Cách vệ sinh rốn trẻ sơ sinh sau khi rụng mà ba mẹ nào cũng nên biết

Hoàng Lan

24-05-2024

goole news
16

Vệ sinh rốn cho trẻ sơ sinh là việc mọi cha mẹ cần biết, thực hiện đúng cách để giữ bộ phận này luôn khô ráo và không bị nhiễm trùng. Vậy, cách vệ sinh rốn trẻ sơ sinh sau khi rụng như thế nào để không bị viêm, nhiễm trùng? Tất cả sẽ được Bệnh viện Đa khoa Phương Đông bật mí trong bài viết này.

Rốn trẻ sơ sinh bao lâu thì rụng?

Tùy thuộc vào cơ địa của mỗi bé, cách vệ sinh rốn trẻ sơ sinh và chăm sóc của mỗi gia đình mà thời gian rụng rốn ở trẻ sơ sinh cũng khác nhau. Khi được 8 – 10 ngày thì rốn sẽ rụng một cách tự nhiên cũng có một số trẻ đến tuần thứ 2 mới bắt đầu rụng.

Thời điểm nhạy cảm này cha mẹ cần đảm bảo thay băng rốn thường xuyên, giữ cho rốn luôn khô ráo. Lưu ý, cần phải tránh nước và không bôi kem hay thuốc gì lên rốn của bé vì sẽ dễ gây nhiễm trùng rốn và khiến rốn lâu rụng hơn.

Sau khoảng 8 - 10 ngày rốn trẻ sơ sinh sẽ rụng một cách tự nhiên

Sau khoảng 8 - 10 ngày rốn trẻ sơ sinh sẽ rụng một cách tự nhiên

Cách vệ sinh rốn trẻ sơ sinh sau khi rụng

Quá trình chăm sóc,vệ sinh rốn trẻ sơ sinh sau khi rụng cũng giống như giai đoạn rốn chưa rụng cần hết sức cẩn thận và kỹ lưỡng. Vì thế các mẹ hãy thực hiện ngay cách chăm vệ sinh rốn cho trẻ sau khi rụng như sau:

Luôn giữ cho gốc rốn khô

Nhiều mẹ thắc mắc không biết có nên băng rốn sau khi rụng. Câu trả lời là "không" nhé!

Rốn trẻ sơ sinh sau khi rụng cũng cần được thở, vì không khí sẽ giúp cho rốn luôn được khô thoáng và nhanh lành hơn. Nhiều trường hợp các mẹ lo lắng rốn bé nhà mình bị cọ xát mà thuyên xuyên băng rốn lại, điều này là hoàn toàn không đúng nhé nên để rốn hở tự nhiên mẹ nhé!

Luôn giữ cho gốc rốn sạch

Mỗi ngày, bạn cần phải vệ sinh gốc rốn cho trẻ ít nhất 1 lần. Dùng gạc bông y tế hoặc dùng vải sạch được làm ướt với nước sạch để vệ sinh sạch rốn cho trẻ. Lau nhẹ nhàng vùng gốc rốn để loại bỏ các chất bụi bẩn. Tuyệt đối không xử dụng và phòng hay cồn rửa khác vì dễ gây kích ứng da của trẻ. 

Lưu ý khi tắm cho bé

Bạn có thể tắm thoải mái cho bé sau rốn đã rụng mà không sợ nước vào rốn. Điều này giúp làm sạch vùng rốn của bé dễ dàng hơn. Lưu ý: không nên để rốn trẻ tiếp xúc quá lâu với nước, sau khi tắm xong mẹ nên lâu khô người cho bé, tiếp đến dùng khăn mềm chấm nhẹ chân đảm bảo rốn luôn được khô ráo không bị ẩm ướt

Cách vệ sinh rốn trẻ sơ sinh sau khi rụng bằng tăm bông

(Cách vệ sinh rốn trẻ sơ sinh sau khi rụng bằng tăm bông)

Chọn trang phục cho trẻ sơ sinh phù hợp

Rốn trẻ mới rụng vẫn chưa lành hẳn, ngoài việc chú ý vệ sinh rốn trẻ sơ sinh sau khi rụng thì mẹ cũng nên chọn cho trẻ những bộ quần áo thoáng mát và rộng rãi. Không nên mặt những bộ quần áo body suit hoặc các bộ quần áo chật bó sát người vì nó sẽ làm cho bé khó chịu cũng như ảnh hưởng tới vùng rốn.

Khi thay tã phải cẩn thận

Khi thay tã cho trẻ, cha mẹ nên chuẩn bị đầy đủ các vật dụng cần thiết như khăn ướt, bông gòn ẩm. Tiếp đến lau nhẹ nhàng từ trước ra sau, dùng khăn sạch lau khô trước mặc bỉm, cần gấp tã xuống thấp và nới lỏng phần eo, tránh cọ xát hoặc nước tiểu có thể làm ướt rốn.

Để gốc rốn rơi tự nhiên

Hãy để gốc rốn của trẻ rụng tự nhiên, không được tự ý bứt gốc rốn của trẻ ra, ngay cả khi đã khô. Vì việc chủ động giật dây rốn có thể vô tình gây tổn thương vùng rốn, dẫn đến các biến chứng như tăng nguy nhiễm trùng hay gây chảy máu.

Biểu hiện nhiễm trùng rốn mẹ cần phải lưu ý

Nếu trong quá trình chăm sóc rốn trẻ sơ sinh sau khi rụng có những biểu hiện bất thường mẹ cần quan tâm tránh cho bé gặp các vấn đề nguy hiểm:

  • Rốn trẻ chảy máuSau khi rụng rốn, nhiều bé có dấu hiệu chảy máu nhẹ trong thời gian ngắn là khỏi. Với các trường hợp chảy máu nhiều, máu khó cầm thì cần phải đưa trẻ ngay đến bệnh viện để thăm khám.
  • Rốn trẻ có chảy mủ, có mùi hôi: Tình trạng này gặp ở rất nhiều trẻ do bố mẹ vệ sinh rốn sau khi rụng hoặc khi chưa rụng rốn cho bé kém. Nếu bạn nhận thấy rốn trẻ có mùi hôi, mủ màu vàng có thể đây là dấu hiệu của bệnh nhiễm trùng rốn. Điều cần làm lúc này là bạn nên đưa trẻ gặp bác sĩ.
  • Rốn trẻ xuất hiện u hạt: Ở một số trẻ sau khi rốn rụng có xuất hiện dịch vàng, hạt trắng hoặc vàng như hạt cơm trong rốn, đây có thể là dấu hiệu của u hạt rốn. Nếu trẻ có dấu hiệu này bố mẹ không được tự ý điều trị mà cần đưa bé đi điều trị bằng bằng phương pháp thắt cuống u hạt và rốn chấm bạc nitrat

Lưu ý vệ sinh rốn trẻ sơ sinh sau khi rụng cần tránh

Bên cạnh những việc cần làm, được làm để chăm sóc rốn trẻ sơ sinh sau khi rụng thì cha mẹ cũng cần tránh tuyệt đối các vấn đề sau đây, nếu không muốn làm chậm quá trình rụng rốn hoặc bé nhiễm trùng rốn.

Cho trẻ ngâm nước quá lâu

Trường hợp rốn bé đã rụng việc tắm cho trẻ là bình thường. Nhưng với những trẻ chưa rụng rốn, ngâm nước quá lâu sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm trùng rốn. Vì thế, các mẹ nên tắm cho trẻ nhanh và cần phải vệ sinh rốn trẻ sơ sinh sau khi rụng cẩn thận.

Mẹ không nên cho trẻ sơ sinh ngâm mình trong nước lâu

Mẹ không nên cho trẻ sơ sinh ngâm mình trong nước lâu

Băng rốn quá kín và quá chặt

Việc băng rốn quá chặn, kín tưởng chừng giúp trẻ tránh xa khỏi bụi bẩn, vi khuẩn gây nhiễm trùng. Nhưng trên thực tế, đây là điều kiện cho vi khuẩn phát triển, làm tăng nguy cơ nhiễm trùng rốn cao ở trẻ.

Bôi thuốc lạ lên rốn

Một số mẹo làm cuống rốn trẻ sơ sinh rụng được lưu truyền trong dân gian như: đắp bột tiêu, đắp lá,… Cùng với đó là rất nhiều thắc mắc về vấn đề vệ sinh rốn sau khi rụng bằng gì. Đây đều là thắc mắc và việc làm sai lầm.

Theo các bác sĩ chuyên khoa nhi khẳng định thì rốn trẻ sẽ tự khô và rụng mà không cần bôi thuốc gì. Cha mẹ lưu ý giữ gìn vệ sinh cho rốn và đảm bảo rốn bé luôn được khô thoáng.

Tự ý giật núm rốn

Rốn của bé sẽ rụng tự nhiên mà không cần bất cứ can thiệp, tác động nào từ cha mẹ. Vậy nên, tuyệt đối không được tự ý giật, kéo cuống rốn của trẻ sẽ gây đau, nhiễm trùng và chảy máu,…

Các vấn đề nếu rốn trẻ sơ sinh không được chăm sóc kỹ lưỡng

Nếu không làm tốt công tác chăm sóc rốn trẻ sơ sinh, quá trình liền rốn của bé có thể diễn ra chậm, kéo dài. Nặng hơn với trường hợp nhiễm trùng, trẻ phải sử dụng thêm kháng sinh hoặc phác đồ điều trị khác theo tình trạng bệnh lý.

Một số hệ quả tiêu biểu khi không vệ sinh rốn trẻ sơ sinh sau khi rụng đúng cách có thể kể đến như:

  • Chảy máu rốn.
  • Rụng rốn muộn trên 3 tuần.
  • Rốn rỉ dịch, có mủ.
  • Nhiễm trùng rốn.
  • U hạt rốn.
  • Uốn ván rốn.
  • Thoát vị rốn.

Các nguy cơ này không chỉ xảy ra trong thời kỳ trẻ chưa rụng rốn, mà ngay cả khi rụng rốn không được vệ sinh và chăm sóc tốt vẫn có thể xuất hiện. Nếu nhận thấy các biểu hiện bất thường nêu trên, kèm tình trạng quấy khóc, bỏ bú, sốt cao thì cha mẹ nên đưa trẻ đến Bệnh viện Đa khoa Phương Đông để được thăm khám, điều trị kịp thời.

Tư vấn chăm sóc rốn trẻ sơ sinh sau khi rụng tại BVĐK Phương Đông

(Tư vấn chăm sóc rốn trẻ sơ sinh sau khi rụng tại BVĐK Phương Đông)

Hoặc cha mẹ có thể chủ động phòng ngừa bằng cách đưa con đến Khoa Nhi - BVĐK Phương Đông để được kiểm tra, đánh giá tình trạng và nhận tư vấn chăm sóc sức khỏe từ các bác sĩ đầu ngành. Không những vậy, bệnh viện chúng tôi còn sở hữu trang thiết bị, máy móc giúp phát hiện sớm bệnh lý bẩm sinh ở trẻ nhỏ.

Nếu gia đình đang có nhu cầu thăm khám, chăm sóc sức khỏe của trẻ tại Bệnh viện Đa khoa Phương Đông thì có thể liên hệ về số 1900 1806 hoặc Đặt lịch khám để được hỗ trợ xếp lịch trong thời gian sớm, phù hợp với lịch trình của gia đình.

Một số câu hỏi liên quan

Cha mẹ vừa được tìm hiểu thời gian rụng rốn của trẻ, cách vệ sinh sau khi rụng, những việc không nên làm để tránh nhiễm trùng. Đến với nội dung cuối, BVĐK Phương Đông sẽ chia sẻ, trả lời một số câu hỏi liên quan đến quá trình chăm sóc rốn sau khi rụng của trẻ.

Sau khi rốn em bé rụng thì làm gì?

Sau khi trẻ rụng rốn, phụ huynh cần tiếp tục vệ sinh rốn trẻ sơ sinh sau khi rụng để rốn luôn trong trạng thái khô thoáng và sạch sẽ. Đồng thời không ngâm trẻ quá lâu trong nước, bôi thuốc hay rắc bột lên rốn nhằm hạn chế nguy cơ nhiễm trùng, ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.

Băng rốn cho trẻ sơ sinh loại nào tốt?

Theo các chuyên gia y tế, cha mẹ nên sử dụng loại băng rốn đã được tiệt khuẩn, tránh gây nhiễm khuẩn cho trẻ. Ngoài ra, chỉ nên băng rốn cho trẻ sơ sinh trong 2 - 3 ngày đầu, sau đó nên để hở và chú ý vệ sinh.

Chỉ nên sử dụng băng rốn đã được tiệt khuẩn cho trẻ sơ sinh

(Chỉ nên sử dụng băng rốn đã được tiệt khuẩn cho trẻ sơ sinh)

Nên vệ sinh rốn cho trẻ sơ sinh ngày mấy lần?

Để đảm bảo trẻ không bị nhiễm trùng, cha mẹ nên vệ sinh rốn bé sau khi rụng ít nhất 1 lần/ngày bằng nước muối sinh lý. Khi rửa, nên sử dụng khăn mềm lau nhẹ, tránh tác động mạnh lên vùng rốn của trẻ.

Trẻ sơ sinh rụng rốn nhưng chưa khô chăm sóc thế nào?

Phần dây rốn còn sót lại của trẻ thường mất 7 - 10 ngày để rụng, những ngày sau đó có thể chưa khô hẳn và chảy nước, cha mẹ không nên quá lo lắng. Thay vào đó hãy áp dụng hướng dẫn cách vệ sinh rốn cho trẻ sơ sinh sau khi rụng, ngăn tình trạng nhiễm trùng xảy ra.

Nếu rốn trẻ sau khi rụng nhưng chưa khô hẳn, chảy dịch màu vàng, có mùi hôi hoặc lẫn máu thì cần được thăm khám y tế lập tức. Bởi, đây là dấu hiệu cảnh báo rốn trẻ bị nhiễm trùng, cần xử lý trước khi gây ra uốn ván, nhiễm trùng máu, thậm chí tử vong.

Tổng kết lại, cách vệ sinh rốn trẻ sơ sinh sau khi rụng vẫn đòi hỏi cha mẹ cẩn thận và tỉ mỉ, đảm bảo gốc rốn luôn sạch và khô tháng, tránh thấm nước hoặc tự ý giật. Nếu rốn rỉ dịch vàng hoặc máu, gia đình không nên tiếp tục rửa tại nhà, cần đưa bé đến bệnh viện để được xử lý kịp thời và đúng cách.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
38,750

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

BS.CKII

PHI NGA

TRƯỞNG KHOA NHI

BS.CKII

PHI NGA

TRƯỞNG KHOA NHI
19001806 Đặt lịch khám