Vì sao bé ăn nhiều nhưng không tăng cân: Nguyên nhân do đâu

Phương Loan

24-09-2024

goole news
16

Bé ăn nhiều nhưng không tăng cân là thắc mắc của nhiều bậc phụ huynh hiện nay. Trên thực tế, có thể trẻ ăn nhiều nhưng ăn không đủ chất, chế biến sai cách làm mất dưỡng chất, trẻ ăn quá nhiều dẫn đến rối loạn tiêu hóa,... gây tình trạng khó tăng cân, chậm phát triển thể chất.

Tại sao bé ăn nhiều nhưng không tăng cân?

Tăng cân vừa đủ ở trẻ nhỏ là tín hiệu tốt, bảo hiệu trẻ đang phát triển khỏe mạnh, ít nguy cơ mắc bệnh lý tiềm ẩn. Tuy nhiên có một bộ phận các bé ăn uống đầy đủ nhưng cân nặng không đạt chuẩn, chậm tăng cân khiến phụ huynh lo lắng.

Mỗi độ tuổi sẽ có mốc cân nặng, chiều cao tiêu chuẩn dành cho trẻ. Cha mẹ nên chú ý theo dõi, ghi lại sự phát triển thể chất của bé để kịp thời thăm khám xác định căn nguyên vấn đề.

Trẻ ăn nhiều không tăng cân xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau

Trẻ ăn nhiều không tăng cân xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau

Theo các chuyên gia, thống kê ước tính có 9 nguyên nhân khiến bé ăn nhiều nhưng không tăng cân:

Ăn không đủ nhu cầu cần của cơ thể

Cha mẹ thường lầm tưởng con ăn rất nhiều, nhưng trên thực tế lượng thức ăn không thực sự đáp ứng được nhu cầu của cơ thể. Ví dụ bé 6 - 8 tháng tuổi cần được ăn 1-2 bữa dặm cháo hoặc bột (50 - 100ml/lần), kết hợp cùng sữa mẹ hoặc sữa bột.

Trường hợp cha mẹ chỉ cho con uống sữa, không tập cho trẻ ăn bữa dặm làm thiếu hụt lượng thức ăn thiết yếu. Đây là lý do phổ biến nhất trong những nguyên nhân trẻ ăn nhiều mà không tăng cân hoặc chậm tăng.

Bé ăn nhiều không tăng cần do nạp thiếu calo

Trung bình một ngày trẻ tiêu thụ lượng lớn năng lượng cho hoạt động lật, bò, trườn, đi, đứng, chạy, nhảy,... Điều này khiến lượng calo nạp vào cơ thể trẻ thấp hơn lượng calo tiêu hao, khiến trẻ khó tăng cân.

bé ăn nhiều nhưng không tăng cân do nạp thiếu calo cần cho hoạt động một ngày

Trẻ chậm tăng cân do nạp thiếu calo cần cho hoạt động một ngày

Ngoài việc căn cứ vào tháp nhu cầu dinh dưỡng theo độ tuổi, cha mẹ cần chủ động bổ sung thực phẩm theo hoạt động thể chất hàng ngày của con. Điều này đảm bảo sự phát triển đồng đều với trẻ  em đồng trang lứa.

Trẻ ăn nhiều mà không tăng cân do thiếu chất

Chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, trẻ em cần được nạp đa dạng dưỡng chất từ 15 - 20 loại thực phẩm. Trẻ ăn nhiều nhưng ăn theo sở thích, dễ gây mất cân bằng dinh dưỡng, ảnh hưởng đến quá trình phát triển và tăng trưởng của trẻ.

Ví dụ, một bữa ăn thiếu chất béo khiến trẻ bị thiếu hụt năng lượng hoạt động. Những trẻ không được bổ sung các vitamin như A, D, E, K có thể dẫn đến tình trạng chậm lớn, nhẹ cân hoặc còi cọc.

Trẻ ăn vượt mức nhu cầu cơ thể cần

Cha mẹ cho trẻ ăn quá nhiều thực ăn cũng có thể gây tình trạng khó tăng cân, do vượt quá khả năng tiêu hóa thông thường. Việc làm này rất hại cho cơ thể trẻ, khiến quá trình chuyển hóa và hấp thu dưỡng chất bị cản trở, rối loạn dẫn đến chững cân, khó tăng.

Trẻ ăn nhiều nhưng không tăng cần do chế biến sai cách

Chế biến thực phẩm sai cách, làm mất hoặc hao hụt phần lớn dưỡng chất cũng là nguyên nhân khiến trẻ ăn nhiều nhưng không tăng cân. Ví dụ như:

  • Cá ngừ giàu chất béo bão hòa Omega-3, khi mang chiên rán sẽ làm giảm tới 70 - 80% dưỡng chất. Cha mẹ nên hấp, nướng hoặc áp chảo với một ít dầu để giữ tối đa lượng vitamin, Omega-3 trong cá.
  • Súp lơ xanh là loại rau có hàm lượng vitamin C dồi dào, luộc rau trong nhiệt độ cao có thể làm giảm 50% lượng vitamin ban đầu. Phụ huynh nên hấp để giữ lại vitamin, khoáng chất, đồng thời không sử dụng quá nhiều gia vị.

Trẻ ăn thực phẩm được chế biến mất phần lớn hàm lượng dinh dưỡng

Trẻ ăn thực phẩm được chế biến mất phần lớn hàm lượng dinh dưỡng

Sữa mẹ không đủ dưỡng chất cho trẻ

Trẻ sơ sinh, trẻ dưới 6 tháng tuổi hoàn toàn bú bằng sữa mẹ vẫn có thể gặp tình trạng ăn nhiều nhưng không tăng cân. Trong trường hợp mẹ ăn thiếu chất hoặc do cơ địa có thể làm ảnh hưởng đến chất lượng sữa.

Một biện pháp phòng ngừa an toàn, mẹ cho con bú sữa mẹ song song với sữa công thức. Đồng thời thăm khám y tế cải thiện khả năng hấp thụ dinh dưỡng, chủ động cải thiện chế độ ăn uống, giảm căng thẳng và áp lực để nâng cao dưỡng chất trong sữa.

Bé ăn nhiều nhưng không tăng cân do nhiễm giun sán

Đường tiêu hóa của trẻ nhiễm giun sán, ký sinh trùng có thể gây chậm tăng cân. Những chủng vi khuẩn này sẽ hút dưỡng chất từ thức ăn trẻ nạp vào, khiến cơ thể thiếu dưỡng chất và không thể tăng cân.

Phụ huynh có thể nhận biết thông qua những triệu chứng như đau bụng, tiêu chảy, táo bón, buồn nôn,... Trẻ cần được khám y tế để kê đơn điều trị giun sán, tăng hiệu quả hấp thu vitamin và khoáng chất.

Trẻ em ăn nhiều không tăng cân do vận động quá mức

Trẻ em có xu hướng tiêu thụ năng lượng nhanh khi vận động, hoạt động thể chất quá mức. Cha mẹ nên thêm bữa ăn phụ vào những ngày, thời điểm trẻ chạy nhảy nhiều, giúp giải quyết tình trạng ăn nhiều nhưng không tăng cân.

Trẻ chậm, không tăng cân do vận động quá mức

Trẻ chậm, không tăng cân do vận động quá mức

Trẻ hấp thu kém các dưỡng chất

Trẻ ăn nhiều nhưng chậm tăng cân có thể do khả năng hấp thu dinh dưỡng kém. Một số bệnh lý như rối loạn tiêu hóa, viêm đại tràng, viêm dạ dày, bệnh celiac, bệnh Crohn,... làm cản trở vitamin, khoáng chất đi vào cơ thể.

Trẻ đang điều trị một số bệnh lý

Các bé trong giai đoạn điều trị bệnh thường còi cọc, khó tăng cần dù được bổ sung nhiều dưỡng chất. Thông thường, cơ thể trong, sau khi mắc bệnh cần một lượng lớn calo để hồi phục tế bào và mô bị tổn thương.

Nguyên tắc dinh dưỡng giúp trẻ tăng cân chuẩn

Sau đây là bảng nguyên tắc dinh dưỡng cho trẻ dưới 6 tháng tuổi và trên 6 tháng tuổi mà mẹ có thể tham khảo, phòng tránh tình trạng bé ăn nhiều nhưng không tăng cân.

< 6 tháng tuổi

> 6 tháng tuổi

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng chính của trẻ trong giai đoạn này. Tránh trẻ bị thiếu các vi chất thiết yếu, mẹ cần ăn đủ 4 nhóm chất protein, tinh bột, chất béo, vitamin và khoáng chất.

Chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, những tháng đầu trẻ cần được uống 30 - 60ml sữa/ngày, chia nhỏ 6 - 7 cữ. Từ tháng thứ 2 trở đi, tăng lượng sữa lên 400 - 900ml/ngày, giảm cữ uống xuống 4 - 5 lần/ngày.

Trẻ trên 6 tháng tuổi bắt đầu ăn dặm, bổ sung vitamin và dưỡng chất trực tiếp từ thực phẩm. Protein, tinh bột, chất béo, vitamin vẫn là nhóm dinh dưỡng không thể thiếu.

Trẻ cần được ăn dặm 1 - 2 bữa bột/cháo mỗi ngày, về sau có thể tăng lên 3 - 4 bữa/ngày. Đồng thời duy trì 600 - 800ml/ngày, mỗi cữ sữa trung bình 180 - 200ml.

Dù ở giai đoạn nào, cha mẹ đều cần tập thói quen ăn uống đúng giờ cho trẻ, hạn chế tình trạng trẻ bỏ bữa. Trước những bữa ăn, không cho trẻ ăn vặt quá nhiều, khiến trẻ không tập trung ăn bữa chính.

Xử lý tình trạng bé ăn nhiều nhưng không tăng cân

Sau khi xác định được nguyên nhân bé ăn nhiều nhưng không tăng cân, giữ nguyên chiều cao. Cha mẹ cần:

  • Thiết lập một chế độ dinh dưỡng khoa học, cân bằng các nhóm chất thiết yếu. Thực đơn bữa ăn trong tuần cần đa dạng thực phẩm, không nên hạn chế quá mức chất béo của trẻ.
  • Bổ sung sữa công thức mỗi ngày giúp trẻ dễ hấp thu, cân bằng dưỡng chất. Chú ý lượng sữa cần cung cấp theo các giai đoạn của cơ thể, tránh bổ sung thiếu gây còi cọc, chậm phát triển.
  • Khám dinh dưỡng định kỳ trong 6 - 12 tháng đầu đời, giúp phát hiện sớm các yếu tố tiềm ẩn ảnh hưởng đến quá trình phát triển thể chất của trẻ.

Chuyên khoa Dinh dưỡng - Bệnh viện Đa khoa Phương Đông cung cấp đa dạng gói khám dinh dưỡng cho trẻ em. Tại bệnh viện, trẻ sẽ được:

  • Đánh giá chi tiết chỉ số phát triển theo độ tuổi, giới tính.
  • Kiểm tra chế độ dinh dưỡng, vận động có phù hợp với sự phát triển hiện tại của trẻ hay không.
  • Tư vấn chuyên sâu về các xây dựng chế độ dinh dưỡng, kiến thức chăm sóc trẻ phát triển toàn diện thể chất lẫn trí tuệ.
  • Phác đồ điều trị cá nhân hóa, chuyên giá bám sát quá trình điều trị.

Khám dinh dưỡng cho trẻ nhỏ tại Bệnh viện Đa khoa Phương Đông

Khám dinh dưỡng cho trẻ nhỏ tại Bệnh viện Đa khoa Phương Đông

Gói khám dinh dưỡng cho trẻ em là khoản đầu tư xứng đáng, biện pháp phòng ngừa trẻ suy dinh dưỡng, thiếu vi chất,... Với mức phí chỉ hơn 2 triệu VNĐ, con sẽ được thăm khám trực tiếp bởi chuyên gia hàng đầu lĩnh vực, kiểm tra chuyên sâu bằng trang thiết bị hiện đại hàng đầu Việt Nam.

Liên hệ 1900 1806 hoặc Đặt lịch khám dinh dưỡng tại website Bệnh viện Phương Đông ngay hôm nay.

Bé ăn nhiều nhưng không tăng cân xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, ví dụ như chế độ ăn thiếu chất, nhiễm giun sán, cơ địa khó hấp thu hoặc trong thời gian điều trị bệnh. Nếu tình trạng chậm tăng cân, không tăng chiều cao không cải thiện, cha mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện kiểm tra và xác định yếu tố gây nên.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
314

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

TTƯT.PGS.TS.BS

CAO THỊ THU HƯƠNG

Trưởng khoa Dinh dưỡng

TTƯT.PGS.TS.BS

CAO THỊ THU HƯƠNG

Trưởng khoa Dinh dưỡng
19001806 Đặt lịch khám