#6 biến chứng tán sỏi nội soi ngược dòng có thể xảy ra sau phẫu thuật

Trường Nguyễn

20-09-2023

goole news
16

Với công nghệ và khoa học hiện đại, quá trình điều trị tán sỏi bằng kỹ thuật ngoại khoa đã mang lại hiệu quả khá cao. Thế nhưng sau khi điều trị, biến chứng tán sỏi nội soi ngược dòng vẫn có thể xảy ra. Mặc dù tỷ lệ rất nhỏ nhưng nó vẫn có thể gây tác động rất lớn đến quá trình hồi phục của bệnh nhân.

Vậy những biến chứng đó là gì? Cách khắc phục và chăm sóc bệnh nhân như thế nào để tránh biến chứng xảy ra? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết này.

Tán sỏi nội soi ngược dòng bằng tia laser là gì?

Tán sỏi nội soi ngược dòng bằng tia laser là một kỹ thuật hiện đại sử dụng một loại ống nội soi niệu quản bắt đầu từ vùng niệu đạo, đi qua bàng quang và lên niệu quản để tiếp cận viên sỏi trực tiếp. Tiếp theo, sử dụng một loại năng lượng khí nén hoặc tia laser để có thể phá vỡ viên sỏi, sau đó bơm rửa và gắp để lấy hết các vụn sỏi ra ngoài.

Các vị trí tán sỏi: phương pháp này chỉ áp dụng cho tán sỏi thận, tán sỏi niệu quản ở đoạn ⅓ giữa và ⅓ dưới cho nam giới. Còn đối với nữ giới thì sẽ tán sỏi niệu quản ở đoạn ⅓ trên.

Kỹ thuật này có thể tán được sỏi đài bể thận với kích thước nhỏ hơn 3cm và tán sỏi niệu quản với kích thước lớn hơn 0,6cm nhưng không lớn hơn 2cm. Đối với những người bệnh có sỏi niệu quản nhỏ hơn 0,6cm mà điều trị nội khoa không hiệu quả thì sẽ chuyển sang tán sỏi ngược dòng.

null
Hình ảnh minh họa tán sỏi thận và niệu quản nội soi ngược dòng bằng tia laser

Những biến chứng tán sỏi nội soi ngược dòng có thể xuất hiện

Mặc dù tán sỏi nội soi ngược dòng là một phương pháp tán sỏi sử dụng kỹ thuật công nghệ cao, hiện đại, nhưng bất cứ một phương pháp ngoại khoa can thiệp nào cũng sẽ tồn tại những tiềm ẩn rủi ro nên biến chứng vẫn có thể xuất hiện. Những biến chứng của tán sỏi nội soi ngược dòng sẽ bao gồm:

Tai biến có thể xảy ra do ảnh hưởng của thuốc gây mê, gây tê

Khi sử dụng phương pháp nội soi tán sỏi ngược dòng này, người bệnh sẽ được bác sĩ gây tê tủy sống hoặc gây mê nội khí quản. Các phương án này vẫn luôn tồn tại một số nguy cơ rủi ro. Nếu là bị biến chứng nặng thì có thể gây tác động đến khả năng hô hấp của bệnh nhân.

Biến chứng tán sỏi nội soi ngược dòng gây tổn hại đến niệu quản

Loại biến chứng này sẽ xuất hiện nếu việc can thiệp quá thô bạo, từ đó có thể gây tổn thương cho niệu quản với các mức độ như niêm mạc niệu quản bị xước, niệu quản bị rách hoặc thủng, sỏi bị đẩy ra ngoài thông qua vết rách trên niệu quản. Niệu quản bị đứt chính là biến chứng nặng nhất.

Có thể sót những mảnh vụ sỏi sau khi tán

Sau khi tán, có thể sẽ còn sót lại những mảnh vụ sỏi là do kích thước hoặc độ cứng của viên sỏi. Sau khi thực hiện tán sỏi, những vụn nhỏ này không thể thoát được theo đường tiểu. Với biến chứng này, bác sĩ sẽ kê đơn một số loại thuốc hỗ trợ việc tan sỏi và giúp đào thải các vụn sỏi ra ngoài cơ thể.

null
Thuốc gây tê gây ảnh hưởng đến khả năng hô hấp là biến chứng nặng nhất

Bệnh nhân có nguy cơ bị chảy máu sau điều trị

Sau khi tiến hành xong tán sỏi nội soi, người bệnh khi đi tiểu sẽ thấy nước tiểu có màu hồng nhạt. Nếu hiện tượng này kéo dài hoặc thấy nước tiểu có lẫn với máu đỏ tươi thì có thể người bệnh đang bị biến chứng chảy máu sau khi điều trị. Lúc này, hãy liên hệ với bác sĩ và đến bệnh viện ngay để được chữa trị kịp thời.

Để có thể hạn chế được biến chứng này, bạn hãy thực hiện tán sỏi tại bệnh viện có đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao và uy tín.

Nguy cơ nhiễm khuẩn đường tiết niệu có thể xảy ra

Đây là một biến chứng thường xảy ra nhất sau khi tán sỏi ngược dòng. Biểu hiện thường thấy của tình trạng này gồm cảm thấy rét run, ớn lạnh và bị sốt cao. Nguyên do dẫn đến biến chứng này là yếu tố tố vô khuẩn không được tốt trong quy trình tán sỏi ngược dòng.

Bên cạnh đó, còn có một số yếu tố khác như tỷ lệ sót vụn sỏi cao, các mảnh sỏi vỡ đã giải phóng vi khuẩn và sinh sôi trong môi trường thuận lợi (nước tiểu), thời gian thực hiện tán sỏi quá dài.

Để có thể giảm tỷ lệ mắc phải biến chứng này, bạn hãy chọn bệnh viện có yếu tố vô trùng tốt và bác sĩ có chuyên môn giỏi.

null
Nếu yếu tố vô khuẩn không được đảm bảo có thể khiến đường tiết niệu bị nhiễm khuẩn

Để lại sẹo sau khi điều trị

Đường rạch 1cm ở trên da sau khi điều trị sẽ lành lại khá nhanh. Tuy nhiên, biến chứng tán sỏi nội soi ngược dòng có thể để lại vết sẹo gây ảnh hưởng khá lớn đến thẩm mỹ của bệnh nhân. Vì vậy, bạn nên có một số cách thức có thể làm mờ sẹo và có thể tránh việc để lại các vết sẹo tồn tại trên da vĩnh viễn.

Các biện pháp phòng tránh biến chứng của tán sỏi ngược dòng

Các biến chứng được liệt kê ở bên trên chủ yếu xuất hiện là do cơ sở vật chất và thiết bị không được đảm bảo về chất lượng và sự hiện đại, hoặc do trình độ chuyên môn của bác sĩ không thể đáp ứng.

Vì vậy, để có thể phòng tránh được biến chứng tán sỏi nội soi ngược dòng dẫn đến chi phí tán sỏi nội soi ngược dòng tăng thì bệnh nhân nên tìm những cơ sở bệnh viện uy tín để thực hiện tán sỏi. Bởi tán sỏi nội soi ngược dòng nên được tiến hành ở những bệnh viện lớn, có trang thiết bị tân tiến và đội ngũ bác sĩ phải có tay nghề cao.

Một số biện pháp chăm sóc bệnh nhân tán sỏi

Sau khi bệnh nhân đã được xuất viện, đây là một số biện pháp chăm sóc để hỗ trợ cho quá trình phục hồi hiệu quả hơn:

Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng

Chế độ ăn uống khoa học sau khi tán sỏi là vô cùng quan trọng vì không chỉ giúp bệnh nhân nhanh chóng đẩy các vụn sỏi còn sót lại ra ngoài mà còn giúp cơ thể phục hồi nhanh chóng và làm lành các tổn thương của niêm mạc niệu quản do sự cọ sát của sỏi nếu có. Ngoài ra, còn giúp giảm nguy cơ bệnh tái lại:

  • Bổ sung các loại thực phẩm có tính kháng khuẩn vào thực đơn như mật ong, nghệ, gừng, hành, hẹ, bắp cải,... để giảm tối đa tỷ lệ nhiễm khuẩn.
  • Ngoài ra, hãy bổ sung những thực phẩm có chứa vitamin B6, vitamin A và các loại nước ép chanh, cam để tránh sự tích tụ của sỏi. 
  • Không nên loại bỏ canxi hoàn toàn ra khỏi bữa ăn hàng ngày, vì việc thừa hay thiếu canxi đều có thể làm tăng khả năng sỏi hình thành trở lại. 
  • Hãy chế biến và ăn những loại thức ăn dễ tiêu hóa, mềm sau một vài ngày đầu đầu tiên sau khi tán sỏi để hệ tiêu hóa thuận lợi hơn.

Uống nhiều nước hơn

  • Việc đầu tiên và vô cùng quan trọng là bệnh nhân hãy nên uống tối thiểu 2,5 lít nước mỗi ngày và không được nhịn tiểu. Bởi vì sau khi tán sỏi niệu quản thông qua da hay ngoài cơ thể, hoặc nội soi niệu quản ngược dòng tán sỏi thì bệnh nhân đều cần phải uống nhiều nước hơn để lợi tiểu và đào thải lượng sỏi sót lại nhanh hơn.
  • Bên cạnh đó, có thể uống thêm một số loại nước ép giúp lợi tiểu như nước ép rau cần tây, rau cải, cam, chanh, củ cải đường, nước đậu đen, nước ngô non luộc hoặc nước râu ngô (ít đường hoặc không đường).

null
Hãy uống nhiều nước hơn để lợi tiểu và đào thải các vụn sỏi nhanh hơn

Luyện tập thể dục hàng ngày

  • Bệnh nhân hãy nằm nghỉ ngơi, ít di chuyển và chỉ nên đi lại nhẹ nhàng sau khi đã tán sỏi ít nhất từ 1 đến 2 ngày theo sự hướng dẫn của bác sĩ.
  • Sau đó có thể bắt đầu luyện tập các bài tập vận động nhẹ nhàng và nâng cấp độ luyện tập dần dần để cơ thể và hệ bài tiết có thể chuyển hóa thuận lợi hơn. Đặc biệt hãy lưu ý rằng không được vận động quá năng cho đến khi hồi phục hoàn toàn.

Thường xuyên chú ý đến màu nước tiểu

Hãy chú ý đến màu nước tiểu mỗi khi đi tiểu tiện để xem nước tiểu có màu hồng nhạt hay trộn lẫn với máu tươi hay không. Nếu hiện tượng này kéo dài thì hãy đến gặp bác sĩ ngay, vì có thể đó là biến chứng sau khi thực hiện tán sỏi để xử trí kịp thời.

Người bệnh cần tái khám theo sự chỉ định của bác sĩ

  • Bệnh nhân hãy nên chủ động đi thăm khám theo định kỳ để được đánh giá tình hình sức khỏe, nhất là đối với các trường hợp từng mắc sỏi tiết niệu, để theo dõi, đánh giá, kiểm tra và xử lý kịp thời các tình huống ngoài ý muốn có thể phát sinh.
  • Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng phải lắng nghe và tuân thủ lời khuyên của bác sĩ sau điều trị để có kết quả phục hồi tích cực nhất.
  • Không nên tự ý sử dụng thực phẩm chức năng, thuốc mà không có sự chỉ dẫn của bác sĩ.

null
Bệnh nhân nên chủ động thăm khám theo định kỳ để tránh các tình huống xấu có thể xảy ra

Kết luận

Hy vọng rằng những thông tin về biến chứng tán sỏi nội soi ngược dòng đã giúp bạn giải đáp các thắc mắc cũng như hiểu hơn. Việc tìm hiểu kỹ các biến chứng có thể xảy ra sau khi tán sỏi bằng tia laser sẽ giúp bạn chuẩn bị tâm lý tốt hơn. Để có thể phòng ngừa các biến chứng xuất hiện, bạn hãy nên lựa chọn bệnh viện uy tín, đảm bảo chất lượng cũng như một số yếu tố khác về các trang thiết bị cũng như trình độ chuyên môn của các bác sĩ.

Bệnh viện Đa khoa Phương Đông trong nhiều năm trở lại đây là một cơ sở khám chữa bệnh lý về thận và tiết niệu tin cậy nhất được nhiều khách hàng lựa chọn. Vì bệnh viện luôn cập nhật những trang thiết bị y tế hiện đại nhất, cơ sở vật chất sạch sẽ cũng như sở hữu đội ngũ y bác sĩ có chuyên môn lâu năm và tay nghề cao. Hãy liên hệ với chúng tôi thông qua số Hotline 1900 1806 hoặc đến bệnh viện tại địa chỉ 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
3,792

Bài viết hữu ích?

Chủ đề Bệnh tiết niệu

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

19001806 Đặt lịch khám