Một số dấu hiệu cạn ối tuần 39 mẹ bầu cần lưu ý để tránh nguy hiểm cho bé

Phan Ngọc Linh

06-10-2022

goole news
16

Thai phụ bị thiếu nước ối, sẽ khiến lượng máu ở tử cung nuôi thai nhi bị giảm sút. Tùy vào từng giai đoạn của thai, cạn ối nặng sẽ có những ảnh hưởng và hậu quả khác nhau tới sự phát triển của thai nhi. Vậy cạn ối là gì, cạn ối bao lâu thì nguy hiểm và dấu hiệu cạn ối tuần 39 là gì? Mẹ bầu cần phải nắm rõ các thông tin và dấu hiệu sau, để có những quyết định đúng đắn, trong quá trình điều trị khi xảy ra cạn ối nặng.

Cạn ối là gì?

Cạn ối là tình trạng nước ối của thai phụ, được dùng để bảo vệ và nuôi dưỡng thai nhi, bị cạn kiệt dần trong quá trình mang thai. Vì nước ối là một trong những yếu tố, ảnh hưởng đến sự phát triển, khả năng vận động, cung cấp chất dinh dưỡng cho bé. Ngoài ra còn là tấm lá chắn bảo vệ trẻ, khỏi sự xâm nhập của vi khuẩn. Nên khi ối cạn có thể gặp một số nguy hiểm về sức khỏe, nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến tử vong.

Nước ối bị cạn kiệt dần trong quá trình mang thai

Nước ối bị cạn kiệt dần trong quá trình mang thai

Tuy nhiên, các hệ quả do ối bị cạn gây ra, lại tùy thuộc vào những giai đoạn mang thai khác nhau. Nếu thai phụ bị cạn trong 3 tháng đầu, bé sẽ gặp các vấn đề liên quan đến sự phát triển của các chi, phần cơ, hệ tiêu hóa và phổi. Khi ở 3 tháng giữa, bé sẽ gặp khó khăn trong việc tập hít thở, cùng với sự phát triển của phổi. Cuối cùng là ở 3 tháng cuối, sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của bé, dẫn đến sinh thiếu tháng.

Nguyên nhân gây tình trạng ối cạn

Dưới đây là một số nguyên nhân, gây ra tình trạng này, mà các mẹ bầu cần chú ý:

  • Bị rỉ ối hay vỡ ối trước khi chuyển dạ: Vì một nguyên nhân nào đó, mà màng ối bị rách. Khiến cho nước ối bị chảy ào ạt ra ngoài, dẫn đến việc  ối cạn. Tình trạng này do vỡ ối hay rỉ ối, được phát hiện qua các triệu chứng như: ra nước, âm đạo tiết nhiều dịch nhầy. Lúc này, người mẹ cần đi khám ngay, để được chẩn đoán và điều trị kịp thời, đảm bảo sự an toàn cho bé.
  • Nhiễm sắc thể của thai nhi có sự bất thường: Thai nhi bị chậm phát triển. Siêu âm thai sẽ có hình ảnh bất thường hay chẩn đoán được qua chọc ối để xét nghiệm nhiễm sắc thể đó.
  • Chức năng của tử cung - bánh rau bị suy giảm: Nguyên nhân này sẽ khiến em bé bị chậm phát triển, kéo theo các tình trạng ối cạn và thiểu ối.
  • Sự gián đoạn về hệ bài tiết của trẻ: Nếu thai nhi có những bất thường về thận như: suy chức năng thận, tắc nghẽn niệu quản hay thận nhiều nang, …cũng có thể gây ra tình trạng này, nếu không phát hiện kịp thời. Nguyên nhân này có thể được phát hiện qua việc siêu âm thai và xét nghiệm máu tĩnh mạch ở rốn của bé.
  • Người mẹ mắc các bệnh như: Cao huyết áp, tiền sản giật, tiểu đường hay các bệnh lý về gan, thận thậm chí là uống ít nước, sẽ ảnh hưởng đến chức năng của rau thai và tái tạo nước ối. Vì vậy, nếu mắc bệnh trên thì sẽ có nguy cơ cao bị tình trạng này.
  • Ngoài ra, thai phụ sử dụng các loại thuốc ức chế men hay thuốc ức chế men tổng hợp, trong khi mang thai cũng có thể gây ra tình trạng ối bị cạn.

Những dấu hiệu của cạn ối tuần 39

Đến tuần 39, cũng là tuần gần cuối thai kỳ, nên các mẹ sẽ cần chú ý nhiều đến các dấu hiệu sắp sinh. Và nếu tình trạng ối cạn ở giai đoạn này xảy ra, thì bạn cũng cần phải biết để kịp thời can thiệp, thậm chí có thể sẽ phải sinh mổ luôn. 

Sau đây là những dấu hiệu ối bị cạn ở giai đoạn cuối thai kỳ:

  • Nước ối bị rỉ ra ở phần âm đạo: Có thể dễ nhận thấy nhất khi có tình trạng ra dịch loãng. Mẹ bầu có thể đánh giá theo dõi bằng cách đóng băng vệ sinh. Nếu dịch nhầy có màu vàng, trắng hay trắng đục thì không phải là tín hiệu chuyển dạ sinh con. Còn nếu dịch nhầy tiết ra màu hồng hoặc nâu, thì sẽ sinh con trong vòng 24 giờ tới. Vì vậy, người mẹ cần nhanh chóng chuẩn bị đồ đi sinh để nhập bệnh viện. 
  • Các chỉ số đo lượng nước ối giảm nhiều: Thông thường đến tuần 39 - 42, lượng ối sẽ giảm xuống còn khoảng 540 - 600ml. Đây cũng chính là thời điểm các thai phụ sẽ có những dấu hiệu chuyển dạ. Cho nên, người mẹ cần thăm khám thường xuyên giai đoạn thời kỳ cuối này. Để có thể nắm rõ chỉ số nước ối và theo dõi tình hình sức khỏe của em bé.
  • Thai nhi đạp mạnh: Mỗi lần bé đạp mạnh đều cảm thấy đau và ê ẩm hơn các cơn đau bình thường hay cử động thai giảm. Đây rất có thể là nước ối đã cạn dần, khiến màn ối bó sát vào thai nhi, thai nhi không đủ không gian để hoạt động. Mẹ bầu cần đi khám ngay tránh ảnh hưởng đến em bé nhiều.
  • Các chỉ số đo vòng bụng giảm hoặc nhỏ hơn bình thường: Quá trình đứa trẻ lớn lên từng ngày, làm cho tử cung giãn ra. Để có thể chứa đủ em bé, thì việc vòng bụng của mẹ sẽ to ra là điều bình thường khi mang thai. Theo thời gian, kích cỡ vòng bụng của người mẹ sẽ tăng dần, theo từng giai đoạn đến lúc sắp sinh. Thông thường chu vi vòng bụng thai nhi ở tuần 39 là 340,76mm. Cho nên, khi thấy bụng mình không to ra thêm, sau một thời gian, hoặc nhỏ đi thì đó là dấu hiệu của tình trạng ối bị cạn.
  • Người mẹ bài tiết nước tiểu ít: Do nội tiết tố trong cơ thể mẹ bầu có sự thay đổi, nên lượng máu đến thận nhiều hơn. Ngoài ra, kích thước thai lớn sẽ gây ra sự chèn ép lên bàng quang, cùng với sự liên tục của quá trình lọc ối và thay ối. Nên khiến cho người mẹ thường xuyên mắc vệ sinh. Chính vì thế mà khi bị ối cạn xảy ra, có thể làm giảm quá trình thay và lọc ối và người mẹ ít đi tiểu hơn.

Những dấu hiệu cạn ối thường thấy ở tuần 39 

Những dấu hiệu cạn ối thường thấy ở tuần 39 

Cạn ối có nguy hiểm không?

Cạn ối tuần 39 có nguy hiểm không là thắc mắc của nhiều mẹ bầu. Với tình trạng này, tùy từng phụ nữ mang thai, mà sẽ có những nguyên nhân khác nhau. Tuy nhiên, nguyên nhân chủ yếu là do thai có các vấn đề như già tháng, bị vôi hóa hay quá ngày. 

Do đó, khi thai nhi đủ tháng (từ 38-40 tuần), nếu để quá ngày, thì bánh nhau sẽ bị già hóa và không tiết ra nước nữa. Lúc đó nước ối sẽ cạn dần.

Mẹ bầu phải tuyệt đối lưu ý đến những dấu hiệu cạn ối dù là nhỏ nhất

Mẹ bầu phải tuyệt đối lưu ý đến những dấu hiệu cạn ối dù là nhỏ nhất

Những dấu hiệu ối bị cạn ở cuối thai kỳ, thường không rõ ràng và hay bị sản phụ bỏ qua. Vì nghĩ rằng nó chỉ là những biểu hiện bình thường hay gặp phải khi mang thai. Do đó, để an toàn, các thai phụ nên đi siêu âm để xem có bị tình trạng này hay không.

Ối cạn có thể sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng liên quan đến thai nhi. Nhất là ở giai đoạn cuối cùng của thai kỳ. Bị thiếu ối, trẻ có thể chậm phát triển, sinh thiếu tháng, sẽ gặp bất lợi trong quá trình chuyển dạ và sinh nở. Có thể làm ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình sức khỏe của thai nhi trong bụng. 

Nguy hiểm tiềm tàng của tình trạng cạn ối ở phụ nữ mang thai

Nguy hiểm tiềm tàng của tình trạng cạn ối ở phụ nữ mang thai

Cạn ối có đẻ thường được không?

Vai trò của nước ối là đảm bảo sự an toàn cho bé khi ra đời và không bị sinh thiếu tháng. Do đó, với tình trạng này mà muốn sinh thường là việc không thể thực hiện được. Nguyên nhân là vì khi chuyển dạ, mà không có nước ối, thai nhi rất dễ bị ngạt thở khi tử cung co bóp mạnh, sẽ bóp chặt lấy thai nhi. Dẫn đến tình trạng suy thai và bị tử vong. Cho nên để đảm bảo sức khỏe, cũng như sự an toàn của cả mẹ và bé, các bác sĩ sẽ thực hiện việc đẻ mổ cho mẹ bầu. 

Mẹ bầu cần làm gì để phòng tránh việc ối bị cạn ở tuần 39?

Thông thường, các dấu hiệu ối bị cạn ở giai đoạn cuối thai kỳ không rõ ràng. Vì vậy tốt nhất các sản phụ nên phòng ngừa từ sớm. Để tránh tình trạng này xảy ra, có thể chú ý cách sinh hoạt hợp lý, thực hiện chế độ dinh dưỡng và khám thai theo định kỳ:

  • Ngủ với tư thế thích hợp: Khi ngủ nên nằm nghiêng sang trái, vì ở tư thế này, máu của thai phụ sẽ lưu thông tốt hơn. Tạo cơ hội cho hệ tuần hoàn của bé được chảy tốt hơn, giúp hạn chế tình trạng này.
  • Cân bằng chế độ dinh dưỡng: Trong các bữa ăn cần chú ý bao gồm 4 thành phần cần thiết: chất đạm, tinh bột, chất béo và vitamin có trong các loại rau củ quả, các loại thịt hay cá.
  • Không dùng các loại thực phẩm mất nước: Ví dụ như râu ngô, cà phê, … sẽ làm sản phụ dễ bị mất nước và dẫn tới việc ối cạn. Ngoài ra, người mẹ không nên uống rượu bia vì ảnh hưởng đến sự phát triển hệ thần kinh của trẻ. Nó cũng khiến mẹ bị mất nước, làm giảm lượng nước ối.
  • Những triệu chứng bất thường của thai nhi và lượng nước ối, đều có thể phát hiện kịp thời bằng cách đi siêu âm. Cho nên, việc đi khám theo định kỳ hay theo lịch hẹn của bác sĩ là vô cùng quan trọng. 
  • Thường xuyên siêu âm để xác định chỉ số AFI (chỉ số xác định lượng nước ối): Với những chỉ số này, mẹ bầu có thể biết chắc chắn lượng ối của mình có đủ hay không.

Mức độ

AFI (cm)

Lưu ý

Bình thường

6 - 12cm

 

Đa ối

>20cm

Gây ra nhiều hệ quả cho trẻ như: mẹ bị vỡ ối sớm, sinh non, ngôi thai bị đảo lộn dẫn đến việc phải sinh mổ. Ngoài ra, nước ối nhiều sẽ gây ra tình trạng tử cung bị đờ, người sẽ có nguy cơ cao bị băng huyết sau sinh.

Cạn ối

<=5cm

Thường đi chung với các nguy cơ cho người mẹ và em bé, ví dụ như tăng tỉ lệ sinh mổ, tỷ lệ suy thai và thai nhi bị dị tật.

Vô ối

<3cm

Có thể dẫn đến thai nhi chết lưu hoặc sinh non.

Dư ối

12 -18cm

Đây là chỉ số bình thường có thể kiểm soát được, nên mẹ có thể yên tâm.

Người mẹ nên cân bằng chế độ dinh dưỡng hợp lý

Người mẹ nên cân bằng chế độ dinh dưỡng hợp lý

Như vậy, mẹ bầu đã có thể biết được tình trạng cạn ối là rất nguy hiểm, dù ở thời điểm nào của thai. Chính vì vậy, các sản phụ cần nên thường xuyên đi khám thai theo định kỳ. Để biết được lượng nước ối cũng như phát hiện kịp thời tình trạng xấu. Hơn thế, khi có triệu chứng nguy hiểm, sản phụ cũng nhanh chóng được các bác sĩ hỗ trợ và điều trị kịp thời hơn. Việc này sẽ giúp cho mẹ và bé đều được an toàn. Bài viết này đã cung cấp các dấu hiệu cạn ối tuần 39 để giúp thai phụ phát hiện sớm nhất.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

24,470

Bài viết hữu ích?

Đăng ký tư vấn

Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

TTUT. Bác sĩ CKII

NGUYỄN THỊ BÍCH NGỌC

Khoa Phụ Sản

TTUT. Bác sĩ CKII

NGUYỄN THỊ BÍCH NGỌC

Khoa Phụ Sản
19001806 Đặt lịch khám