Bệnh giao mùa ở trẻ là gì?
Bệnh giao mùa chính là thuật ngữ dùng để chỉ các loại bệnh thường xuất hiện ở giai đoạn chuyển mùa từ thu sang đông, từ hè sang thu, từ đông sang xuân và từ xuân sang hè . Đây là thời điểm thời tiết thay đổi thất thường lúc nắng, lúc mưa, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, virus gây bệnh sinh sôi và phát triển.
Bệnh giao mùa chính là thuật ngữ dùng để chỉ các loại bệnh thường xuất hiện ở giai đoạn chuyển mùa
Bệnh giao mùa thường gặp nhiều ở trẻ em. Bởi đây là đối tượng có hệ miễn dịch còn non yếu, chưa thích nghi kịp với sự thay đổi của thời tiết.
Thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới, năm có hơn 10 triệu trẻ em trên thế giới tử vong do các bệnh giao mùa như cúm, viêm phổi… Đáng chú ý, Việt Nam cpfm nằm trong top 10 quốc gia có chỉ số ô nhiễm nhất cao nhất thế giới, bởi vậy tỷ lệ trẻ mắc bệnh hô hấp cũng khá cao. Theo khảo sát sơ bộ, một đứa trẻ dưới 5 tuổi có thể mắc các bệnh viêm đường hô hấp trung bình 4-6 lần mỗi năm, nhất là thời điểm giao mùa.
Các bệnh giao mùa ở trẻ thường gặp
Sốt xuất huyết, chân tay miệng, viêm da dị ứng, sởi, cảm cúm là những bệnh trẻ em thường gặp ở thời điểm giao mùa.
Sốt xuất huyết - Bệnh giao mùa hè thu ở trẻ
Sốt xuất huyết là bệnh bệnh giao mùa hè thu, do muỗi truyền nhiễm. Theo Thống kê của Cục Y tế Dự phòng, từ đầu năm 2020 đến nay, nước ta đã ghi nhận hơn 65.046 ca sốt xuất huyết, trong đó có 7 trường hợp tử vong. Tại TP.HCM, mỗi tuần có tới 500-600 người bệnh nhập viện do bệnh này, nhất là vào thời điểm giao mùa. Hiện sốt xuất huyết vẫn chưa có thuốc đặc trị và vắc xin phòng ngừa.
Dấu hiệu nhận biết:
- Sốt cao 39, 40 độ C liên tục và kéo dài.
- Đau đầu dữ dội.
- Nổi mẩn hoặc phát ban trên da.
- Khi bệnh tiến triển nặng, trẻ có thêm triệu chứng đau bụng, buồn nôn, chân tay lạnh, nôn hoặc ói ra máu…
Tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm do virus gây ra và phổ biến ở đối tượng trẻ nhỏ. Cụ thể là 2 loại virus mang tên Coxsackievirus A16 (nhóm A16) và Enterovirus 71 (EV71). Chúng đều sống trong đường tiêu hóa và có thể lây từ người này sang người khác thông qua việc tiếp xúc với nước bọt, dịch mũi, dịch từ bọng nước hoặc phân của người bệnh.
Tay chân miệng là bệnh trẻ em phổ biến tại nhiều quốc gia
Theo Hệ thống Báo cáo giám sát bệnh truyền nhiễm của nước ta, từ đầu năm 2020 đến nay, đã có 63 tỉnh thành bùng phát dịch bệnh tay – chân – miệng với 10.745 số ca bệnh. Trong đó 6.662 trường hợp nặng cần phải nhập viện để điều trị, và chưa có bệnh nhân nào tử vong.
Dấu hiệu nhận biết: Trẻ em mắc bệnh chân tay miệng sẽ có các nốt phỏng nước trên da và loét niêm mạc miệng. Nếu không được can thiệp điều trị kịp thời, bệnh này sẽ tiến triển nặng với các triệu chứng nghiêm trọng như khó thở, nôn trớ, co giật. Lúc này một số biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra như viêm não, viêm cơ tim, viêm phổi…
Viêm da dị ứng
Viêm da dị ứng có thể xuất hiện ở bất kỳ đối tượng nào, nhất là trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Nguyên nhân là do hệ miễn dịch của trẻ còn non yếu, làn da trẻ manh và dễ bị tác động với các yếu tố gây hại.
Trong tổng số các ca bệnh viêm da dị ứng tại Việt Nam, có tới 30% người bệnh là đối tượng trẻ nhỏ. Bệnh này thường xuất hiện nhiều vào thời điểm giao mùa thu đông. Đặc biệt, nó có thể chấm dứt khi trẻ được 5 tuổi và chỉ có một số ít trường hợp có triệu chứng kéo dài đến khi trưởng thành.
Dấu hiệu nhận biết: Các dấu hiệu đặc trưng của bệnh viêm da dị ứng bao gồm da nổi mẩn đỏ, ngứa ngáy, thậm chí có thể chảy dịch và phù nề,… Ngoài ra, một số trẻ có sức đề kháng yếu còn có triệu chứng ho, sốt, chán ăn và sụt cân.
Sởi là bệnh giao mùa ở trẻ em có khả năng truyền nhiễm và gây ra bởi virus ARN. Đât là loại virus thuộc chi Morbillillin nằm trong họ Paramyxoviridae và chỉ có 1 vật chủ duy nhất chính là con người.
Sởi là bệnh giao mùa hè thu
Sởi là một trong những loại bệnh dịch phổ biến ở nước ta, nhất là vào thời điểm tháng 9 đến tháng 10 hàng năm. Bên cạnh đó, kha năng lây lan của nó cũng rất nhanh, thậm chí còn hơn cả Ebola, bệnh lao hay bệnh cúm.
Vi rút sởi có thể tồn tại trong không khí và trên bề mặt các đồ vật tới 2 giờ, chúng luôn chờ đợi cơ hội để xâm nhập vào đường thở của bất kỳ người nào. Vì thế, một người khỏe mạnh có cũng có thể mắc bệnh sởi nếu như ở chung với người nhiễm vi rút sởi hoặc là chỉ tiếp xúc gần trong vòng 2 giờ. Đáng chú ý, virus sởi có tốc độ lây lan nhanh trong không khí và làm nhiễm trùng đường hô hấp, có khả năng gây tử vong cao cho đối tượng trẻ em chưa tiêm vắc xin hoặc trẻ suy dinh dưỡng.
Dấu hiệu nhận biết: Sau khi mắc virus sởi, người bệnh sẽ không có triệu chứng gì trong 10 - 12 ngày, trong thời gian tiếp theo, một số dấu hiệu bất thường sẽ xuất hiện là:
- Triệu chứng dặc trưng thông thường: Sốt, phát ban, ho, đau mắt đỏ, chảy nước mũi.
- Triệu chứng nặng: Viêm tai giữa, viêm phổi, khô loét giác mạc mắt, tiêu chảy, viêm não… thậm chí dẫn đến tử vong.
Viêm não Nhật Bản là bệnh truyền nhiễm cấp tính vô cùng nguy hiểm mà bất kỳ đối tượng nào cũng có thể mắc phải. Trong đó trẻ dưới 15 tuổi là đối tượng có nguy cơ mắc bệnh này cao nhất.
Các nguồn lây bệnh viêm não Nhật Bản cho trẻ
Virus gây viêm não Nhật Bản là Flavivirus thuộc nhóm B họ Togaviridae. Loại virus này có kích thước khoảng 15 – 22 – 50 nanomet, không chịu được nhiệt và bất hoạt ở nhiệt độ 56 độ C chỉ trong vòng trong 30 phút và 2 phút ở nhiệt độ 100 độ C. Flavivirus có thể tồn tại trong vài năm ở trạng thái đông lạnh.
Loài động vật mang virus gây viêm não Nhật Bản thường là các loại gia súc như lợn, trâu bò, ngựa,… và chim hoang dã. Đáng chú ý, muỗi cũng có thể là vật bị lây nhiễm loại virus này và truyền sang cho con người. Vì vậy, viêm não Nhật Bản chính là một bệnh có ổ dịch thiên nhiên ở mọi nơi trên thế giới.
Tại Việt Nam, viêm não nhật bản xuất hiện rải rác vào các tháng trong năm với số lượng khoảng 2.000 – 3.000 ca bệnh/năm. Bệnh này thường gây ra các biến chứng nguy hiểm, đe dọa tính mạng người bệnh. Thống kê sơ bộ cho thấy, trong tổng số ca mắc đã có khoảng 20% trường hợp tử vong và 50% các trường hợp được cứu sống gặp phải di chứng bệnh tật nặng nề.
Hiện bệnh viêm não Nhật Bản chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Khi có các triệu chứng bệnh, bố mẹ hãy đưa bé đến ngay bệnh viện để được xử trí kịp thời, tránh các biến chứng nguy hiểm như co giật phù nề não, tổn thương hệ hô hấp, tim mạch…
Dấu hiệu nhận biết: Trẻ em mắc bệnh viêm não Nhật Bản hoàn toàn không có bất cứ triệu chứng nào trong suốt giai đoạn ủ bệnh (5 – 14 ngày). Đến giai đoạn khởi phát, bé sẽ có dấu hiệu 39 – 40 độ C kèm theo tình trạng đau đầu, đau bụng, nôn, rối loạn nhãn cầu, mất nhận thức.
Cảm cúm - Bệnh giao mùa ở trẻ rất phổ biến
Cảm cúm là giao mùa ở trẻ rất phổ biến. Căn bệnh này có khả năng lây lan nhanh với biểu hiện đặc trưng là sốt, đau đầu, đau cơ, mệt mỏi, sổ mũi, đau họng, ho… Tác nhân chính gây nên căn bệnh này là các chủng virus cúm A H3N2, H1N1, cúm B và C. Cam cúm có khả năng lây nhiễm cao trong cộng đồng thông qua đường hô hấp, các giọt nước bọt bắn ra khi người bệnh nói chuyện, ho hoặc hắt hơi.
Cúm là một trong những bệnh trẻ em có khả năng lây lan nhanh chóng trong cộng đồng
Theo thống kê của Bộ Y tế, mỗi năm nước ta có tới hơn 800.000 người mắc cúm. Đáng chú ý, số ca bệnh thường đạt đỉnh điểm vào thời điểm giao mùa. Bởi vậy mà cảm cúm còn được gọi là bệnh giao mùa.
Đầu năm 2020, tỉnh Khánh Hòa đã ghi nhận trường hợp mắc cảm cúm tử vong đầu tiên, đó là một bệnh nhi 10 tuổi. Theo các bác sĩ, nếu không được điều trị kịp thời, cảm cúm thường tiến triển xấu và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm tới sức khỏe của người bệnh, đặc biệt là trẻ dưới 2 tuổi.
Dấu hiệu nhận biết: Triệu chứng bệnh cúm khá giống với dấu hiệu cảm lạnh thông thường. Bởi vậy mà khá nhiều người nhầm lẫn giữa hai bệnh này. Theo các bác sĩ, sau khoảng 2 ngày tiếp xúc với virus cúm, trẻ sẽ có biểu hiện sốt, ớn lạnh, đau mỏi cơ bắp, mệt mỏi, chóng mặt Một số trẻ gặp còn gặp các triệu chứng nặng hơn như chứng khác như đau tai, đau họng, buồn nôn và tiêu chảy nhiều lần trong ngày.
Bệnh hen suyễn
Hen suyễn còn có tên gọi khác là hen phế quản. Đây là bệnh giao mùa ở trẻ không hiếm gặp và có thể đe dọa tính mạng người bệnh nếu như không được can thiệp điều trị kịp thời.
Tổ chức Y tế Thế giới ước tính, trung bình mỗi năm thế giới có khoảng 250.000 người tử vong do bệnh hen suyễn. Còn tại Việt Nam, khoảng 8-10% trẻ mắc phải bệnh này và số ca mắc thường lên đỉnh điểm vào thời điểm giao mùa thu đông hàng năm.
Hiện chưa có phương pháp nào có thể chữa trị dứt điểm hen suyễn. Các biện pháp điều trị chủ yếu chỉ nhằm mục đích cắt cơn hen đồng thời hạn chế các biến chứng nguy hiểm cho người bệnh. Do đó, các chuyên gia y tế luôn khuyến cáo bố mẹ theo dõi, nhận biết sớm các dấu hiệu hen suyễn ở trẻ và đưa bé đến cơ sở y tế nhanh chóng để được kiểm soát và ngăn chặn bệnh chuyển biến nặng.
Hen suyễn là bệnh giao mùa thu đông ở trẻ em
Dấu hiệu nhận biết:
- Ho khò khè kéo dài, tái phát nhiều lần trong năm.
- Các cơn ho do bệnh hen suyễn có chiều hướng tăng vào ban đêm hoặc lúc gần sáng.
- Trẻ bị ho dữ dội vào thời điểm giao mùa dẫn đến khó thở.
Nhiễm trùng đường hô hấp
Nhiễm trùng hô hấp là bệnh lý gây tử vong hàng đầu ở trẻ em. Trên thế giới mỗi năm có khoảng 4,3 triệu trẻ em dưới 5 tuổi bị cướp đi sinh mạng vì căn bệnh này, trong đó chủ yếu là viêm tiểu phế quản và viêm phổi.
WHO và Unicef đã cùng nhau phát động ra chương trình phòng chống bệnh nhiễm trùng hô hấp với 3 mục tiêu cụ thể là:
- Giảm tỷ lệ tử vong do bệnh nhiễm trùng đường hô hấp ở trẻ dưới 5 tuổi.
- Giảm tỷ lệ mắc bệnh.
- Giảm tỷ lệ kháng kháng sinh của bệnh nhiễm trùng đường hô hấp.
Các phương pháp được áp dụng hiện nay để điều trị trị bệnh nhiễm trùng đường hô hấp chủ yếu nhằm giảm thiểu các triệu chứng đồng thời ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm ở trẻ. Các bác sĩ luôn khuyến cáo, cha mẹ cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế uy tín để bé được theo dõi và xử trí kịp thời.
Dấu hiệu nhận biết: Triệu chứng nhiễm trùng đường hô hấp ở trẻ rất đa dạng. Thông thường khi mắc bệnh này, trẻ sẽ bị sốt cao, ho, thở nhanh, tiếng thở rít, tím tái khu vực quanh môi, bỏ bú hoặc bỏ ăn… Ngoài ra một số trẻ còn có thể bị nôn, chướng bụng, đi ngoài phân lỏng, khó thở, quấy khóc…
Viêm phổi là tình trạng các phế nang trong phổi bị viêm do một tổn thương nào đó gây nên. Hai phế nang lúc này đều chứa nhiều dịch nhầy hoặc mủ. Bệnh thường khởi phát chủ yếu do tác nhân vi khuẩn, virus, vi nấm.
Triệu chứng điển hình của bệnh viêm phổi là những cơn ho liên tục, dai dẳng
Vào mùa thu đông, thời tiết hanh khô rất dễ khiến phổi bị ảnh hưởng, đặc biệt là đối tượng trẻ em. Khi phổi bị viêm, các phế nang sẽ bị tổn hại ít nhiều khiến dưỡng khí không thể đi vào máu. Hậu quả là làm cho não bị thiếu khí để hoạt động. Bệnh viêm phổi hoàn toàn có thể gây ra những biến chứng rất nặng dẫn tới tử vong nếu không được can thiệp điều trị kịp thời.
Trẻ em là đối tượng dễ bị viêm phổi nhất. Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới, có trên 80% trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 3 tuổi mắc căn bệnh này trong những năm tháng đầu đời,
Dấu hiệu nhận biết:
- Đau, tức ngực khi thở hoặc ho.
- Ho có đờm hoặc ra chất nhầy nhờn.
- Chán ăn, bỏ bữa khiến cơ thể mệt mỏi.
- Sốt, vã mồ hôi và ớn lạnh cơ thể.
- Nôn và tiêu chảy
- Thở hụt hơi.
Quai bị là bệnh lý rất phổ biến do virus paramyxo gây nên. Đây là chủng virus có thể tồn tại rất lâu ở môi trường bên ngoài cơ thể, cụ thể là từ 30 đến 60 ngày ở nhiệt độ 15 - 20 độ C và từ 1 đến 2 năm ở nhiệt độ – 25 -70 độ C. Tuy nhiên, paramyxo lại có thể bị phá hủy ở nhiệt độ trên 56 độ C, dưới ánh sáng mặt trời hoặc các chất khử khuẩn tại bệnh viện.
Theo thống kê, mỗi năm Việt Nam có tới hàng ngàn trường hợp mắc quai bị, nhất là ở đối tượng trẻ dưới 15 tuổi. Bệnh thường xuất hiện nhiều vào mùa đông. Đây là lúc thời tiết chuyển lạnh, tạo cơ hội cho quai bị bùng phát thành dịch ở những nơi tập trung đông người như trường học, nhà trẻ, ký túc xá,…
Quai bị là căn bệnh vô cùng nguy hiểm và hiện nay cũng chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Bởi vậy mà các chuyên gia y tế luôn khuyên phụ huynh cho trẻ tiêm vắc xin phòng ngừa bệnh này từ sớm.
Trẻ bị quai bị có thể bị sưng một hoặc 2 bên má
Dấu hiệu nhận biết: Triệu chứng của bệnh quai bị thông thường sẽ chỉ xuất hiện sau 2 đến 3 tuần tính từ thời điểm trẻ bị nhiễm virus, cụ thể là:
- Sưng đau ở một hoặc cả hai bên má và hàm: Đây chính là triệu chứng đặc trưng nhất của bệnh quai bị.
- Lệch mặt.
- Sốt cao.
- Chán ăn, khó nhai, nuốt.
- Đau đầu.
- Buồn nôn, nôn.
- Đau mỏi cơ thể.
- Nam giới có thể sưng bìu và đau tinh hoàn.
Chú ý: Triệu chứng của bệnh quai bị rất dễ nhầm lẫn với hiện tượng sưng hạch bạch huyết hay sưng tuyến nước bọt do bệnh cúm gây ra. Ngoài ra, một số người đã nhiễm virus quai bị nhưng chỉ xuất hiện một số biển hiện không đặc hiệu, thậm chí không có triệu chứng.
Bệnh sốt phát ban
Sốt phát ban cũng là bệnh trẻ em khởi phát do virus sởi hoặc virus Rubella. Bệnh có thể lây truyền nhanh qua đường hô hấp.
Sốt phát ban không quá nguy hiểm, đa số người bệnh sẽ khỏi sau vài ngày nếu được nghỉ ngơi và tuân thủ các chỉ định điều trị của bác sĩ. Chỉ có một số trường hợp hiếm gặp, bệnh này có thể bùng phát thành dịch và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.
Các chuyên gia y tế khuyến cáo, khi có dấu hiệu bệnh, phụ huynh cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để được khám và tư vấn cách chăm sóc trẻ tại nhà. Nếu cần thiết, trẻ cũng cần viện ngay để bác sĩ có thể kiểm soát và ngăn ngừa các biến chứng có thể xảy ra.
Sốt phát ban là bệnh trẻ em khởi phát do virus sởi hoặc virus Rubella
Dấu hiệu nhận biết:
- Trẻ sốt cao, có thể lên đến tới 39 đến 40 độ C.
- Da nổi mẩn đỏ, thậm chí các nốt mẩn còn có dấu hiệu sưng.
- Triệu chứng ít gặp: Sưng mí mắt, chán ăn, tiêu chảy,…
Tiêu chảy là bệnh nhiễm trùng ruột do Rotavirus. Đây là một chủng virus dạng vòng, có 7 nhóm từ A đến G. Trong đó chỉ có Rotavirus nhóm A, B, C có khả năng gây bệnh cho người.
Virus Rota có thể sống lâu trong môi trường nước, bởi vậy mà khả năng lây nhiễm của nó cũng rất cao. Khi xâm nhập được vào cơ thể con người, loại virus này sẽ tấn công nhanh vào hệ tiêu hóa vốn còn non yếu của trẻ và gây tiêu chảy nặng. Nếu không được điều trị kịp thời, trẻ sẽ bị mất nước và tử vong.
Theo thống kê của WHO, trẻ em dưới 5 tuổi là đối tượng có nguy cơ cao mắc tiêu chảy. Ở các nước đang phát triển, mỗi năm có trên 125 triệu ca bệnh phát hiện ở đối tượng này. Trẻ càng nhỏ thì khả năng lây nhiễm bệnh này càng cao.
Đa số các trường hợp tiêu chảy nhẹ đều có thể tự khỏi sau vài ngày nếu trẻ được ba mẹ chăm sóc tốt. Trường hợp bệnh nặng cần đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị bằng cách bù nước, điện giải, thuốc kháng sinh,...
Rotavirus là nguyên nhân gây bệnh tiêu chảy ở trẻ
Dấu hiệu nhận biết:
- Nôn mửa: Trẻ sẽ nôn mửa rất nhiều trước khi có dấu hiệu tiêu chảy khoảng 6-12 giờ. Cảm giác buồn nôn có thể kéo dài 2-3 ngày, và giảm dần sau đó.
- Tiêu chảy: Trẻ đi ngoài ra phân lỏng toàn nước, có màu xanh và đờm nhớt và hoàn toàn không có máu. Một ngày, trẻ có thể đi ngoài phân lỏng khoảng 20 nếu bị tiêu chảy.
- Mất nước: Trẻ bị mất nước sẽ có triệu chứng khát nước liên tục, môi lưỡi, da khô, tiểu ít và quấy khóc. Đây là biến chứng nguy hiểm của tiêu chảy và có thể dẫn mất muối, trụy mạch và thậm chí là tử vong nếu không bù nước kịp thời.
- Sút cân do mất nước và ăn uống kém.
- Triệu chứng ít gặp: sốt, ho, sổ mũi…
Tăng cường các biện pháp phòng bệnh cho trẻ khi giao mùa
Để phòng bệnh giao mùa cho trẻ, các phụ huynh cần áp dụng một số biện pháp:
- Tiêm chủng vắc xin cho trẻ đầy đủ, đúng lịch theo khuyến nghị của WHO.
- Đặc biệt chú trọng chế độ dinh dưỡng của trẻ: Ba mẹ cần bổ sung đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng cho bé để tăng cường hệ miễn dịch. Chú ý chỉ sử dụng nguồn thực phẩm sạch, nước sạch và thực hiện nguyên tắc ăn chín, uống sôi,...
- Giữ vệ sinh cá nhân và không gian sống: Môi trường sống ô nhiễm, ẩm mốc chính là nơi trú ngụ của rất nhiều vi khuẩn. Bởi vậy mà ba mẹ nên chú ý tới việc vệ sinh không gian sống, chăn gối, đồ dùng cá nhân của trẻ để hạn chế các tác nhân gây bệnh. Bên cạnh đó, bạn cũng cần hướng dẫn trẻ chăm sóc răng miệng, vệ sinh cơ thể đúng cách để ngăn ngừa các bệnh giao mùa.
- Khuyến khích trẻ vận động, tập thể dục, thể thao: Để phòng bệnh trẻ em, cha mẹ hãy hướng dẫn trẻ những bài tập vận động nhẹ nhàng, phù hợp với lứa tuổi. Điều này là cách tốt để nâng cao sức khỏe cho trẻ, giúp chống lại nhiều bệnh tật.
- Điều trị bệnh kịp thời: Khi trẻ có những dấu hiệu bệnh, ba mẹ hãy đưa bé đến ngay cơ sở y tế uy tín để được bác sĩ thăm khám và hướng dẫn điều trị phù hợp. Việc tự ý mua thuốc cho trẻ uống tại nhà là không nên với việc này có thể khiến bệnh tiến triển nặng hơn, nguy hiểm đến sức khỏe và cả tính mạng của trẻ.
Tiêm vắc xin đầy đủ chính là cách tốt nhất để phòng ngừa một số bệnh giao mùa ở trẻ em
Địa chỉ thăm khám và điều trị bệnh giao mùa ở trẻ tại Hà Nội
Khoa Nhi bệnh viện Đa khoa Phương đông quy tụ đội ngũ giáo sư đầu ngành cùng các bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm trong việc thăm khám và điều trị nhiều bệnh trẻ em. Bên cạnh đó, tại khoa, bệnh viện cũng cũng trang bị đầy đủ hệ thống thiết bị kiểm soát nhiễm khuẩn, thực hiện quy trình diệt khuẩn, chống nhiễm khuẩn đa phương pháp theo tiêu chuẩn Quốc tế. Bởi vậy mà khi thăm khám và điều trị bệnh tại Phương Đông, các bé sẽ giảm thiểu tối đa nguy cơ lây truyền chéo.
Bên cạnh đó, khi điều trị bệnh tại Phương Đông, trẻ sẽ được nghỉ ngơi, chăm sóc trong môi trường yên tĩnh, vô trùng. Nhờ đó mà các tác động từ bên ngoài cũng được giảm thiểu tối đa, giúp bé nhanh hồi phục sức khỏe, rút ngắn thời gian nằm viện và chi phí cho gia đình.
Vừa rồi là những bệnh giao mùa ở trẻ thường gặp và các biện pháp phòng tránh hiệu quả. Cha mẹ hãy chủ động bảo vệ bé bằng cách tiêm vắc xin phòng ngừa bệnh đầy đủ theo khuyến cáo của Bộ y tế và đưa trẻ tới bệnh viện để thăm khám, điều trị ngay khi có những dấu hiệu bệnh đầu tiên.