Chụp CT cho trẻ em: Giải đáp chi tiết cho cha mẹ về phương pháp

Ngọc Anh

16-02-2024

goole news
16

Cung cấp hình ảnh chi tiết, có độ chính xác cao, chụp cắt lớp (CT Scan) được lựa chọn hàng đầu cho các ca cấp cứu và là cơ sở cho các chẩn đoán bệnh tật với mọi lứa tuổi. Tuy nhiên, chụp CT cho trẻ em vẫn khiến bác sĩ và phụ huynh cân nhắc cẩn thận vì một số vấn đề sau.

Tổng quan về chụp CT cho trẻ em

Chụp CT cho trẻ em là gì?

Chụp CT (chụp cắt lớp vi tính) cho trẻ em là phương pháp chẩn đoán hình ảnh kỹ thuật hình ảnh không xâm lấn. Qua vài phút, máy tính sẽ thu lại hình chụp nhiều mặt cắt của các góc khác nhau và hình đa chiều giúp nhìn bác sĩ quan sát chi tiết cấu trúc và phát hiện tổn thương của bộ phận chụp cắt lớp. Đây là một trong các phương pháp chẩn đoán được sử dụng ngày càng phổ biến cho người bệnh. 

Lợi ích của phương pháp chụp CT cho trẻ em

Chụp CT cho trẻ em hoặc những năm gần đây là giải pháp chụp cắt lớp cắt vi tính liều thấp (MSCT) là kỹ thuật chẩn đoán nhanh, cho kết quả chính xác cao, đặc biệt là với các ca chấn thương, cấp cứu. Chính vì thế, không thể phủ nhận điểm mạnh khi sử dụng phương pháp này cho trẻ em như sau:

  • Chấn thương: Khi trẻ gặp tai nạn hoặc va đập mạnh, chụp CT có thể giúp bác sĩ đánh giá, phát hiện mức độ tổn thương ở các bộ phận như đầu, ngực, bụng hoặc xương như: gãy xương, xuất huyết nội, tổn thương não.
  • Nhiễm trùng: Giúp bác sĩ xác định vị trí và độ nghiêm trọng của các ổ nhiễm trùng như: viêm phổi, viêm ruột thừa, viêm xoang,...
  • Ung thư: Giúp phát hiện các khối u ở các vị trí trong cơ thể trẻ, bao gồm: não, đầu, cổ, ngực, bụng và xương.
  • Dị tật bẩm sinh: Giúp bác sĩ chẩn đoán các dị tật bẩm sinh ở não, tim, cột sống, cơ quan tiêu hoá hoặc hệ thống tiết niệu.
  • Rủi ro chụp CT cho trẻ em là rất nhỏ. Nếu tính toán thật kỹ giữa rủi ro và lợi ích thì hiệu quả biện pháp này đem đến cho chẩn đoán và điều trị vẫn là rất lớn.
  • Đây là phương pháp phổ biến trong phát hiện sớm các tổn thương cho trẻ em, tỷ lệ này tăng khoảng 10%/ năm. 

Xem thêm: Bệnh tim bẩm sinh - Mối đe dọa đến sức khỏe và tương lai của trẻ không thể xem thường

Chụp CT não cho trẻ em có hại không?

Không chỉ chụp CT não, đối với các trường hợp chụp CT cho trẻ em khác, các chuyên gia cũng đã và đang cực kỳ cẩn trọng. Bởi khi thực hiện chụp, tia bức xạ sẽ tiếp xúc trực tiếp làm tăng khả năng nhiễm xạ gây ra các bệnh viêm nhiễm, ung thư,...

Trên thực tế, nếu so sánh giữa chụp CT cho người lớn và chụp CT cho trẻ em, liều bức xạ của trẻ em nhận được cao hơn và cơ thể chúng nhạy cảm với bức xạ hơn người lớn. Bên cạnh đó, chúng ta cũng không loại trừ trường hợp những biến chứng do  nhiễm xạ thể hiện chậm.

(Minh hoạ hình chụp CT não ở trẻ em)

(Minh hoạ hình chụp CT não ở trẻ em)

Tuy nhiên, trên thế giới, con số này vẫn đem lại những tín hiệu hết sức khả quan. Chỉ có 0,02% trẻ em nhiễm xạ sau khi chụp CT. Tuy nhiên, chụp cắt lớp vi tính vẫn không được khuyến khích sử dụng thường xuyên trong lâm sàng. 

Xem thêm: Nguyên nhân và cách điều trị bệnh não úng thủy hiệu quả

Can thiệp trong quá trình chụp CT để giảm ảnh hưởng của bức xạ lên trẻ em

Hiện nay, các bác sĩ, kỹ thuật viên và các tổ chức y tế đã phối hợp để đưa ra các chỉ định trên cơ sở bảo vệ sức khỏe cho các em, có thể kế đến dưới đây.

Chỉ thực hiện chụp CT cho trẻ em khi cần thiết

Trước khi ra chỉ định chụp cắt lớp, bác sĩ điều trị và bác sĩ chẩn đoán hình ảnh sẽ tham gia hội chẩn. Các chỉ số sẽ được nghiên cứu kỹ để giảm sự ảnh hưởng của bức xạ lên bệnh nhân trong hiện tại và tương lai. Lợi ích, nguy cơ của thủ thuật này sẽ được đặt lên bàn cân rõ ràng. 

Đồng thời, các kỹ thuật siêu âm, chụp cộng hưởng từ (MRI),... cũng sẵn sàng được chỉ định thay thế nếu chụp CT cho trẻ em không phù hợp. 

Điều chỉnh các thông số phơi nhiễm khi chụp CT cho trẻ em

Các bác sĩ chuyên môn sẽ làm việc cùng kỹ thuật viên để điều chỉnh các thông số phơi nhiễm thích hợp, giảm tối đa sự ảnh hưởng của kỹ thuật chụp CT cho trẻ em lên cơ thể bệnh nhân theo: 

  • Cân nặng của trẻ em: Sử dụng hướng dẫn dựa trên thông số kích thước/cân nặng của từng em.
  • Vùng quét: Giới hạn khu vực quét ở vùng cần thiết nhỏ nhất.
  • Quét hệ thống cơ quan: Điều chỉnh cài đặt mA và/hoặc kVp thấp hơn để chụp ảnh xương, phổi, và một số xét nghiệm chụp mạch CT và theo dõi.

Độ phân giải hình ảnh trong chụp CT cho trẻ em

Trên thực tế, hình ảnh phân rõ nét, chi tiết nhất (cần nhiều bức xạ nhất) không phải lúc nào cũng cần thiết trong chẩn đoán cho bác sĩ. Phụ thuộc vào điều kiện cụ thể mà hình ảnh có độ phân giải thấp lại hữu ích hơn.  

Bên cạnh các biện pháp can thiệp, các giải pháp dài hạn nhằm giảm phơi nhiễm bức xạ cắt lớp của trẻ em cũng được đưa ra như: áp dụng chiến lược chọn lọc cho chẩn đoán hình ảnh ở trẻ em, phát triển và sử dụng các phác đồ CT ở trẻ em,... 

Thắc mắc dành cho cha mẹ khi có con được chỉ định chụp CT 

Trước khi chụp CT cho trẻ em

Trước khi chụp, cha mẹ cần thực hiện theo hướng dẫn sau:

  • Cho bé nhịn ăn từ 4 – 6 tiếng. Lý do là để kết quả chụp đạt chất lượng tốt nhất, bé có thể sẽ được chỉ định thuốc cản quang hoặc thuốc an thần. 
  • Không mang đồ trang sức, đồ chơi, vật dụng bằng kim loại vào phòng chụp. Các đồ vật  bằng kim loại có thể gây nhiễu trong quá trình ghi hình, ảnh hưởng đến chất lượng hình ảnh. 
  • Khai báo thông tin bệnh lý của trẻ để giảm thiểu tối đa tình trạng không mong muốn có thể xảy ra, bác sĩ cần được biết về: tình trạng dị ứng, các bệnh đã và đang điều trị và đơn thuốc bé đang sử dụng.
  • Thay quần áo choàng cho bé vì bác sĩ sẽ yêu cầu cha mẹ thay áo choàng dành bệnh nhân cho bé trước khi chụp. 
  • Chuẩn bị tâm lý cho trẻ, bố mẹ trò chuyện, chuẩn bị tâm lý cho bé. Không nên lừa bé đến bệnh viện khiến bé lo lắng, gào khóc ảnh hưởng đến quá trình thực hiện thủ thuật.                                            

 (Cha mẹ cho con trẻ nhịn ăn trước khi chụp CT)

(Cha mẹ cho con trẻ nhịn ăn trước khi chụp CT)

Trong quá trình tiến hành thủ thuật, bé sẽ được tách ra với bố mẹ và ở trong phòng thực hiện một mình. Lúc này, bố mẹ chỉ cần ở bên cạnh theo dõi và trao đổi ngay với nhân viên y tế nếu phát hiện ra điều gì bất thường.

Sau khi chụp CT cho trẻ em

  • Theo dõi tại cơ sở y tế ít nhất 1 giờ để trẻ được nghỉ ngơi và phục hồi sau quá trình sử dụng thuốc và bác sĩ quan sát phản ứng của cơ thể sau khi chụp.
  • Cho trẻ bổ sung nhiều nước để đào thải thuốc cản quang còn dư lại trong cơ thể.
  • Nhiệt độ cơ thể, biểu hiện dị ứng hay sốc phản vệ như sốt, phát ban,... có thể là tác dụng phụ của thuốc cản quang.
  • Động viên và nói chuyện thường xuyên với trẻ: Mặc dù quan sát nhưng bạn vẫn cần trao đổi thường xuyên để biết bé đang cảm thấy thế nào, có triệu chứng gì bất thường không để xử lý kịp thời.      

(Sau khi chụp CT bé cần bổ sung nước để loại bỏ hết chất cản quang ra khỏi cơ thể)

(Sau khi chụp CT bé cần bổ sung nước để loại bỏ hết chất cản quang ra khỏi cơ thể)

Có nên chụp CT cho trẻ em không?

Các bác sĩ không khuyến khích chụp CT cho trẻ em và rất thận trọng khi ra chỉ định chụp cắt lớp cho đối tượng này. Cha mẹ nên ghi nhớ điều này và phải lựa chọn cơ sở chụp cắt lớp cũng như nên tìm hiểu kỹ về phương pháp này để bảo vệ con em của mình. 

(Các chuyên gia cân nhắc rất kỹ khi đưa ra chỉ định chụp CT cho trẻ em)(Các chuyên gia cân nhắc rất kỹ khi đưa ra chỉ định chụp CT cho trẻ em)

Để bảo vệ lợi ích con trẻ, phụ huynh nên phối hợp chặt chẽ với các bác sĩ để thực hiện chụp cắt lớp liều thấp, thực hiện các thủ thuật khác: chụp MRI, chụp X quang,... và tránh chụp CT cho trẻ em nhiều nhất nếu có thể. 

Tại sao bé cần được tiêm thuốc cản quang khi chụp CT cho trẻ em?

Để thực hiện chụp CT, thông thường bác sĩ sẽ chỉ định tiêm thuốc cản quang cho trẻ. Thuốc cản quang về cơ bản có tác dụng như “thuốc nhuộm” được tiêm vào tĩnh mạch giúp hiện rõ những bất thường và cấu trúc của bộ phận cần chụp trên hình dựng đầu ra. 

(Trẻ em có thể phải tiêm thuốc cản quang, thuốc an thần trước khi chụp CT)

            (Trẻ em có thể phải tiêm thuốc cản quang, thuốc an thần trước khi chụp CT)

Tuy nhiên, trong một số trường hợp hiếm gặp, thuốc cản quang có thể khiến trẻ sinh ra phản ứng dị ứng hoặc sốc phản vệ. 

Tại sao bé phải tiêm thuốc an thần hoặc gây mê nhẹ khi chụp CT?

Trong quá trình chụp CT, yêu cầu bé phải bình tĩnh và giữ nguyên tư thế. Bởi bất cứ chuyển động nhỏ nào cũng có thể làm mờ hình ảnh chụp cắt lớp. Do đó, với một số bé còn nhỏ hay quấy khóc, lo sợ thì sẽ được chỉ định tiêm thuốc an thần liều nhẹ.

Bác sĩ gây mê sẽ đánh giá trạng thái cảm xúc, tình trạng bệnh lý và trao đổi kỹ càng với cha mẹ trước khi tiêm. Thuốc có thể sẽ khiến bé buồn ngủ và nằm yên trong suốt quá trình chụp (khoảng 30 - 60 phút, tính cả thời gian chuẩn bị).

Sau quá trình chụp CT, bé sẽ tỉnh và hoạt động lại bình thường. 

(Bệnh nhân chụp CT dưới máy chụp CT Scanner 128 dãy tại Bệnh viện Phương Đông)

              (Bệnh nhân chụp CT dưới máy chụp CT Scanner 128 dãy tại Bệnh viện Phương Đông)

Có thể nói, chụp cắt lớp vi tính cho trẻ em là kỹ thuật khó, đòi hỏi hệ thống máy móc công nghệ cao và những bác sĩ có tâm, giàu kinh nghiệm trong nghệ. Bệnh viện Đa khoa Phương Đông trang bị máy chụp cắt lớp vi tính liều thấp, đội ngũ bác sĩ khoa Chẩn đoán hình ảnh nhiều kinh nghiệm thực chiến, chi phí rõ ràng, quy trình nghiêm ngặt là địa chỉ an toàn được nhiều bệnh nhân lựa chọn chụp CT Scan. 

Để biết thêm thông tin chi tiết về chụp CT cho trẻ em và đặt lịch thăm khám vui lòng liên hệ Hotline:19001806 để được hỗ trợ. 

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

501

Bài viết hữu ích?

Đặt lịch khám bệnh

Lưu ý: Tổng đài sẽ liên hệ xác nhận thời gian khám chính xác tới quý khách sau khi quý khách đặt hẹn

19001806 Đặt lịch khám