Xì hơi nhiều sau khi chuyển phôi là gì? Biện pháp phòng tránh hiệu quả

Phương Loan

23-03-2024

goole news
16

Xì hơi nhiều sau khi chuyển phôi là hiện tượng phổ biến, có khoảng 70% phụ nữ thực hiện IVF xảy ra xì hơi. Tình trạng này xảy ra phổ biến ở giai đoạn chuyển phôi thành công, thường bắt đầu từ ngày thứ 2 đến ngày thứ 5.

Xì hơi nhiều sau khi chuyển phôi là gì?

Xì hơi nhiều sau khi chuyển phôi thường xảy ra ở giai đoạn 2, khi phôi đã bám vào niêm mạc tử cung và làm tổ. Bởi, mang thai làm tăng mật độ hormone progesterone trong dạ dày và đường ruột, giảm tiết acid khiến thức ăn chậm tiêu, dẫn đến sinh ra nhiều khí.

Xì hơi nhiều sau chuyển phôi báo hiệu phôi đã làm tổ trong tử cung

Xì hơi nhiều sau chuyển phôi báo hiệu phôi đã làm tổ trong tử cung

Nhìn chung, hiện tượng xì hơi sau chuyển phôi là dấu hiệu đáng mừng đối với khách hàng thực hiện thụ tinh nhân tạo, báo tin thụ thai thành công. Dù vậy, để chắc chắn hơn về khả năng làm mẹ, bạn nên thử thai tại nhà hoặc thăm khám bác sĩ để có kết quả chính xác.

Hiện tượng xì hơi sau chuyển phôi báo hiệu điều gì?

Như đã chia sẻ ở nội dung đầu tiên, bị xì hơi nhiều sau chuyển phôi báo hiệu phôi đã làm tổ thành công trong tử cung. Đồng nghĩa, quá trình thụ tinh nhân tạo diễn ra tốt đẹp, bạn đã mang thai và trở thành mẹ.

Nếu được chẩn đoán mang thai nhờ IVF, giai đoạn này người mẹ cần nghỉ ngơi điều độ, vận động nhẹ nhàng, giải trí lành mạnh để giảm căng thẳng. Đồng thời bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết, đảm bảo cung cấp đủ năng lượng cho thai nhi phát triển.

Nguyên nhân xì hơi nhiều sau khi chuyển phôi

Sau chuyển phôi xì hơi nhiều có thể xuất phát từ các nguyên nhân khác ngoài thụ thai thành công, bao gồm:

  • Ít vận động: Chị em được khuyến cáo hạn chế vận động để tạo điều kiện cho phôi làm tổ trong tử cung, điều này vô hình khiến quá trình tiêu hóa diễn ra chậm, gây đầy bụng và xì hơi.
  • Khi ăn không nhai kỹ, ăn quá nhiều một lúc.
  • Nạp thực phẩm tạo nhiều khí như nước có gas, nước ngọt, đồ ăn nhiều đường như khoai lang và các loại hạt họ đậu.
  • Tình trạng táo bón, tiêu chảy.
  • Lo âu, căng thẳng khiến nhịp thở tăng lên, lượng khí hít vào cũng nhiều hơn nên dẫn tới đầy bụng, xì hơi nhiều.

Vậy nên, sau chuyển phôi chị em được khuyến cáo thay đổi chế độ sinh hoạt và chế độ dinh dưỡng, đảm bảo tính khoa học để mẹ khỏe mạnh, thai nhi thuận lợi phát triển. Bên cạnh đó là sự quan tâm, chăm sóc từ người thân xung quanh.

Bị xì hơi nhiều sau chuyển phôi có nguy hiểm không?

Xì hơi là quá trình thải khí tự nhiên mà ai cũng gặp phải, không riêng phụ nữ sau khi thực hiện chuyển phôi. Bởi vậy, xì hơi nhiều sau khi chuyển phôi không ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ cũng như thai nhi.

Thay vì lo lắng, bạn nên thư giãn, thay đổi thói quen sinh hoạt và dinh dưỡng lành mạnh để cải thiện tình trạng xì hơi. Bởi tần suất này xảy ra nhiều có thể đến từ số lượng, tốc độ tiêu hóa thức ăn hấp thu vào cơ thể.

Sau chuyển phôi nên thay đổi thói quen sinh hoạt để cải thiện tình trạng xì hơi

Sau chuyển phôi nên thay đổi thói quen sinh hoạt để cải thiện tình trạng xì hơi

Song, xì hơi đi kèm triệu chứng khó chịu như đau bụng, quặn bụng, đại tiện ra máu, tiêu chảy nặng,... bạn cần thông báo ngay với bác sĩ, hoặc trực tiếp đến cơ sở y tế để được thăm khám, chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Biện pháp phòng tránh sau chuyển phôi xì hơi nhiều

Xì hơi nhiều sau khi chuyển phôi không gây hại đến mẹ và bé, thậm chí còn là tín hiệu đáng mừng với thai phụ IVF. Song, hiện tượng này kéo dài với tần suất dày đặc có thể khiến mẹ bầu mặc cảm, sinh hoạt cuộc sống không còn được tự nhiên và thoải mái.

Sau đây là bảng tổng hợp biện pháp hạn chế tình trạng xì hơi sau chuyển phôi:

Biện pháp

Ý nghĩa

Chia nhiều bữa ăn và bổ sung nước

Chuyên gia khuyến cáo mẹ bầu nên chia nhiều bữa ăn trong ngày, bởi khi quá no hay quá đói đều có thể khiến tình trạng chướng khí trở nên trầm trọng, dẫn tới xì hơi nhiều.

Cùng với đó, uống nhiều nước hơn thường ngày là giải pháp hữu hiệu. Nước sẽ thúc đẩy thai phụ đi đại tiện, từ đó giảm hiện tượng đầy hơi.

Ăn sữa chua

Trong sữa chua có chứa protein, đường, vitamin C, vitamin D, kẽm và men vi sinh probiotics. Đây là những chất có tác dụng hỗ trợ đường ruột, kích thích vi khuẩn có lợi hỗ trợ hệ tiêu hóa, giảm tình trạng đầy hơi và chướng khí.

Đa dạng rau củ quả

Sau chuyển phôi, đặc biệt ở giai đoạn thứ 2 mẹ nên bổ sung đa dạng các loại rau củ quả vào thực đơn. Chất xơ, vitamin và khoáng chất có trong rau xanh sẽ hỗ trợ hệ tiêu hóa trở nên khỏe mạnh, ngăn ngừa táo bón cũng như đầy bụng.

Cùng với đó là các loại trái cây giúp tăng nhu động ruột, giảm tình trạng xì hơi như cam, nho, bơ, quả mọng, chuối, đu đủ, dứa và táo.

Thể dục nhẹ nhàng

Như đã chia sẻ, xì hơi không phải hiện tượng nguy hiểm sau khi chuyển phôi, thai phụ không nên nằm một chỗ. Thay vào đó, hãy đi lại, vận động nhẹ nhàng giúp cơ thể và tinh thần thoải mái.

Ngoài ra, để giảm tình trạng xì hơi các mẹ không nên ăn hay uống thực phẩm sinh ra nhiều khi như đồ có gas, thực phẩm nhiều đường. Giữ tinh thần thoải mái bằng cách đọc sách, nghe nhạc hoặc thiền.

Một số câu hỏi thường gặp

Bên cạnh thắc mắc xì hơi nhiều sau khi chuyển phôi có sao không, báo hiệu điều gì, một số câu hỏi khác như sôi bụng sau chuyển phôi, hắt xì hơi sau chuyển phôi cũng được đặt ra. Trong nội dung cuối, Bệnh viện Đa khoa Phương Đông sẽ giải đáp, giúp chị em có những ứng biến kịp thời.

Sôi bụng sau chuyển phôi ảnh hưởng đến thai nhi không?

Sôi bụng sau chuyển phôi là hiện tượng sinh lý tự nhiên, không gây tác động xấu đến thai nhi cũng như người mẹ. Tuy nhiên, một số trường hợp sôi bụng là dấu hiệu của viêm đại tràng, đại tràng co thắt, nhiễm khuẩn, chị em nếu nhận thấy cảm giác khó chịu, đau bụng, chướng bụng, mệt mỏi hay chán ăn cần sớm thăm khám y tế.

Hắt xì hơi sau chuyển phôi là gì?

Hắt xì hơi sau chuyển phôi là hiện tượng không thể chủ quan, là lời cảnh báo về vấn đề sức khỏe mẹ và bé. Để đảm bảo kết quả của quá trình thụ tinh nhân tạo, thai phụ nên sớm thăm khám bác sĩ để tìm ra nguyên nhân và hướng xử lý.

Sau chuyển phôi, sức đề kháng của phụ nữ suy giảm, tạo điều kiện cho các tác nhân xâm nhập gây ra sổ mũi, khó thở và hắt xì hơi liên tục. Nếu được điều trị kịp thời, chế độ chăm sóc phù hợp, những triệu chứng này sẽ nhanh chóng thuyên giảm.

Thụ tinh ống nghiệm (IVF) ở đâu?

Thụ tinh ống nghiệm tại Trung tâm Hiếm muộn và Nam học công nghệ cao Phương Đông, cơ sở quy tụ đội ngũ giáo sư, bác sĩ, chuyên gia đầu ngành vô sinh hiếm muộn. Cùng với đó là trang thiết bị, máy móc hiện đại trên thế giới như:

  • Hệ thống máy móc nhập khẩu từ Mỹ, Đức, Nhật, Đan Mạch,...
  • Phòng LAB đạt chuẩn phòng sạch ISO 6.
  • Máy đo độ mùi.
  • Máy kiểm soát nhiệt độ ẩm, O2, CO2.

Tại IVF Phương Đông, phòng LAB được thiết kế nằm giữa phòng lấy tinh trùng, phòng chọc hút noãn và phòng chuyển phôi, tạo thành một chu trình khép kín, hạn chế tối đa các tác động bên ngoài và bất tiện cho từng khách hàng.

Phòng LAB đạt chuẩn ISO 6 tại Trung tâm IVF Phương Đông

Phòng LAB đạt chuẩn ISO 6 tại Trung tâm IVF Phương Đông

Hiện tại, Bệnh viện Đa khoa Phương Đông đang hỗ trợ “Trả góp lãi suất 0% khi thăm khám, điều trị vô sinh, hiếm muộn”, san sẻ gánh nặng tài chính với nhiều gia đình. Liên hệ 1900 1806 hoặc Đặt lịch khám để tìm hiểu thêm về dịch vụ, chính sách của bệnh viện.

Kết lại, xì hơi nhiều sau khi chuyển phôi là tín hiệu báo tin phôi thai đã làm tổ thành công trong tử cung. Các mẹ có thể giảm tình trạng xì hơi bằng cách uống nhiều nước, chia nhỏ bữa ăn, vận động nhẹ nhàng, qua đó làm giảm tác động tiêu cực đến hệ tiêu hóa.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
5,456

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

19001806 Đặt lịch khám