Thừa vitamin D là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

Thu Hiền

24-10-2023

goole news
16

Vitamin D được biết đến là thành phần thiết yếu giúp xương, răng chắc khỏe. Nếu thiếu hay thừa dưỡng chất này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người. Vậy thừa vitamin D là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và cách điều trị như thế nào? Các bạn hãy cùng Bệnh viện đa khoa Phương Đông tìm hiểu vấn đề này qua nội dung dưới đây.

Thừa vitamin D là gì?

Lượng vitamin D của cơ thể ở người bình thường sẽ có sự thay đổi theo tuổi tác. Theo khuyến cáo:

  • Trẻ em dưới 6 tháng tuổi có liều dùng tối đa 1000 UI/ngày.
  • Trẻ từ 6 tháng đến 12 tháng tuổi là 1.500 UI/ngày.
  • Trẻ từ 1 đến 3 tuổi không quá 2.500 UI/ngày
  • Trẻ từ 4 đến 8 tuổi không quá 3.000 UI/ngày
  • Trẻ trên 8 tuổi cần đáp ứng lượng vitamin D là 4.000 UI/ngày.

Việc bổ sung quá nhiều vitamin D sẽ gây dư thừa, thậm chí dẫn đến ngộ độc. Tùy từng đối tượng mà liều ngộ độc hay thừa vitamin D sẽ có sự khác nhau. Vì thế, những trường hợp thừa quá liều vitamin D ban đầu thường không có nhiều biểu hiện bất thường. Thậm chí, người bệnh chỉ được phát hiện tình cờ khi kiểm tra sức khỏe bằng xét nghiệm máu. 

Thừa vitamin D gây hại cho cơ thểThừa vitamin D gây hại cho cơ thể

Thừa vitamin D nếu không phát hiện kịp thời dễ dẫn đến những biến chứng nặng nề. Đặc biệt, thừa vitamin D ở trẻ em sẽ có những biểu hiện như: Nôn, ăn kém, uống nước nhiều, rối loạn tiêu hoá,... thậm chí là đe dọa đến tính mạng nếu bị mất nước nghiêm trọng. 

Đối với người lớn, khi lượng canxi dư thừa tích tụ quá lâu trong cơ thể sẽ làm vôi hóa tháp thận và ảnh hưởng đến chức năng lọc của thận.

Nguyên nhân khiến thừa vitamin D

Lượng vitamin D trong cơ thể thường ít khi bị dư thừa nếu chỉ bổ sung qua thực phẩm hay tổng hợp của ánh sáng mặt trời. Tuy nhiên, đối với những trường hợp bổ sung qua thực phẩm chức năng sẽ rất dễ bị dư thừa nếu dùng liều cao và kéo dài.

Theo thống kê, hầu hết các trường hợp thừa vitamin D ở trẻ sơ sinh là do bổ sung quá mức loại dưỡng chất này dưới dạng chế phẩm. Trong khi đó, bản thân cơ thể sẽ tự điều chỉnh quá trình sản xuất vitamin D để cung cấp đủ cho cơ thể. 

Một số dấu hiệu thừa vitamin D

Biểu hiện thừa vitamin D đối với người lớn có thể kể đến như: Táo bón, chóng mắt, ăn mất ngon, mệt mỏi, buồn nôn, khát nước... 

Trong khi đó, dấu hiệu thừa vitamin D ở trẻ sơ sinh mà ba mẹ không nên bỏ qua là:

  • Trẻ sơ sinh có biểu hiện chán ăn, khô miệng khi ba mẹ bổ sung vitamin D quá liều.
  • Tuy không phải là nguyên nhân gây co giật nhưng thừa vitamin D gián tiếp gây nên các ảnh hưởng về hệ thần kinh, chức năng cơ...
  • Trẻ có thể bị đau dạ dày bởi hệ tiêu hóa còn quá non yếu. Do đó, việc hấp thu quá nhiều vitamin D sẽ gây nên các vấn đề như: trào ngược, tiêu hóa kém...
  • Bổ sung quá nhiều vitamin D có thể gây ra tình trạng tăng sản xuất enzym đặc hiệu trong dạ dày, khiến trẻ bị buồn nôn.
  • Tiểu nhiều có thể là hiện tượng thừa vitamin D ở trẻ sơ sinh
  • Trẻ có biểu hiện mệt mỏi, khó thở do lượng canxi đột ngột tăng nhanh trong máu. Điều này sẽ làm tăng phản ứng cơ tim mạch và tác động xấu đến hệ thần kinh.
  • Xét nghiệm nồng độ vitamin D trong máu tăng hơn so với mức bình thường.
  • Xuất hiện các dấu hiệu kích ứng da do bổ sung quá nhiều lượng vitamin D trong thời gian dài.

Thừa vitamin D gây chán ăn ở trẻThừa vitamin D gây chán ăn ở trẻ

Tác hại của việc thừa vitamin D

Thừa vitamin D gây nên nhiều tác hại cho sức khỏe con người ở mọi lứa tuổi. Bao gồm:

Loãng xương

Vitamin D là một phần trong chu trình chuyển hóa xương và hấp thu canxi. Việc bổ sung đủ hàm lượng chất này sẽ giúp cho xương chắc khỏe hơn. Tuy nhiên, khi bị dư thừa quá mức, nó có thể gây ảnh hưởng không nhỏ đến hệ xương khớp.

Khi thừa vitamin D, lượng vitamin K2 (thành phần giúp giữ lại canxi trong xương) sẽ giảm xuống, làm tăng nguy cơ loãng xương. Chúng ta có thể phòng ngừa bệnh lý này bằng cách bổ sung thực phẩm giàu vitamin K2 như: Thịt, sữa động vật...

Suy thận

Suy thận là tác hại nghiêm trọng của việc dư thừa vitamin D kéo dài. Mặc dù vitamin D có vai trò vô cùng quan trọng với sức khỏe nhưng nếu tiêm quá liều sẽ dẫn đến bị nhiễm độc và suy thận ngay cả khi thể trạng tốt. 

Buồn nôn, ăn kém

Lượng canxi tăng cao trong máu do sử dụng quá liều vitamin D có thể gây ăn kém, nôn và buồn nôn. Thậm chí, có người còn có biểu hiện ói mửa và mất cảm giác ngon miệng. 

Trong những trường hợp chẩn đoán thiếu vitamin D nhưng bổ sung dư thừa cũng sẽ gây ra các tác hại kể trên. Vì thế, khi bổ sung chúng ta nên kiểm soát chặt chẽ không quá 4000 UI/ngày để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Táo bón, đau dạ dày hoặc tiêu chảy

Đây là những tác hại đáng kể của cơ thể khi bị thừa vitamin D. Khi đó, hệ tiêu hóa không thể dung nạp được thức ăn, làm tăng hội chứng ruột kích thích. Biểu hiện này thường gặp ở những người bị thiếu hụt và bổ sung quá nhiều vitamin D cần thiết.

Cách điều trị thừa vitamin D

Khi gặp dấu hiệu thừa vitamin D kể trên, chúng ta hãy ngừng dùng thực phẩm chức năng và hạn chế những thực phẩm giàu vitamin D trong chế độ ăn. Đây là vấn đề không quá nghiêm trọng và không cần phải điều trị phức tạp mà có thể chữa khỏi bằng các loại thuốc thông thường. Vitamin D còn được hấp thu qua da nên người bệnh cần hạn chế tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.

Tùy theo tình trạng cụ thể của người bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định thuốc uống phù hợp. Ngoài ra, bệnh nhân có thể được truyền dịch tĩnh mạch kèm theo tiêm Corticosteroid để cân bằng hàm lượng canxi huyết thanh trong máu.

Thừa vitamin D có thể được điều trị bằng thuốcThừa vitamin D có thể được điều trị bằng thuốc

Bổ sung như thế nào để không bị thừa vitamin D

Khoảng thời gian từ 10h sáng đến 3h chiều là lúc ánh nắng mặt trời có tia UVB. Nếu làn da chịu ảnh hưởng trực tiếp từ ánh nắng gay gắt có thể gây ung thư da nên chúng ta cần tránh phơi nắng trong thời điểm này. Do đó, để bổ sung vitamin D phù hợp mà không bị dư thừa, chúng ta nên kết hợp với các thực phẩm chức năng và thiên nhiên. Với liều lượng cụ thể cho từng đối tượng như sau:

Với trẻ nhỏ đang trong giai đoạn bú mẹ

Hàm lượng vitamin D trong sữa mẹ không nhiều nên ba mẹ có thể bổ sung mỗi ngày khoảng 400UI/ngày. Không nên cho trẻ phơi nắng vào lúc trưa vì có thể ảnh hưởng đến làn da còn non nớt. 

Đối với những trẻ từ 1 tuổi trở lên đã biết đi và tiếp xúc nhiều hơn với ánh nắng mặt trời có thể bổ sung tăng cường bằng các thực phẩm giàu vitamin D. Nếu muốn cho trẻ uống vitamin D thì cần đi khám dinh dưỡng để được các y bác sĩ chuyên khoa đưa ra lời khuyên hữu ích nhất.

Đối với người lớn và người cao tuổi

Những người bình thường ít khi bị thiếu vitamin D nên không cần bổ sung dạng thực phẩm chức năng. Tuy nhiên, bà bầu hoặc đang trong giai đoạn cho con bú cần bổ sung khoảng 600UI/ ngày. Kể cả những người ít tiếp xúc với ánh nắng mặt trời cũng cần dùng tăng cường với liều tương đương. 

Ở người cao tuổi, hàm lượng vitamin D nên được hấp thụ mỗi ngày khoảng 800UI để đảm bảo sức khỏe.

Cách bổ sung vitamin D an toàn và hiệu quả

Thừa vitamin D gây bệnh gì đã được phân tích khá chi tiết ở phần trên. Vì thế, để tránh bị thừa dưỡng chất này, chúng ta nên bổ sung với liều lượng phù hợp. Nếu quá dư thừa trong thời gian dài sẽ làm ảnh hưởng không tốt tới gan, thận.... Để đảm bảo lượng vitamin D vừa đủ cho cơ thể, chúng ta nên:

  • Áp dụng chế độ ăn uống đa dạng với hàm lượng vitamin D dồi dào trong các thực phẩm như: dầu cá, gan, lòng đỏ trứng, bột dinh dưỡng, sữa và các chế phẩm từ sữa...
  • Sử dụng vitamin D theo hướng dẫn của bác sĩ và có sự giám sát chặt chẽ trong suốt quá trình.
  • Trong trường hợp nhận thấy dấu hiệu trẻ thừa vitamin D, nên cho trẻ tắm nắng vào các buổi sáng sớm. Trong quá trình tắm nắng cần để lộ vùng da ở ngực, bụng, lưng, chân tay... trong vòng 15 – 20 phút.
  • Khi trẻ có dấu hiệu của bệnh còi xương, ba mẹ không nên tự ý mua thực phẩm chức năng về bổ sung tại nhà. Hãy đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và thực hiện theo hướng dẫn của bác sĩ để tránh dư thừa vitamin D. Cần kết hợp với chế độ ăn uống hàng ngày để mang lại hiệu quả tối ưu.

Thừa vitamin D có thể được điều trị bằng thuốcThừa vitamin D có thể được điều trị bằng thuốc

Phòng ngừa thừa vitamin D

Để phòng ngừa thừa vitamin D, ba mẹ nên cho con kiểm tra sức khỏe cụ thể. Tất cả các loại thực phẩm bổ sung cần được chỉ định và giám sát bởi bác sĩ chuyên khoa. Ngoài ra, cần chú ý:

  • Không nên để thuốc gần tầm tay của trẻ em.
  • Kiểm tra tủ thuốc của gia đình thường xuyên và kịp thời vứt bỏ những loại thuốc đã hết hạn, hỏng.
  • Dùng thuốc theo đơn. Không được lấy thuốc của người lớn để dùng cho trẻ em.
  • Thuốc hay thực phẩm chức năng cần được bảo quản ở những nơi khô ráo, thoáng mát.
  • Nắm rõ liều dùng của từng loại thực phẩm chức năng với từng đối tượng cụ thể để sử dụng cho hợp lý.

Xét nghiệm thừa vitamin D ở đâu uy tín

Bệnh viện đa khoa Phương Đông là một trong những địa chỉ xét nghiệm vitamin D uy tín cho mọi đối tượng. Với đội ngũ bác sĩ, kỹ thuật viên giỏi cùng hệ thống trang thiết bị hiện đại sẽ giúp cho quá trình chẩn đoán, điều trị thừa vitamin D được chính xác, hiệu quả.

Cùng với đó là cơ sở vật chất khang trang, sạch sẽ và đội ngũ nhân viên thân thiện, sẵn sàng tư vấn, hướng dẫn và giải đáp mọi thắc mắc. Khi có dấu hiệu thừa vitamin D ba mẹ hãy đưa trẻ đến với Bệnh viện đa khoa Phương Đông để được thăm khám kịp thời. 

Mọi thắc mắc quý khách hàng hãy liên hệ với Bệnh viện đa khoa Phương Đông theo hotline 19001806 để được tư vấn và thăm khám cho con yêu cũng như bản thân.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
2,651

Bài viết hữu ích?

Đặt lịch khám bệnh

Lưu ý: Tổng đài sẽ liên hệ xác nhận thời gian khám chính xác tới quý khách sau khi quý khách đặt hẹn

19001806 Đặt lịch khám