Block nhánh trái là gì? Có tác động tới sức khỏe người bệnh như thế nào?

Nguyễn Phương Thảo

16-01-2025

goole news
16

Block nhánh trái là một dạng rối loạn nhịp tim có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động của tim và sức khỏe tổng thể. Sự gián đoạn trong dẫn truyền xung điện ở nhánh trái làm thay đổi cách tim co bóp, gây ra những hậu quả khó lường nếu không được phát hiện và điều trị đúng cách. Hiểu rõ về bệnh sẽ giúp bạn nhận thức được mức độ nguy hiểm và có những biện pháp phòng ngừa kịp thời. 

Block nhánh trái là gì?

Block nhánh trái (Left Bundle Branch Block - LBBB) là hiện tượng gián đoạn dẫn truyền một hoặc toàn phần tín hiệu điện tim ở nhánh bên trái của tim sau khi thoát ra từ bó His, gây ra rối loạn nhịp tim nghiêm trọng. 

Nói dễ hiểu hơn, block nhánh trái là một thuật ngữ để chỉ hình ảnh điện tâm đồ (ECG), có ý nghĩa thể hiện sự rối loạn dẫn truyền trong thất. 

Điện tâm đồ được ghi lại từ một người đàn ông 35 tuổi có tiền sử đau ngực và chóng mặt khi gắng sức trong 6 thán

Điện tâm đồ được ghi lại từ một người đàn ông 35 tuổi bị block nhánh trái có tiền sử đau ngực và chóng mặt khi gắng sức trong 6 tháng

Phân loại các dạng block nhánh trái 

Dựa vào mức độ chậm của dẫn truyền hoặc mất hoàn toàn tín hiệu điện tim mà block nhánh trái được chia thành 2 dạng khác nhau, bao gồm: 

  • Block nhánh trái không hoàn toàn (bán phần): Tình trạng này xuất hiện khi đường dẫn truyền điện tim ở nhánh trái chỉ bị tắc bán phần. Điều này được hiểu là một phần tín hiệu của điện tim vẫn được truyền qua vùng cơ tim của nhánh trái, khả năng chức năng tim vẫn chưa bị ảnh hưởng nhiều. 
  • Block nhánh trái hoàn toàn (toàn phần): Tình trạng này xuất hiện đồng nghĩa với việc tín hiệu điện không còn khả năng ra hay vào vùng tim này nữa, khiến cho khả năng bơm máu của tim bị ảnh hưởng nghiêm trọng, lâu dài có thể dẫn đến suy tim.
  • Block phân nhánh trái sau: So với block phân nhánh trái trước, block phân nhánh trái sau ít phổ biến hơn. Xảy ra khi tín hiệu điện không thể truyền qua nhánh sau của bó His, buộc phải chuyển hướng qua nhánh trái trước và nhánh phải để đến các phần còn lại của thất trái. Điều này dẫn đến sự bất đối xứng trong quá trình khử cực của tâm thất, có thể được nhận diện qua các biến đổi đặc trưng trên điện tâm đồ (ECG).
  • Block phân nhánh trái trước: Thường xảy ra do tổn thương cấu trúc hoặc bệnh lý của cơ tim như bệnh động mạch vành, nhồi máu cơ tim, hoặc bệnh cơ tim phì đại. Tổn thương ở nhánh trái bó His làm tín hiệu điện không thể truyền theo đường bình thường, dẫn đến sự thay đổi trong quá trình khử cực của tâm thất trái, khiến trục điện tim lệch về bên trái trên điện tâm đồ (ECG).

Cơ chế và căn nguyên hình thành block nhánh trái 

Block nhánh trái xảy ra khi có sự trì hoãn hoặc tắc nghẽn hoàn toàn ở đường dẫn truyền tín hiệu điện qua nhánh trái của bó His. Điều này dẫn đến việc hai thất tim không co bóp đồng bộ, gây ảnh hưởng đến chức năng bơm máu của tim. Dưới đây chính là cơ chế hình thành chi tiết: 

Cơ chế hình thành của block nhánh trái 

Do xung động đi quanh co ở bó nhĩ thất phải rồi mới dẫn truyền đến bó nhĩ thất trái nên điện tâm đồ (ECG) có hiện tượng sóng QRS rộng. 

  • Quá trình khử cực block nhánh trái 

Xung động dẫn truyền xuống bó nhĩ thất rồi bị tắc nghẽn nên tạo ra một vector khử cực ở bên phải (hướng đến V1, V2 tạo ra sóng R nhỏ).

Khi thất phải đã xong khử cực thì các xung động sẽ đi qua bên trái để hình thành vector thứ hai có hướng nhiều sang bên trái và khử cực phía bên này (hướng về V5, V6 để tạo nên sóng R dương), từ đó xuất hiện tình trạng tăng điện thế. 

Hình thái QRS ở V1Hình thái QRS ở V1

Phức hợp QRS ở V1 có thể là: Phức hợp rS (sóng R nhỏ, sóng S sâu), phức hợp QS (sóng Q/S sâu không có sóng R trước đó)

  • Quá trình tái cực block nhánh trái 

Bên phải thực hiện tái cực trước rồi mới đến bên trái;

Điện thế tái cực phía bên phải thấp hơn so với bên trái;

Vector tái cực đi theo hướng từ bên trái qua bên phải;

ST-T chênh xuống tại các chuyển đạo phía bên trái;

ST-T chênh lên tại các chuyển đạo bên phải. 

Hình thái QRS ở các chuyển đạo bên

Hình thái QRS ở các chuyển đạo bên

Sóng R ở các dây dẫn bên có thể có dạng “hình chữ M”, có khía, đơn pha hoặc phức hợp RS

Nguyên nhân gây nên block nhánh trái

Block nhánh trái thường xuất phát từ tổn thương từ tim. Các bệnh lý có thể gây ra block nhánh bao gồm: 

Nhận biết dấu hiệu bị block nhánh trái 

Hầu hết các trường hợp bị block nhánh trái đều không xuất hiện triệu chứng lâm sàng đặc trưng. Một số trường hợp bị suy tim có thể có các triệu chứng như mệt mỏi, khó thở,....Bên cạnh đó cũng có những trường hợp hiếm gặp hơn như bị block cả bó nhánh bên trái và phải sẽ cần phải nhận sự hỗ trợ từ máy tạo nhịp tim. 

Ngoài ra, qua hình ảnh thu được ở điện tâm đồ thì sẽ có những triệu chứng bao gồm: 

  • Thời gian sóng QRS rộng: >= 0,12 giây’
  • R đơn pha có thể có khía tại V5, V6;
  • Sóng phức bộ QRS dạng: rSr ở V1, V2;
  • Đoạn ST bị chênh xuống còn T âm ở V5, V6, aVL, DI. 

Xem thêm:

Biến chứng nghiêm trọng do block nhánh trái gây ra 

Mức độ nghiêm trọng của block nhánh trái phụ thuộc vào dạng block mà bệnh nhân mắc phải và nguyên nhân gây bệnh. Người bệnh bị block nhánh xuất phát từ nguyên nhân thoái hoá thì lâu dài sẽ bị mất đi tính đồng bộ giữa thất trái và thất phải. 

Trường hợp bị block cả nhánh phải thì xung điện sẽ khó được truyền đi ở tâm thất. Điều này sẽ khiến cho thất trái và thất phải mất đi sự đồng bộ, người bệnh có thể bị suy tim. Tuy nhiên, điều đáng nói ở đây là hầu hết các trường hợp block nhánh trái là do mạch vành bị tổn thương. Trong khi đó, mạch vành lại là mạch máu chịu trách nhiệm vận chuyển máu đi nuôi tim. Khi mạch vành bị tổn thương sẽ ảnh hưởng đến con đường dẫn truyền và gây block. 

Block nhánh có thể dẫn đến nguy cơ bị tử vong nếu bệnh có diễn biến phức tạp

Block nhánh trái có thể dẫn đến nguy cơ bị tử vong nếu bệnh có diễn biến phức tạp

Tóm lại, block nhánh trái là rất nguy hiểm. Đối với bệnh nhân lớn tuổi có tiền sử bị suy tim hay mạch vành, bệnh có thể làm tăng nguy cơ tử vong hoặc đột tử với bệnh nhân mới bị nhồi máu cơ tim. 

Tiêu chuẩn chẩn đoán block nhánh trái trên điện tâm đồ

Không giống như những bệnh lý thông thường khác, block nhánh trái không thể đưa ra kết luận vội vàng khi chỉ thực hiện 1-2 xét nghiệm. Quy trình chẩn đoán vô cùng phức tạp, đòi hỏi bác sĩ điều trị là người có chuyên môn cao, kết hợp với việc kiểm tra và xem xét kỹ càng tình trạng sức khoẻ thực tế của bệnh nhân có ổn hay không. 

Điện tâm đồ (ECG) là một phương pháp được lựa chọn để chẩn đoán block nhánh trái.  Trước khi thực hiện điện tâm đồ, người bệnh cần cung cấp cho bác sĩ biết những triệu chứng đang gặp phải cùng tiền sử mắc bệnh của cá nhân/gia đình, những thay đổi gần đây trong cuộc sống và các loại thuốc, thực phẩm chức năng, vitamin đang sử dụng. 

Để không bị nhiễu cho các điện cực ghi điện tim, khi thực hiện  người bệnh cần nằm im, gỡ bỏ các phụ kiện có kim loại, hai tay song song với thân mình, chân duỗi thẳng, tháo khuy áo che kín vùng ngực và lắng nghe theo các yêu cầu của nhân viên y tế. Thời gian và số lần thực hiện điện tâm đồ phụ thuộc vào tình trạng bệnh. 

Cách đọc điện tâm đồ (ECG) 

Dựa trên những kết quả được ghi lại, bác sĩ có thể chẩn đoán được nguyên nhân gây bệnh. Qua hình ảnh ảnh thu được từ điện tâm đồ, bệnh sẽ bao gồm những triệu chứng: 

  • Thời gian sóng QRS rộng hơn 0.12s;
  • R đơn pha có thể có khía ở vị trí V5, V6;
  • Sóng QRS dạng: rSr ở V1, V2;
  • Đoạn ST bị chênh xuống còn T âm ở V5,V6, aVL, DI. 

Điều trị block nhánh trái hiệu quả 

Thuốc điều trị block nhánh trái hiện vẫn chưa có nhiều thông tin. Các loại thuốc mà người bệnh sử dụng đều sẽ được bác sĩ chỉ định dùng thông qua căn nguyên gây bệnh và dự phòng cách loại rối loạn nhịp tim liên quan. 

  • Đối tượng khoẻ mạnh bị bệnh, không có triệu chứng bất thường: Không cần dùng thuốc nhưng vẫn cần siêu âm định kỳ thông qua việc thăm khám định kỳ 1-2 lần/năm. 
  • Đối tượng bị bệnh, có triệu chứng trên nền bệnh lý tim mạch hoặc biến chứng liên quan: Cần phải đặt máy tạo nhịp tim vĩnh viễn theo khuyến cáo của bác sĩ. Thiết bị này sẽ được cấy dưới da ở ngực, dây kết nối với tim sẽ phát tín hiệu như đã cài đặt sẵn giúp tim đập ở tần số ổn định. 
  • Đối tượng bị bệnh có căn nguyên từ suy tim: Liệu pháp CRT sử dụng máy tái đồng bộ tim giúp tạo nhịp tim và giúp tâm thất co bóp song song, kiểm soát triệu chứng và tăng lưu lượng máu được tim tống ra. 

>>> Tại Bệnh viện Phương Đông là nơi hội tụ của những chuyên gia, y bác sĩ đầu ngành về tim mạch. Vì vậy, nếu quý khách hàng cần tìm kiếm địa chỉ thăm khám block nhánh trái uy tín hoặc có thắc mắc cần được giải đáp, hãy liên hệ theo hotline 1900 1806 hoặc Đặt lịch khám tại website để được đội ngũ tư vấn hỗ trợ sớm nhất. 

Cách kiểm soát và phòng ngừa block nhánh phải 

Mặc dù không thể ngăn chặn được block nhánh trái, nhưng hoàn toàn có thể kiểm soát được nguy cơ mắc bệnh và các vấn đề khác về tim thông qua việc điều chỉnh lối sống sinh hoạt và chế độ dinh dưỡng hàng ngày: 

Người bệnh cần tuân thủ một lối sống lành mạnh để đảm bảo sức khỏe tim mạch

Người bệnh cần tuân thủ một lối sống lành mạnh để đảm bảo sức khỏe tim mạch

  • Áp dụng chế độ ăn uống lành mạnh với ít muối, đường, và chất béo bão hòa. Đồng thời duy trì thói quen tập thể dục đều đặn giúp cải thiện sức khỏe tim mạch tổng thể và giảm nguy cơ phát triển hoặc nặng thêm của bệnh. 
  • Bệnh nhân có nguy cơ cao hoặc đã từng được chẩn đoán block nhánh trái nên thực hiện khám sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm và can thiệp kịp thời nếu có biến chứng hoặc sự thay đổi trong tình trạng bệnh.
  • Kiểm soát tốt các yếu tố nguy cơ tim mạch như tăng huyết áp, tiểu đường, rối loạn lipid máu, và ngưng thuốc lá. Các yếu tố này có thể làm giảm nguy cơ tổn thương tim và dẫn truyền điện bất thường.

Việc kết hợp các biện pháp trên có thể giúp kiểm soát hiệu quả và phòng ngừa block nhánh phải, giảm thiểu biến chứng và cải thiện chất lượng sống của người bệnh.

Kết luận 

Block nhánh trái không chỉ là một rối loạn nhịp tim đơn thuần mà còn tiềm ẩn nguy cơ gây ra những biến chứng tim mạch nghiêm trọng. Việc theo dõi sát sao, thăm khám định kỳ và điều trị kịp thời chính là giải pháp tối ưu để kiểm soát bệnh và hạn chế các biến chứng nguy hiểm.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

53

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

19001806 Đặt lịch khám