Cách điều trị suy dinh dưỡng bào thai: Mẹ bầu cần lưu ý điều gì?

Ngọc Anh

18-09-2024

goole news
16

Cách điều trị suy dinh dưỡng bào thai bao gồm việc xây dựng một chế độ ăn uống cân bằng, giàu dinh dưỡng, kết hợp với việc nghỉ ngơi hợp lý, vận động nhẹ nhàng và khám thai định kỳ. Mẹ bầu cần tránh xa các chất kích thích, thực phẩm chế biến sẵn và các yếu tố có hại cho sức khỏe. Đồng thời, duy trì tinh thần lạc quan để tạo điều kiện tốt nhất cho sự phát triển của thai nhi.

Tìm hiểu về suy dinh dưỡng bào thai

Suy dinh dưỡng bào thai là gì? Có nguy hiểm không?

Suy dinh dưỡng bào thai là tình trạng thai nhi không nhận đủ các chất dinh dưỡng cần thiết để phát triển bình thường trong bụng mẹ. Điều này dẫn đến trẻ sơ sinh có cân nặng thấp hơn so với mức trung bình, thường dưới 2,5kg. Ngay khi phát hiện có các dấu hiệu bất thường, sản phụ có thể được khuyến nghị thực hiện các cách điều trị suy dinh dưỡng cho bào thai càng sớm càng tốt.

Các mức độ suy dinh dưỡng bào thai

Các mức độ suy dinh dưỡng bào thai

Đây là tình trạng nguy hiểm, thường diễn ra vào 3 tháng cuối thai kỳ. Cơ thể không đủ chất dinh dưỡng sẽ gây ra những hệ luỵ vô cùng nghiêm trọng như:

  • Tăng nguy cơ sinh non, dị tật bẩm sinh. Không bổ sung đầy đủ axit folic trong giai đoạn đầu thai kỳ khiến em bé dễ mắc phải dị tật ống thần kinh.
  • Biến chứng nghiêm trọng: thai chết lưu, tăng nguy cơ tử vong sơ sinh (ít gặp)
  • Dễ mắc các bệnh nhiễm trùng, hệ miễn dịch kém, hay ốm vặt
  • Chậm phát triển thể chất và trí não, khả năng tập trung và nhận thức bị ảnh hưởng
  • Có nguy cơ mắc các bệnh mãn tính như thiếu máu, còi xương, mù loà do thiếu vitamin A, đái tháo đường, suy giảm nhận thức, loãng xương,...
  • Ảnh hưởng đến sức khoẻ của mẹ, dễ gặp các tai biến sản khoa như đẻ non, tiền sản giật,...

Tại sao lại bị suy dinh dưỡng bào thai?

Trên thực tế, mẹ ăn đủ bữa, ăn nhiều chưa chắc đã không bị suy dinh dưỡng bào thai. Nguyên nhân là có rất nhiều nhân tổ ảnh hưởng đến quá trình này như:

  • Chế độ ăn uống của mẹ: Một số thai phụ chưa tìm hiểu rõ ràng về chế độ dinh dưỡng cho thai kỳ hoặc bổ sung chất dinh dưỡng chưa khoa học. Các trường hợp thường gặp là sản phụ thiếu protein, sắt, vitamin. Ngoài ra một số mẹ do ảnh hưởng của ốm nghén, thay đổi hormone mà ăn không ngon miệng, lượng ăn vào quá ít khiến cơ thể không có đủ dinh dưỡng để nuôi bào thai. 
  • Sức khỏe của mẹ không tốt: Một số sản phụ mang thai khi tuổi đã cao, có tiền sử bệnh thiếu máu, cao huyết áp, bệnh thận… sẽ có nguy cơ cao bị suy dinh dưỡng thai kỳ hơn
  • Các yếu tố khác: Mang thai nhiều lần quá gần nhau, sinh non trước đó, hút thuốc lá, sử dụng chất kích thích, mẹ phải làm việc nặng, điều kiện kinh tế… đều ảnh hưởng khiến nhau thai kém phát triển, bé dễ bị suy dinh dưỡng. 

Chế độ ăn thiếu đa dạng hoặc kiêng khem quá mức của mẹ có thể khiến em bé bị suy dinh dưỡng

Chế độ ăn thiếu đa dạng hoặc kiêng khem quá mức của mẹ có thể khiến em bé bị suy dinh dưỡng

Dấu hiệu nhận biết tình trạng suy dinh dưỡng bào thai

Để áp dụng cách điều trị suy dinh dưỡng bào thai kịp thời, mẹ bầu nên lưu ý quan sát các triệu chứng bất thường như sau:

  • Mệt mỏi
  • Thiếu máu
  • Nhẹ cân khi mang thai
  • Chóng mặt 
  • Tăng huyết áp
  • Rụng tóc
  • Da khô
  • Các vấn đề về răng miệng
  • Dễ mắc bệnh do khả năng miễn dịch thấp

Bà bầu thiếu máu, hay mệt mỏi cần đi khám dinh dưỡng sớm

Bà bầu thiếu máu, hay mệt mỏi cần đi khám dinh dưỡng sớm

Cách điều trị suy dinh dưỡng bào thai như thế nào? Mẹ nên ăn gì?

Nguyên tắc của các cách điều trị suy dinh dưỡng bào thai tập trung bổ sung các vi chất dinh dưỡng đầy đủ, kiểm soát các bệnh lý liên quan như sau:

  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng cân bằng, đa dạng các nhóm chất protein, carbohydrate, chất béo, vitamin và khoáng chất
  • Chủ động bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết như viên sắt, acid folic, canxi, vitamin D, omega 3 (theo chỉ định của bác sĩ)
  • Theo dõi thai nhi thường xuyên bằng siêu âm, xét nghiệm khác để đánh giá sự tăng trưởng và phát hiện các bất thường về sức khoẻ của em bé kịp thời
  • Quản lý các bệnh lý liên quan
  • Chăm sóc sức khỏe tâm lý, giảm áp lực, căng thẳng trong thai kỳ để sản phụ lạc quan, thuận lợi vượt qua giai đoạn khó khăn này

Giữ tinh thần thoải mái trong giai đoạn này là điều vô cùng quan trọng

Giữ tinh thần thoải mái trong giai đoạn này là điều vô cùng quan trọng

Về thực đơn cụ thể, mỗi gia đình và sản phụ sẽ điều chỉnh linh hoạt. Dưới đây là các chất dinh dưỡng trọng yếu và các loại thực phẩm mẹ nên tăng cường bổ sung:

Chất dinh dưỡng

Nguồn thực phẩm

Protein - Thành phần chính để cung cấp năng lượng hình thành tế bào cho cả mẹ và bé

Thịt nạc, cá, trứng, sữa, đậu, các loại hạt

Sắt - Hoạt chất rất cần thiết cho quá trình tạo máu, nguyên liệu sản xuất hồng cầu, giúp vận chuyển oxy đến thai nhi

Thịt đỏ, gan, các loại đậu, rau lá xanh đậm

Canxi - Hỗ trợ xương và răng của bé phát triển chắc khỏe

Sữa và các sản phẩm từ sữa, rau lá xanh đậm, các loại hạt

Axit folic - Ngăn ngừa dị tật ống thần kinh ở bé

Rau lá xanh đậm, trái cây họ cam quýt, các loại đậu

Iod - Hoạt chất không thể thiếu cho sự phát triển não bộ

Hải sản, muối iốt

Vitamin D - Chất dinh dưỡng giúp cơ thể hấp thu canxi và hỗ trợ chuyển hoá 

Cá béo, trứng, sữa, ánh nắng mặt trời

Omega 3 - Hỗ trợ phát triển não bộ và thị giác của bé

Cá hồi, cá ngừ, hạt chia, hạt lanh

Cách điều trị suy dinh dưỡng bào thai: Mẹ nên kiêng gì?

Bên cạnh chú trọng tăng khẩu phần và các thực phẩm có lợi cho sức khoẻ thì mẹ cũng nên hạn chế các loại thực phẩm dưới đây:

  • Không hút thuốc, uống rượu bia hoặc các thức uống có cồn
  • Giảm ăn các loại gia vị cay nóng như hạt tiêu, ớt, tỏi
  • Cắt giảm dần các loại thức ăn chế biến sẵn và các loại cà phê, trà đặc
  • Nếu sản phụ bị phù, tăng huyết áp hoặc bị nhiễm độc thai nghén nên giảm ăn mặn để tránh tai biến khi sinh.
  • Tuyệt đối không ăn các món ăn sống hoặc chưa nấu chín kỹ, dễ gây nhiễm khuẩn cho cả mẹ và bé như thịt tái, hải sản sống, trứng sống 

Xem thêm: Chế độ dinh dưỡng cho mẹ bầu để con thông minh, xinh đẹp

Mẹ bầu nên kiêng các loại đồ ăn nhanh

Mẹ bầu nên kiêng các loại đồ ăn nhanh

Lưu ý trong quá trình điều trị suy dinh dưỡng bào thai

Trong hành trình chăm sóc sức khoẻ đầy khó khăn này, mẹ nên đồng hành cùng bác sĩ dinh dưỡng. Không nên tự ý thực hiện theo các biện pháp truyền miệng, cách điều trị suy dinh dưỡng bào thai không được kiểm chứng rõ ràng. 

Điều này rất quan trọng vì bác sĩ sẽ căn cứ vào tình trạng sức khỏe, giai đoạn thai kỳ của mẹ để đưa ra lời khuyên cụ thể. Ngay cả khi bị chẩn đoán suy dinh dưỡng bào thai, bạn cũng không nên kiêng khem quá mức, dễ dẫn đến thiếu hụt chất dinh dưỡng, ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ của cả mẹ và em bé. 

Ngoài ra, một số bà bầu khác cũng chia sẻ mẹ nên:

  • Ưu tiên lựa chọn các loại thực phẩm tươi sống: rau xanh, trái cây, thịt nạc,...
  • Chế biến thức ăn bằng cách luộc, hấp, nướng thay vì chiên xào
  • Uống đủ 2 - 3 lít nước/ ngày
  • Chia nhỏ các bữa ăn, ăn nhiều bữa để tránh cảm giác đối và nạp quá nhiều thức ăn
  • Nghỉ ngơi và vận động nhẹ nhàng như đi bộ, yoga sẽ giúp tăng cường tuần hoàn máu và hỗ trợ quá trình hấp thu chất dinh dưỡng.
  • Đảm bảo ngủ đủ 8h/ ngày và 30 phút - 1 tiếng ngủ trưa
  • Giữ tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng, lo âu và hạn chế đi xa
  • Khám thai định kỳ, đầy đủ theo lịch

Thấu hiểu mong muốn chăm sóc dinh dưỡng chuyên sâu trong thai kỳ, Khoa Dinh dưỡng - Bệnh viện Đa khoa Phương Đông là địa chỉ thăm khám được nhiều mẹ bầu tin tưởng. Khoa dẫn đầu bởi TTUT.PGS.TS.BS Cao Thị Thu Hương từng là Trưởng Phòng Quản lý Nghiên cứu, Viện dinh dưỡng Quốc gia và hiện tại đang giữ chức vụ Trưởng khoa Dinh dưỡng của Bệnh viện. Quy trình thăm khám dễ dàng, tiết kiệm thời gian và đội ngũ y tế được đào tạo bài bản sẽ đem lại trải nghiệm thoải mái, dễ chịu cho mọi sản phụ đến Bệnh viện. 

Khám dinh dưỡng tại Bệnh viện Đa khoa Phương Đông

Khám dinh dưỡng tại Bệnh viện Đa khoa Phương Đông

Có thể nói, để gia tăng hiệu quả các cách điều trị suy dinh dưỡng bào thai, mẹ bầu cần đặc biệt chú trọng đến chế độ ăn uống. Bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng thiết yếu như protein, sắt, canxi, vitamin và khoáng chất thông qua các thực phẩm như thịt nạc, cá, trứng, sữa, rau xanh, trái cây. Đồng thời, hạn chế tối đa các thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn nhanh, đồ uống có ga và chất kích thích.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
37

Bài viết hữu ích?

Đặt lịch khám bệnh

Lưu ý: Tổng đài sẽ liên hệ xác nhận thời gian khám chính xác tới quý khách sau khi quý khách đặt hẹn

TTƯT.PGS.TS.BS

CAO THỊ THU HƯƠNG

Trưởng khoa Dinh dưỡng

TTƯT.PGS.TS.BS

CAO THỊ THU HƯƠNG

Trưởng khoa Dinh dưỡng
19001806 Đặt lịch khám