phí cho từng loại xét nghiệm. 

Hiện nay, có nhiều mức phí thực hiện xét nghiệm khác nhau và chụp chiếu có áp dụng bảo hiểm y tế, giảm mức giá thành đáng kể. Do đó, điều quan trọng bạn cần quan tâm là nên đến các cơ sở y tế uy tín, chất lượng. Bệnh viện Đa Khoa Phương Đông chính là lựa chọn phù hợp, tại đây có đội ngũ y bác sĩ có năng lực cao về xét nghiệm, đảm bảo mang đến tính chính xác và đưa ra được phương pháp điều trị phù hợp nhất. 

Hiện nay, có nhiều mức phí thực hiện xét nghiệm khác nhauHiện nay, có nhiều mức phí thực hiện xét nghiệm khác nhau

Xét nghiệm sinh hóa máu là một xét nghiệm cần thiết để hỗ trợ chẩn đoán sớm các bệnh liên quan, hỗ trợ quá trình điều trị tốt nhất. Để đảm bảo kết quả nhanh, chính xác và được tư vấn chuyên môn kỹ càng, hãy đến ngay với Bệnh viện Đa Khoa Phương Đông để được hỗ trợ tối đa.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

2,230

Bài viết hữu ích?

Đăng ký tư vấn

Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

Bác sĩ Cao cấp CKII

NGUYỄN DUY HẢI

Khoa Xét Nghiệm

Bác sĩ Cao cấp CKII

NGUYỄN DUY HẢI

Khoa Xét Nghiệm
19001806 Đặt lịch khám