Mách mẹ các cách xử trí bí tiểu sau sinh hiệu quả, đơn giản

Ngọc Anh

26-07-2024

goole news
16

Thông thường sau khi sinh khoảng 6 - 8 tiếng, mọi sản phụ đều có thể đi tiểu ít nhất khoảng 1 lần. Nếu người mẹ không đi tiểu được sau 6 giờ trong khi trong bàng quang vẫn còn nước tiểu thì khả năng cao sản phụ đã bị mắc chứng bí tiểu sau sinh. Theo Bệnh viện Từ Dũ, có khoảng 1,7 - 17% các bà mẹ được chẩn đoán bí tiểu sau sinh. Đây không phải là bệnh nguy hiểm nhưng khiến người bệnh khó chịu khi vận động và cảm giác không thoải mái cho người mẹ. 

Thế nào là bí tiểu sau sinh?

Bí tiểu sau sinh là gì?

Các bác sĩ chuyên khoa Phụ sản cho biết: Nếu sau khoảng 6 giờ khi sinh, trong khi lượng nước tiểu tồn lưu trong bàng quang >150ml mà sản phụ vẫn chưa đi tiểu được thì được gọi là chứng bí tiểu sau sinh. 

Hiện tượng này là một trong những tình trạng rối loạn đường tiểu thường gặp sau sinh, đặc biệt là các mẹ đã vượt cạn bằng phương pháp sinh thường. Một số bà mẹ cho biết, họ cảm thấy buồn tiểu nhưng dù tập đi lại, xoa bụng, chườm ấm,... hay thực hiện các biện pháp hỗ trợ khác thì vẫn không đi tiểu được. Bụng trướng lên, cảm giác khó chịu và căng tức khiến các sản phụ rất mệt mỏi. 

(Hình 1 - Không ít mẹ gặp cảm giác bí tiểu, tiểu khó sau khi sinh em bé)

(Hình 1 - Không ít mẹ gặp cảm giác bí tiểu, tiểu khó sau khi sinh em bé)

Các triệu chứng của bí tiểu sau sinh

Bất thường tiểu tiện này có các dấu hiệu điển hình đủ để bệnh nhân tự nhận biết và phối hợp với bác sĩ từ 3 - 4 giờ sau sinh trở đi như sau:

  • Vùng bụng dưới căng tức, khó chịu, cảm giác rất muốn đi tiểu nhưng không đi tiểu được. Cảm giác khó chịu ngày càng tăng
  • Bất thường tiểu tiện: tiểu ngắt quãng, chậm tiểu ở đầu cơn, không tiểu hết nước, rỉ nước tiểu,...

Khi thăm khám lâm sàng được bác sĩ ấn vào bụng người bệnh còn có cảm giác căng tức. Đối với bác sĩ khi khám trực tiếp sẽ thấy bụng bệnh nhân mềm, khối tử cung co hồi tốt nhưng còn xuất hiện một khối hình cầu, tức khối bàng quang.

Nếu sau theo dõi, người bệnh có các dấu hiệu trên thì khả năng cao đã bị bí tiểu sau sinh. Lúc này, người bệnh cần sự hỗ trợ của bác sĩ chuyên khoa để điều trị bí tiểu theo các nguyên tắc y khoa càng sớm càng tốt. 

(Hình 2 - Triệu chứng khó chịu nhất là mẹ cảm thấy muốn bàng quang căng đầy nhưng lại không đi tiểu được)

(Hình 2 - Triệu chứng khó chịu nhất là mẹ cảm thấy muốn bàng quang căng đầy nhưng lại không đi tiểu được)

Bí tiểu sau sinh có nguy hiểm không?

Các chuyên gia y tế đều xác nhận:

Bí tiểu sau sinh không phải là tình trạng nguy hiểm. Tuy nhiên, bất thường này vẫn gây đau chướng bụng dưới, tăng nguy cơ nhiễm khuẩn đường tiết niệu, mất máu nhiều sau sinh và làm chậm quá trình phục hồi tử cung sau sinh.

Lưu ý: Sau khi sinh khoảng 8 tiếng, nếu đã cố gắng đi tiểu nhưng vẫn không đi được thì bạn cần báo cho các bác sĩ để kiểm tra và có biện pháp can thiệp kịp thời. 

Tại sao lại bị bí tiểu sau khi sinh?

Có rất nhiều nguyên nhân khiến người mẹ không đi tiểu được hoặc khó tiểu sau sinh, có thể kể đến như sau:

Yếu tố nguy cơ

  • Giai đoạn chuyển dạ 1 và chuyển dạ 2 dài hơn bình thường
  • Sản phụ chưa chuyển dạ đã thực hiện mổ lấy thai
  • Người mẹ được thực hiện hỗ trợ sinh bằng kiềm hoặc giác hút
  • Đã thực hiện gây tê ngoài màng cứng trong đẻ không đau
  • Đã bị chấn thương âm hộ, tầng sinh môn sau sinh
  • Bàng quang căng tức quá mức trong quá trình chuyển dạ
  • Sinh con to

(Hình 3 - Mẹ sinh thường có nguy cơ bị bí tiểu hậu sản hơn mẹ sinh mổ)

(Hình 3 - Mẹ sinh thường có nguy cơ bị bí tiểu hậu sản hơn mẹ sinh mổ)

Đối với trường hợp bị bí tiểu khi sinh mổ

Nếu mẹ bị bí tiểu sau khi sinh mổ có thể được giải thích bằng các nhân tố như sau:

  • Mẹ phải gây mê, gây tê tủy sống: Thuốc gây tê tuỷ sống Bupivacain + Fentanyl (thuộc nhóm opioid) có thể gây bí tiểu 10 - 15% sau khi mổ. Đây cũng có thể là nguyên nhân khiến mẹ khó tiểu sau sinh
  • Thai phụ quá lo lắng, căng thẳng thần kinh sau khi đẻ
  • Thủ thuật được thực hiện quá thô bạo như dập bàng quang gây bí tiểu, đặt ống thông tiểu nhưng không cố định vào đùi, nước tiểu kéo căng sonde khiến bàng quang bị chèn ép, cổ bàng quang phù nề, bí tiểu. Thực tập sinh rút ống thông không đúng kỹ thuật,...

Đối với trường hợp bị bí tiểu khi sinh thường

  • Khi chuyển dạ, ngôi thai xuống thấp, đầu thai nhi gây sức ép lên các cơ quan sàn chậu, trong đó có cổ bàng quang hay niệu đạo. Do đó, tình trạng ứ nước tiểu diễn ra. Đồng thời, các cơ bàng quang bị kéo giãn ra nhiều làm mất trương lực, co thắt cơ cổ bàng quang.
  • Nếu mẹ phải rạch và khâu tầng sinh môn thì sau sinh vết khâu sẽ có dấu hiệu sưng lên, đau đớn. Điều này cũng khiến một số mẹ khi đi tiểu sợ đau nên không dám dùng nhiều sức.
  • Bàng quang không nhạy cảm với kích thích khi nước tiểu đầy, gây bí tiểu 
  • Ngoài ra khi bí tiểu, động tác thông tiểu nhiều lần cũng có thể gây viêm bàng quang

Các cách chữa bí tiểu sau sinh

Nguyên tắc điều trị cho trường hợp bí tiểu sau sinh

Các bác sĩ sẽ thực hiện chữa bí tiểu cho bệnh nhân sau sinh nở, dựa trên các nguyên tắc như sau:

  • Ưu tiên tập đi tiểu để hình thành lại phản xạ đi tiểu
  • Dùng thuốc kháng sinh giảm nguy cơ nhiễm trùng
  • Uống thuốc kháng viêm chống phù nề hay chèn ép vào cổ bàng quang
  • Hỗ trợ tăng cường trương lực bàng quang để thúc đẩy các cơ hồi phục, phục hồi khả năng co bóp của bàng quang

(Hình 4 - Bạn có thể đẩy con ra ngoài đi dạo khoảng 15 - 20 phút mỗi ngày nhân tiện tập đi lại nhẹ nhàng để tìm lại phản xạ đi tiểu)

(Hình 4 - Bạn có thể đẩy con ra ngoài đi dạo khoảng 15 - 20 phút mỗi ngày nhân tiện tập đi lại nhẹ nhàng để tìm lại phản xạ đi tiểu)

Tập đi tiểu

Theo các bác sĩ Sản khoa của Bệnh viện Từ Dũ, sản phụ sau sinh sẽ được tập đi tiểu theo hướng dẫn sau:

  • Dùng vòi sen nước ấm xịt vào vùng bụng dưới và cửa mình để kích thích cảm giác buồn tiểu
  • Hơ “cô bé’ trên một chậu nước ấm
  • Ngồi xổm, lâm toàn bộ vùng sinh dục trong nước ấm khoảng 10 phút
  • Tập đi tiểu thường xuyên khoảng 2 -3 giờ/ lần để ngăn ngừa bàng quang quá đầy
  • Tập đi tiểu theo tư thế ngồi tự nhiên

Thông tiểu

Người mẹ sẽ được đặt ống thông tiểu và lưu trong 1 ngày nếu đã thực hiện các biện pháp hỗ trợ mà người mẹ vẫn không đi tiểu được. Phương pháp này sẽ được chỉ định để tập bàng quang để kích thích sinh lại phản xạ đi tiểu. 

  • Ống thông tiểu (Sonde)  được đặt lưu, tháo kẹp 4 giờ/ lần. Mỗi lần tháo ống, mẹ phải tự rặn tiểu qua sonde
  • Thực hiện chườm ấm vùng bụng dưới rốn, uống nhiều nước, ăn uống đầy đủ, Thời gian đặt sonde rơi vào khoảng 3 - 4 giờ

(Hình 5 - Mẹ có cần đặt ống thông tiểu nếu vẫn không đi được sau sinh)

(Hình 5 - Mẹ có cần đặt ống thông tiểu nếu vẫn không đi được sau sinh)

Mẹ cũng thế tham khảo một số mẹo chữa bí tiểu sau sinh theo kinh nghiệm dân gian như dùng củ hành tươi giã nát, chia thành 2 phần, bọc lại, sao nóng, luân phiên đắp lên rốn có tác dụng chữa tiểu khó. 

Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo một số lưu ý kích thích phản xạ tiểu như sau:

  • Nhẹ nhàng ấn trên xương mu của bạn vùng trên bàng quang
  • Đi tiểu trong lúc tắm nước ấm
  • Cho nước chảy trên nền nhà giúp kích thích phản xạ tiểu của bạn
  • Đặt tay trong nước lạnh khi bạn đi tiểu
  • Yêu cầu nữ hộ sinh hoặc bác sĩ dùng thuốc giảm đau nếu đau là nguyên nhân khiến mẹ tiểu khó.

Gợi ý tư thế tốt nhất để ngồi trên nhà vệ sinh cho các mẹ bầu như sau:

  • Ngồi nghiêng về phía trước với đôi chân của bạn bằng phẳng
  • Chân xa nhau với khuỷu tay của bạn trên đùi của bạn
  • Để cho bụng phình ra và thư giãn
  • Luôn ngồi trên ghế bồn vệ sinh
  • Giữ thoải mái khi đi vệ sinh, thư giãn hơi thở của bạn
  • Không vội vàng

Điều trị bằng thuốc

Điều trị nội khoa sẽ được phối hợp cùng với các phương pháp chữa trị bí tiểu sau sinh như sau:

  • Dùng thuốc kháng sinh nhiễm trùng, ưu tiên loại thuốc phổ rộng như cephalexin, doncef, augmentin, dùng bằng đường uống, dùng uống liên tục trung bình trong 7 ngày
  • Dùng thuốc kháng viêm  để chống phù nề chèn ép vào cổ bàng quang như alphachymotrypsin
  • Hỗ trợ tăng cường trương lực bàng quang bằng thuốc prostigmin hay xatral dùng 4 - 5 ngày

Tập cơ sàn chậu

Khi mang thai và sinh nở, cơ sàn chậu phải chịu áp lực lớn, dẫn đến tình trạng yếu đi và có thể gây ra các vấn đề về tiểu tiện, bao gồm cả bí tiểu. Tập luyện cơ sàn chậu giúp tăng cường sức mạnh và độ đàn hồi của nhóm cơ này, từ đó cải thiện khả năng kiểm soát bàng quang và giảm thiểu các triệu chứng bí tiểu. 

(Hình 6 - Các mẹ có thể cùng bé tập các bài tập nhẹ nhàng để phục hồi sau sinh)

(Hình 6 - Các mẹ có thể cùng bé tập các bài tập nhẹ nhàng để phục hồi sau sinh)

Các bác sĩ Sản Phụ khoa khuyến khích bệnh nhân thực hiện các bài tập Yoga, Kegel để cải thiện nhóm cơ này. Hoặc bạn có thể tham khảo hướng dẫn dưới đây:

  • Ngồi hoặc nằm, thả lỏng cơ ở đùi, mông và bụng
  • Nhíu cơ vòng ở quanh trực tràng như thể cố nín trung tiện rồi thả lỏng các cơ trên
  • Nhíu lại và thả lỏng từ 1 - 2 lần khi bạn biết chắc mình đã xác định đúng cơ sàn chậu. Cố gắng đừng nhíu hai mông
  • Khi ngồi tiểu tiện, bạn hãy cố nín tiểu giữa chừng rồi tiểu tiếp
  • Tập 3 đợt, mỗi đợt gồm 8 - 12 lần nhíu lại, có thể nghỉ giữa các đợt tập. Mẹ có thể tập trong tư thế nằm, ngồi hay đứng
  • Khi tập luyện cơ sàn chậu, bạn vẫn thở bình thường, chỉ nhíu là kéo lên thôi. Đừng gồng cứng hai mông và để hai đùi buông lỏng.

Làm thế nào để phòng ngừa chứng bí tiểu sau sinh?

Để chủ động thực hiện phòng ngừa bí tiểu, mẹ bầu có thể tham khảo các mẹo sau trong khi sinh:

  • Tự đi tiểu trong khi chuyển dạ. Hãy ghi nhớ thời gian và lượng nước tiểu ước tính.
  • Nếu không được đi tiểu được sau 4 giờ, bạn cần đặt sonde tiểu ngay
  • Nếu sau 2 lần đặt sonde tiểu mà bạn vẫn chưa sinh thì có thể đặt sonde tiểu sinh. 
  • Tích cực vận động, đi lại nhẹ nhàng

Sau khi sinh:

  • Uống nhiều nước 2 lít/ ngày
  • Không nín tiểu do đau sau đẻ, ngay kể cả khi đau đớn, sợ bị rách tầng sinh môn, bạn cũng nên tự tập đi tiểu 
  • Tập ngồi tiểu theo tư thế ngồi tiểu tự nhiên
  • Rửa hoặc ngâm bộ phận sinh dục với nước ấm, sử dụng dung dịch vệ sinh để vệ sinh
  • Giữ khô ráo vùng âm hộ
  • Bảo vệ và hạn chế nhiễm trùng vết may tầng sinh môn
  • Giữ tinh thần thư thái, thoải mái
  • Thay đổi chế độ ăn uống tập trung vào phục hồi sức khoẻ sau sinh

Chuyên khoa Nội thận - Bệnh viện Đa khoa Phương Đông là địa chỉ thăm khám quy tụ đội ngũ bác sĩ, chuyên gia giàu kinh nghiệm trong chẩn đoán - điều trị các bệnh lý thận, gan mật như TTƯT.Ths.BSNT Nguyễn Thị Tường Vân, ThS.BS Nguyễn Tuấn Dũng,... 

(Hình 7 -Các bác sĩ của Bệnh viện Đa khoa Phương Đông thực hiện nội soi tán sỏi laser)

(Hình 7 -Các bác sĩ của Bệnh viện Đa khoa Phương Đông thực hiện nội soi tán sỏi laser)

Bên cạnh đó, hệ thống thiết bị y tế cực kỳ hiện đại bao gồm dàn máy nội soi, công nghệ nội soi AI, máy chụp CT Scanner 128 lát cắt, máy siêu âm Philips Affiniti,... giúp phát hiện chính xác, kịp thời các bất thường ở hệ tiết niệu như viêm cầu thận, suy thận, biến chứng do tăng huyết áp,... Đồng thời, hệ thống phòng nội trú tiện nghi, hiện đại, chính sách thanh toán nhiều ưu đãi giúp người bệnh an tâm, nhẹ nhàng khi thăm khám. 

Có thể nói, bí tiểu sau sinh không phải bệnh nguy hiểm nhưng nên được điều trị phù hợp kịp thời khi để giảm nhẹ, giúp sản phụ thoải mái và sớm trở lại cuộc sống bình thường hơn. Do đó, ngay khi phát hiện bạn có các dấu hiệu tiểu tiện bất thường, hãy thông báo với bác sĩ để điều trị bất thường này ngay!

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
630

Bài viết hữu ích?

Đặt lịch khám bệnh

Lưu ý: Tổng đài sẽ liên hệ xác nhận thời gian khám chính xác tới quý khách sau khi quý khách đặt hẹn

19001806 Đặt lịch khám