Bé 6 tháng tuổi ăn được những gì? Thực đơn cho bé tập ăn dặm

Đào Thị Huyền

03-05-2022

goole news
16

Khi con được 6 tháng tuổi, hầu hết các con đã có thể bắt đầu thực hiện chế độ ăn dặm mỗi ngày. Vì thế, việc lựa chọn thực đơn cho bé tập ăn dặm ở tháng thứ 6 có vai trò vô cùng quan trọng giúp trẻ phát triển tốt cả về thể chất và trí não.

 

Tại sao cần cho trẻ ăn dặm ở tháng thứ 6?

Khi trẻ được 6 tháng tuổi, ngoài sữa mẹ con còn có thể được ăn bổ sung thêm đồ ăn dặm. Dù sữa mẹ là chất dinh dưỡng hoàn hảo nhất, dễ hấp thu cho bé; dễ tiêu hóa, giúp tăng cường hệ miễn dịch. Tuy nhiên ngoài 6 tháng, sữa mẹ cũng không đáp ứng đủ nhu cầu tăng trưởng của trẻ. Lúc này, nếu không cho trẻ ăn bổ sung, con sẽ thiếu máu, còi xương.

Khi trẻ có các biểu hiện sau, cha mẹ có thể cho trẻ ăn dặm:

  • Bé có thể ngồi nếu được sự hỗ trợ của người lớn: tập cho con ngồi thẳng để ăn đúng cách.
  • Con không cần trợ giúp mà vẫn có thể giữ đầu ở tư thế thẳng.
  • Con biết nhai thức ăn bằng nướu.
  • Bé có nhu cầu ăn nhiều hơn .
  • Con có vẻ tỏ ra tò mò, thích thú về các loại thức ăn.

Lưu ý: Cha mẹ nên nhớ, trong giai đoạn này nguồn dinh dưỡng chính của trẻ vẫn là sữa mẹ. Người mẹ cần kết hợp cho con bú kết hợp ăn dặm để đảm bảo cung cấp đủ dưỡng chất thiết yếu và tăng cường hệ miễn dịch của trẻ.

Nguyên tắc cho trẻ ăn dặm ở tháng thứ 6

Hệ tiêu hóa của trẻ vẫn đang tiếp tục hoàn thiện ở tháng thứ 6. Vì vậy, cha mẹ nên hạn chế cho trẻ dùng các loại thức ăn rắn hoặc đặc. Mẹ nên chuẩn bị cho con ăn dặm bằng những loại thức ăn mềm, dễ tiêu hóa; được xay mịn để bé có thể nuốt được một cách dễ dàng.

Những bữa ăn đầu tiên của bé nên bắt đầu bằng bột gạo đã được nghiền, mịn, loãng rồi tăng dần độ đặc, thô cho phù hợp với khả năng tiếp nhận thức ăn của trẻ. Sau khi làm quen với cháo, cha mẹ có thể cho con ăn kèm các loại rau củ khác được nghiền nhuyễn: như bí đỏ, khoai tây, khoai lang, cà rốt, trái cây, rau xanh... Dần dần, mẹ có thể cho bé tiếp tục thử ăn thịt nạc, cá, trứng, tôm... 

Mỗi lần phụ huynh chỉ cho bé ăn một loại thức ăn mới để bé tiếp nhận các mùi vị thực phẩm khác nhau. Loại thức ăn nào khi bắt đầu cho bé ăn cũng chỉ cho ăn một ít, sau đó tăng dần.

Lưu ý: 

- Mỗi lần cha mẹ chỉ cho con ăn một loại thực phẩm để trẻ dễ tiếp nhận mùi vị

- Cho con ăn ít một, sau đó tăng dần

Bé 6 tháng tuổi ăn được những gì? Thực đơn cho bé tập ăn dặm

Khi con được 6 tháng tuổi, hầu hết các con đã có thể bắt đầu thực hiện chế độ ăn dặm mỗi ngày

Bé 6 tháng tuổi ăn được những gì?

Khi con đã quen với việc ăn dặm, cha mẹ có thể cho trẻ ăn đa dạng các loại thực phẩm khác nhau. Những chất dinh dưỡng cần thiết trong thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi gồm: vitamin A, C, D, sắt, canxi và axit béo Omega-3.

Nhóm thực phẩm phù hợp với bé 6 tháng tuổi gồm:

  • Sữa: Sữa mẹ vẫn là nguồn dinh dưỡng quan trọng nhất cho bé trong giai đoạn 6 tháng tuổi. Trong trường hợp mẹ ít sữa thì có thể cho bé dùng thêm sữa công thức.
  • Ngũ cốc: Trẻ ăn dặm có thể bắt đầu chế độ ăn bằng cháo loãng, bột gạo nấu. Ngoải ra, bố mẹ có thể cho con sử dụng các loại ngũ cốc ăn dặm bởi các thương hiệu uy tín hoặc tự chế biến bằng gạo lứt, bột gạo và các loại đậu.
  • Trái cây: Cha mẹ cho con ăn thử một ít trái cây mềm như quýt, chuối hoặc dùng nước ép táo, lê để bổ sung thêm khoáng chất và vitamin cho trẻ.
  • Rau củ: Cha mẹ nên thường xuyên xay nhuyễn cà rốt, rau ngót, củ cải, rau cải, bí ngô,... để nấu cùng cháo vì đây là nguồn bổ sung chất xơ hữu hiệu cho bé.

Các loại thịt

  • Thịt vịt: Vịt cũng có nhiều sắt, hàm lượng cholesterol của thịt vịt khá cao, gấp đôi thịt bò. Do đó, mẹ chỉ nên cho bé ăn vịt để đổi món và làm phong phú thực đơn.
  • Tôm: Trong tôm có nhiều axit béo Omega 3, vitamin B12 góp phần tăng cường sự phát triển trí tuệ và thị lực của bé.
  • Thịt lươn: Trong 100g thịt lươn gồm có 25,6g chất béo tổng cộng và 12,7g chất đạm (trong đó có 0,05g cholesterol) và 285 calo. Ngoài ra, thịt lươn chứa chất natri, sắt, kali, calci  và  nhiều loại vitamin và chất khoáng như vitamin A, B1, B6.
  • Các loại cá: Cá giàu protein, nhiều axit béo omega 3 tốt cho tim mạch, não bộ và mắt của trẻ. Một số loại cá mẹ nên cho con ăn như: cá chép, cá quả, cá gáy, cá hồi, cá trắm đen….
  • Thịt heo: Thịt thăn heo có rất nhiều vitamin B1, thăn heo còn giàu vitamin B12, phốt pho, protein cao và ít chất béo rất tốt cho trẻ.
  • Thịt gà: Thịt gà cũng có nhiều giá trị dinh dưỡng, cha mẹ nên lựa chọn phần ức gà cho con vào khẩu phần ăn hàng ngày.
  • Thịt bò: Thịt bò chứa chất sắt và folate rất tốt cho bé ăn dặm các mẹ có thể lựa chọn.

Bé 6 tháng tuổi ăn được những gì?

Mẹ nên bổ sung đầy đủ các loại thịt vào thực đơn hàng ngày cho trẻ

Sữa chua

Sữa chua được xem là thực phẩm an toàn và giàu dinh dưỡng cho trẻ. Sữa chua có hàm lượng canxi, Vitamin A, D, B khá lớn giúp bổ sung dưỡng chất và giúp bé phát triển toàn diện.

Các men vi sinh có trong sữa chua giúp hỗ trợ hệ tiêu hóa của bé hoạt động tốt hơn. Vừa giúp cơ thể bé chống lại phản ứng latoso, vừa giúp chuyển hóa đường lactoso thành axit lactic.

Lưu ý: cha mẹ nên chọn loại sữa chua dành riêng cho bé, chọn loại lên men tự nhiên; chọn loại có hương vị trái cây; chọn mua sữa chua nguyên kem và chọn thương hiệu uy tín...

*Tìm hiểu thêm: Trẻ mấy tháng ăn được sữa chua? Ăn bao nhiêu là đủ?

Những chất dinh dưỡng cần thiết trong thực đơn ăn dặm cho trẻ 6 tháng tuổi

Sau 6 tháng tuổi, ngoài sữa bé cần được bổ sung các dưỡng chất khác. Do đó, cha mẹ cần tập cho con ăn dặm để trẻ được cung cấp các dưỡng chất thiết yếu từ thức ăn. Khi con đã quen với việc ăn dặm, bạn nên bổ sung đa dạng các loại thực phẩm cung cấp các dưỡng chất mà bé cần. Những chất dinh dưỡng cần thiết trong thực đơn ăn dặm cho trẻ 6 tháng tuổi gồm:

Sắt

Sắt là thành phần của huyết sắc tố, tham gia quá trình hô hấp tế bào và vận chuyển oxy. Thiếu sắt gây các bệnh viêm nhiễm đường hô hấp, thiếu máu và các bệnh nhiễm khuẩn cho trẻ.

Canxi

Canxi có vai trò vô cùng quan trọng với sự phát triển khỏe mạnh, chiều cao và độ cứng cáp của trẻ. Trong cơ thể người, chỉ 1% canxi là trong các tế bào máu, trong đó  99% canxi  nằm ở xương và răng. Khi cơ thể được bổ sung đầy đủ canxi giúp trẻ duy trì hệ thống răng và xương chắc khỏe. Tuy nhiên, khi bị thiếu canxi răng trẻ mọc chậm, còi xương, hay giật mình khi ngủ, ức lõm,  xương nhô, ngủ trằn trọc không ngon giấc, đặc biệt thiếu canxi khiến các tế bào mất đi khả năng nhận biết để tiêu diệt tế bào ung thư trong cơ thể và còn ảnh hưởng đến hệ miễn dịch của trẻ. Nếu tình trạng thiếu canxi kéo dài còn ảnh hưởng đến trí não của trẻ. 

Vitamin C

Vitamin C tham gia vào sự phát triển của mô, bảo vệ cơ thể bé khỏi chứng cảm lạnh thông thường và làm lành vết thương. Ngoài ra, vitamin C là một chất chống oxy hóa quan trọng giúp bảo vệ cơ thể khỏi nguy cơ mắc bệnh ung thư, viêm khớp hoặc tim mạch; đồng thời giúp cơ thể bé hấp thụ hiệu quả các vi chất khác như: canxi sắt và axit folic. Ngoài ra, Vitamin C giúp tăng cường sức đề kháng cho trẻ chống lại bệnh tật ( xuất huyết dưới da, sưng nướu răng, chảy máu chân răng hoặc màng xương, răng dễ rụng, dễ mắc bệnh nhiễm khuẩn, nhiễm virus,thiếu máu)… Bên cạnh đó, việc thiếu vitamin C mãn tính kéo dài có thể dẫn đến tình trạng còi cọc ở trẻ em.

 Những chất dinh dưỡng cần thiết trong thực đơn ăn dặm cho trẻ 6 tháng tuổi

Vitamin C tham gia vào sự phát triển của mô, bảo vệ cơ thể bé khỏi chứng cảm lạnh thông thường và làm lành vết thương

Vitamin A

Vitamin A giúp trẻ phát triển bình thường, tăng cường khả năng miễn dịch, bảo vệ da, niêm mạc, giác mạc hay bị mắc các bệnh nhiễm trùng như khô giác mạc, tiêu chảy, đường hô hấp, mù lòa,… Các loại thực phẩm có nhiều vitamin A như trứng gà, sữa, thịt, gan, rau xanh, quả có màu đỏ, vàng (cà rốt, gấc,  bí đỏ, đu đủ,… có nhiều Beta-carotene).

Vitamin D

Bệnh còi xương ở trẻ chủ yếu là do thiếu vitamin D, làm giảm hấp thụ canxi ở ruột gây rối loạn quá trình khoáng hoá xương (trẻ nôn trớ, quấy khóc, ngủ không yên, rụng tóc, ra mồ hôi trộm, thóp rộng, đầu to, chậm biết đi,  răng mọc chậm, lồng ngực dô, biến dạng xương,…) làm giảm chiều cao của trẻ. Thực phẩm giàu canxi như sữa, phomai, tôm, cá, cua, rau dền, mồng tơi,… Ngoài ra, vitamin D có nhiều trong dầu cá, gan, trứng gà,… 

Axit béo omega 3

Axit béo omega 3 rất cần thiết giúp giúp cho quá trình hoạt động của não, hình thành các nơron thần kinh cần thiết cho sự phát triển thần kinh và thị lực. Các acid béo này có nhiều trong dầu cá, tảo biển, dầu oliu, dầu vừng,… Lưu ý, nếu Axit béo omega 3 làm trí não của trẻ kém phát triển

Thực đơn ăn dặm truyền thống cho bé 6 tháng tăng cân, phát triển tốt

Cháo cà rốt nghiền

Khi bắt đầu ăn dặm bố mẹ cần cho con ăn cà rốt nghiền giúp bé phát triển thị lực, chống viêm nhiễm hoặc tráng ruột. Ngoài ra, cà rốt rất giàu beta – carotene rất có lợi cho sự phát triển của bé 6 tháng tuổi.

Nguyên liệu:

  • 2 thìa cà phê cà rốt nghiền
  • 2 thìa cà phê cháo trắng

Cách nấu thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi bằng cháo cà rốt nghiền:

  • Mẹ nấu cháo gạo theo đúng tỉ lệ 1 gạo, 10 nước. Sau đó rây cho lưới cho thật mịn và múc ra 2 thìa cà phê.
  • Rửa sạch cà rốt sau đố đem luộc hoặc hấp cho chín mềm rồi nghiền hoặc rây nhỏ.
  • Trộn cháo với cà rốt và cho bé ăn.

Thực đơn ăn dặm truyền thống cho bé 6 tháng tăng cân, phát triển tốt

Cà rốt rất giàu beta – carotene rất có lợi cho sự phát triển của bé 6 tháng tuổi

Súp sữa bí đỏ

Bí đỏ là loại thực phẩm giàu vitamin A; chất sắt, muối khoáng, axit hữu cơ rất tốt cho sự phát triển của trẻ nhỏ.

Nguyên liệu: 

  • 20g bí đỏ
  • 60ml sữa mẹ/ sữa công thức

Cách thực hiện:

  • Bí đỏ mẹ có thể luộc chín hoặc hấp, sau đó đem nghiền nhuyễn 
  • Nếu dùng sữa công thức thì pha theo đúng tỉ lệ rồi cho bí đỏ vào 
  • Nếu dùng sữa mẹ cần đun nhỏ lửa cùng với bí đỏ nghiền đến khi sôi là được

Thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng với cháo rau chân vịt

Rau chân vịt hay còn gọi là rau bina rất giàu kali, sắt tốt cho sự phát triển của não bộ. Ngoài ra, rau chân vịt còn giàu magie, canxi giúp hệ xương của bé cứng cáp hơn.

Nguyên liệu: 

  • 2 thìa cà phê cháo trắng
  • 2-3 lá rau chân vịt

Cách thực hiện

  • Rửa sạch rau chân vịt rồi đem luộc chín mềm, sau đó đem nghiền nhỏ
  • Cháo trắng nấu theo tỉ lệ 1:10 rồi cho vào rây nhuyễn
  • Trộn rau với cháo rồi cho bé ăn luôn

Súp khoai tây sữa

Nguyên liệu:

  • 60ml: sữa mẹ/ sữa công thức
  • ½ củ khoai tây

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch khoai tây, gọt vỏ, thái nhỏ rồi luộc hoặc hấp chín
  • Sữa pha theo đúng tỷ lệ, sau đó cho vào nồi nấu cùng khoai
  • Cho hỗn hợp vào rây cho mịn

Cháo trắng - Ngô ngọt hấp - Cà rốt hấp

Nguyên liệu:

  • 2 thìa cà phê cháo trắng 
  • 1 thìa cà phê ngô ngọt
  • 1 thìa cà phê cà rốt

Cách làm:

  • Cháo trắng nấu theo tỷ lệ 1:10 rồi đem rây qua cho mịn.
  • Cà rốt, ngô đem hấp hoặc luộc riêng. Sau khi chín đem nghiền mịn.
  • Khi ăn thì cho cháo ra bát, cho cà rốt và ngô lên trên rồi đảo đều là được.

Cháo trắng - Ngô ngọt hấp - Cà rốt hấp thực đơn ăn dặm cho trẻ

Cháo trắng, ngô ngọt hấp, cà rốt hấp là món ăn dặm rất bổ dưỡng cho con

Cháo đậu que – Táo hấp nghiền

Nguyên liệu: 

  • 2-3 quả đậu que
  • 2 thìa cà phê cháo trắng
  • 1/8 quả táo tươi

Cách làm thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng cháo và tráng miệng:

  • Cháo nấu theo tỷ rồi đem rây qua lưới cho mịn.
  • Đậu que đem rửa sạch, luộc chín rồi nghiền nhỏ và rây qua lưới.
  • Táo gọt sạch vỏ, hấp chín và xay nhuyễn.
  • Múc cháo ra bát, cho đậu que nghiền lên trên rồi đảo đều cho bé ăn. Cho bé tráng miệng bằng táo hấp.

Cháo măng tây – Bơ dầm sữa mẹ

Nguyên liệu:

  • 2 -3 thìa cà phê cháo trắng
  • 2 ngọn măng tây
  • 1/8 quả bơ tươi
  • 60ml sữa mẹ

Cách làm:

  • Cháo nấu theo tỷ lệ phù hợp rồi đem nghiền hoặc rây cho mịn.
  • Măng tây hấp chín mềm và rây qua lưới.
  • Bơ chín gọt bỏ, thái lát dùng thìa nghiền nhuyễn rồi trộn với sữa mẹ.
  • Múc cháo ra bát, cho măng tây vào trộn đều và cho bé ăn.
  • Bé tráng miệng món bơ dầm sữa mẹ.

Chuối trộn sữa thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng đơn giản

Nguyên liệu:

  • Nửa quả chuối chín
  • 60ml sữa mẹ/ sữa công thức

Cách làm:

  • Nghiền nát chuối, để mịn hơn mẹ nên rây qua lưới.
  • Sữa công thức pha đúng tỷ lệ rồi cho chuối vào trộn đều cho đến khi món ăn đạt độ sánh vừa bé ăn là được.

Chuối trộn sữa thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng đơn giản

Chuối trộn sữa là thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng đơn giản, dễ làm tại nhà

Món ăn dặm cho bé 6 tháng trong 30 ngày theo kiểu Nhật

Dưới đây là một số món ăn dặm cho bé 6 tháng trong 30 ngày theo kiểu Nhật mẹ cùng tham khảo ngay nhé:

  • Ngày 1, ngày 2: Cháo trắng tỷ lệ 1:10 cùng nước ép táo
  • Ngày 3: Món cháo trắng 1:10, cà rốt nghiền, nước dashi
  • Ngày 4: Bơ và sữa
  • Ngày 5: Cháo trắng 1: 10, bí ngòi nghiền, cá bào rong biển
  • Ngày 6: nước Dashi, cháo củ cải, bí đỏ 
  • Ngày 7: cháo 1:10, ngô ngọt nghiền, susu
  • Ngày 8: cháo 1: 9, cải bó xôi, bí xanh 
  • Ngày 9: Khoai lang trộn sữa mẹ
  • Ngày 10: Cháo ngô bào tử
  • Ngày 11: Cháo trắng 1: 9 có thêm dầu olive, rau ngót,  nước dashi
  • Ngày 12: Khoai tây trộn sữa mẹ
  • Ngày 13: Cháo trắng 1: 9 có thêm dầu olive, cà chua. bắp cải
  • Ngày 14: súp kem gà phomai, táo và chuối nghiền sữa mẹ
  • Ngày 15: Cháo rau mầm cải ngọt, cà chua, nước ép đào
  • Ngày 16: Cháo củ cải đỏ, khoai lang tím, nước ép nho
  • Ngày 17: Sữa bí đỏ cùng đậu Hà Lan
  • Ngày 18: Cháo lòng đỏ trứng với giọt dầu olive, nước ép lê
  • Ngày 19: Cháo trắng dầu olive, hành tây, cái chíp, nước ép táo
  • Ngày 20: Cháo cà rốt, dầu olive, lá dứa ngô, mận đen nghiền
  • Ngày 21: Bánh mì trộn sữa
  • Ngày 22: Cháo dầu óc chó, hạt kê, rong biển, bí đỏ
  • Ngày 23: Cháo yến mạch, bắp cải tím, súp lơ xanh
  • Ngày 24: Cháo yến mạch, súp lơ trắng, ớt chuông, kale
  • Ngày 26: Cháo đậu xanh, rau má
  • Ngày 27: Cháo rau mùng tơi, bí đao xanh
  • Ngày 28: Cháo yến mạch, khoai lang đu đủ hạt Chia 
  • Ngày 29: Phomai, cháo đậu que, hành tây
  • Ngày 30: Súp bánh mì sữa, táo nghiền

Những lưu ý khi lên thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng

Để chế biến các món ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi mẹ cần nắm vững một số lưu ý sau đây:

Không nên dùng nước lạnh để nấu cháo cho bé

Khi nấu cháo cho con, để giữ được chất dinh dưỡng trong gạo mẹ nên dùng nước nóng. Dùng nước lạnh khiến các hạt gạo ngấm nước và trương lên kéo theo các chất dinh dưỡng bị nở ra và hòa tan. Ngoài ra, nấu cháo bằng nước lạnh sẽ mất thời gian và làm cho hương vị của cháo bớt phần thơm ngon hơn.

Những lưu ý khi lên thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng

Nấu cháo bằng nước lạnh sẽ mất thời gian và làm cho hương vị của cháo bớt phần thơm ngon hơn

Không nên đun cháo nhiều lần trong 1 ngày

Trẻ 6 tháng tuổi lượng ăn còn rất ít, nên khi nấu cháo mẹ không nên nấu quá nhiều. Trường hợp có bé ăn được nhiều mẹ có thể rây nhỏ rồi bảo quản lạnh chứ không nên hâm lại cháo nhiều lần trong ngày. Việc hâm cháo nhiều lần sẽ làm cháo bay mất các chất vitamin và mất độ thơm ngon.

*Xem thêm: Hướng dẫn mẹ chi tiết cách nấu cháo cho trẻ ăn dặm

Nên lựa chọn các loại rau củ theo mùa để đảm bảo an toàn thực phẩm

Việc lựa chọn rau củ theo mùa vừa đảm bảo độ tươi ngon, lại tránh được dư lượng thuốc bảo quản,… một cách tối đa nhất.

Tốt nhất, mẹ hãy lựa chọn những loại rau củ quả tự trồng thì không lo có thuốc thang gì cả.

Không được rã đông thực phẩm bằng nước nóng hay để nhiệt độ phòng

Thực phẩm được bảo quản ở ngăn đá tủ lạnh khi mẹ cần lấy ra chế biến thì tuyệt đối không được rã đông bằng nhiệt độ phòng và nước sôi. Cách làm này làm hỏng thực phẩm; làm cho các chất dinh dưỡng bị bốc hơi và hao hụt đi; làm giảm độ tươi ngon của thực phẩm đồng thời tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển. Nếu bé ăn phải dễ bị ngộ độc, tiêu chảy.

Cách rã đông tốt nhất là trước khi chế biến mẹ lấy thức ăn ở tủ đông để ngăn mát. Để thực phẩm có thời gian rã đông từ từ nhưng vẫn ở mức nhiệt giữ được tươi ngon.

Việc lựa chọn thực phẩm và xây dựng một thực đơn ăn dặm đầy đủ chất dinh dưỡng có vai trò quan trọng trong việc phát triển thể chất lẫn trí tuệ của trẻ.

Ở giai đoạn đầu khi con ăn dặm, bé có thể dễ gặp phải các vấn đề về đường tiêu hóa.. Nếu tình trạng này kéo dài và không cải thiện, bố mẹ nên đưa bé đến chuyên khoa tiêu hóa chuyên về Nhi để được khám và điều trị.

Khoa Nhi Bệnh viện Phương Đông

Hiện nay,  khoa Nhi tại Phương Đông là địa chỉ uy tín để bố mẹ có thể gửi gắm con yêu của mình tại đây. Ưu điểm vượt trội khi đến khám và điều trị bệnh tại Phương Đông:

Quy tụ đội ngũ y bác sĩ hàng đầu

gồm các chuyên gia đầu ngành, có trình độ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm, từng công tác tại các bệnh viện lớn trên cả nước. Các bác sĩ đều được đào tạo bài bản, chuyên nghiệp, vừa có tâm vừa có tầm, am hiểu tâm lý trẻ. 

Dịch vụ toàn diện

Bệnh viện Phương Đông cung cấp chuỗi các dịch vụ khám và điều trị bệnh đến tiêm phòng Vaccine,... theo tiêu chuẩn Quốc tế để cùng bố mẹ chăm sóc sức khỏe bé từ khi lọt lòng đến tuổi trưởng thành

Kỹ thuật chuyên sâu

Bệnh viện Đa khoa Phương Đông đã triển khai thành công nhiều kỹ thuật khó giúp việc điều trị bệnh trở nên dễ dàng hơn.

Chăm sóc chuyên nghiệp

Ngoài việc các bác sĩ thấu hiểu tâm lý trẻ, Phương Đông còn đặc biệt quan tâm đến không gian vui chơi của các con, giúp các bé thoải mái vui chơi và làm quen với môi trường của bệnh viện từ đó hợp tác điều trị và nâng cao hiệu quả khám chữa bệnh.

Hy vọng qua bài viết trên, bệnh viện Phương Đông đã giải đáp được thắc mắc bé 6 tháng tuổi ăn được những gì? Thực đơn cho bé tập ăn dặm. Mọi thắc mắc cần giải đáp cũng như đăng ký thăm khám với các bác sĩ Nhi khoa giàu kinh nghiệm tại Phương Đông Khách hàng vui lòng liên hệ 1900 1806.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

8,607

Bài viết hữu ích?

Đăng ký tư vấn

Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

19001806 Đặt lịch khám