Chụp X-quang - Một số điều quan trọng cần phải biết

Thao Tran

24-02-2024

goole news
16

Chụp X-quang là một phương pháp chẩn đoán hình ảnh quen thuộc mà chắc hẳn ai cũng đã từng nghe qua. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu đủ và hiểu đúng về phương pháp này. Chính vì vậy, trong bài viết này Bệnh viện Đa khoa Phương Đông sẽ gửi đến bạn đọc một số thông tin liên quan đến chụp X-quang.

X-quang là gì? Chụp X-quang là gì?

X-quang (hay tia X) là một loại bức xạ điện từ mang lượng cao với bước sóng với bước sóng khoảng 0,01 - 10 nm. Tia X được phát hiện lần đầu vào năm 1895 bởi nhà vật lý người Đức - Wilhelm Conrad Rontgen khi cho chùm tia catôt đập vào miếng kim loại có nguyên tử lượng lớn.

tia xBước sóng của một số bức xạ

Chụp X-quang là một trong những kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh có sử dụng tia X, được ứng dụng phổ biến trong nhiều thập kỷ qua. Kỹ thuật này tạo ra hình ảnh rõ nét về hệ cơ xương cùng một số mô trong cơ thể, giúp bác sĩ chẩn đoán, điều trị và theo dõi nhiều loại bệnh lý như hô hấp, tim mạch, xương khớp… 

Xem thêm: 

Nguyên lý và cấu tạo máy chụp X-quang

Nguyên lý hoạt động của máy chụp X-quang

Máy chụp X-quang phát ra các chùm tia X xuyên qua bộ phận cơ thể. Những tia X nào gặp được phim sẽ tạo ra hình ảnh, tia X càng nhiều thì hình ghi được càng đen. Cụ thể như, những bộ phận cơ thể đầy khí hoặc rỗng sẽ cho hình đen, còn các bộ phận đặc của cơ thể sẽ cho hình trắng vì cản nhiều tia X. Các mô mềm sẽ cho hình ảnh ở mức độ xám khác nhau tùy vào đậm độ của từng bộ phận. 

Cấu tạo máy chụp X-quang

Máy chụp X-quang bao gồm 4 bộ phận chính sau:

1. Bóng X-quang được xem như một dạng đặc biệt của điốt chỉnh lưu chân không, bao gồm: 

  • Nguồn bức xạ điện tử - catot C (-).
  • Nguồn bức xạ tia X - anot A (+).
  • Vỏ thủy tinh đã được hút chân không, bao quanh catot và anot.
  • Vỏ bóng thường làm từ hợp kim của nhôm nhằm ngăn ngừa tia X bức xạ ra môi trường xung quanh theo những hướng không mong muốn, ngoài ra còn có tác dụng tản nhiệt.

bóng x-quang

Bóng X-quang

2. Bảng điều khiển cho phép thao tác dòng điện, điện áp trong ống tia X.

bảng điều kiến máy chụp X-quangBảng điều kiến máy chụp X-quang

3. Bộ phận biến thế bao gồm:

  • Biến thế tự động nhằm bảo đảm nguồn điện vào máy chụp X-quang đúng với yêu cầu kỹ thuật của máy.
  • Biến thế tăng thế cung cấp dòng điện thật lớn cho dương cực đầu đến máy chụp X-quang.
  • Biến thế hạ thế dùng để đốt nóng dây tim trong bóng đèn X-quang (điện áp khoảng 6 - 20 V).

4. Bộ phận giữ phim bao gồm giá giữ phim và một giường có khe giữ phim.

cấu tạo máy chụp XquangBộ giữ phim của máy chụp X-quang

Ưu điểm và hạn chế của chụp X-quang

Ưu điểm của chụp X-quang

  • Không đau, không xâm lấn.
  • Kỹ thuật chụp X-quang tương đối đơn giản, dễ thực hiện.
  • Sử dụng bức xạ liều thấp hơn so với chụp cắt lớp vi tính (CT).
  • Quy trình chụp X-quang nhanh chóng, nhận kết quả nhanh và lưu trữ dễ dàng.
  • Chi phí thấp hơn so với các phương pháp chẩn đoán hình ảnh khác như CT, MRI… 

Hạn chế của chụp X-quang

  • So với hình ảnh chụp MRI và CT thì hình ảnh X-quang khô chi tiết, rõ nét bằng.
  • Không cung cấp hình ảnh 3D.
  • Chụp X-quang không hiển thị tốt tất cả cơ quan và một, một số trường hợp cần sử dụng chất cản quang như buồng tử cung - vòi trứng, đường tiêu hóa…

Xem thêm:

Có thể chụp X-quang các bộ phận nào?

Chụp X-quang được sử dụng để kiểm tra nhiều bộ phận trên cơ thể, cụ thể như:

  • Xương, răng, gãy xương, các bất thường khác của xương.
  • Khe khớp, các bất thường của ổ khớp (như thoái hóa khớp).
  • Kích thước, hình dáng của tim nên có thể phát hiện một số bệnh lý về tim.
  • Thay đổi đậm độ của mô mềm, từ đó giúp phát hiện các khối, tình trạng tụ dịch…

Khi nào cần chụp x quang?

Bác sĩ có thể chỉ định người bệnh chụp X-quang trong một số trường hợp sau:

  • Kiểm tra kỹ bộ phận cơ thể người bệnh cảm thấy khó chịu hoặc đau. 
  • Theo dõi sự tiến triển của một số bệnh lý sau thời gian điều trị như viêm khớp, viêm phổi, loãng xương… Cũng như đánh giá phương pháp điều trị có giúp cải thiện tình trạng bệnh không.
  • Người bệnh đang (hoặc bị nghi ngờ mắc) các bệnh lý như: khối u ở phổi, khối u ở vú, tắc nghẽn mạch máu, bệnh lý tim mạch, vấn đề tiêu hóa, bệnh về đường hô hấp, bệnh xương khớp, bệnh về răng, nuốt hoặc hóc dị vật…

Xem thêm:

Quy trình chụp X-quang

Để quá trình chụp X-quang diễn ra thuận lợi và đạt được kết quả tối ưu, bạn cần phải chuẩn bị kỹ cả trước, trong và sau khi chụp.

Trước khi chụp

Bạn sẽ nhận và thay áo rộng của bệnh viện, đồng thời bỏ trang sức và các vật dụng bằng kim loại khỏi cơ thể. Nếu trong người có mang các thiết bị y tế bằng kim loại như van tim nhân tạo, máy tạo nhịp tim, ốc tai điện tử, khớp nhân tạo… thì bạn hãy nói ngay với bác sĩ để tìm hướng xử lý. Vì những thiết bị này có thể chặn tia X hoặc hình ảnh chụp X-quang thu được không được chính xác.

Trong những trường hợp cần dùng thuốc cản quang, tùy vào lý do chụp X-quang mà thuốc cản quang sẽ được đưa vào cơ thể bằng đường uống, đường tiêm, hoặc đường xố. Ngoài ra, nếu chụp X-quang kiểm tra đường tiêu hóa, bạn cần phải nhịn ăn một khoảng thời gian nhất định theo yêu cầu của bác sĩ.

Trong khi chụp

Sau khi chuẩn bị đầy đủ, kỹ thuật viên sẽ đưa bạn vào phòng chụp X-quang, cho bạn biết cách định vị cơ thể để thu được hình ảnh rõ ràng.

quy trình chụp x-quangQuy trình chụp x-quang

Sau khi chụp

Khi hình ảnh X-quang được thu thập, bạn có thể thay quần áo và ngồi nghỉ ngơi hoặc sinh hoạt bình thường theo lời khuyên của bác sĩ trong lúc chờ đợi kết quả. Sau khi nhận được kết quả, bác sĩ có thể chỉ định bạn thực hiện thêm một số xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh bổ sung nếu cần thiết.

Hình ảnh chụp X-quang cho thấy điều gì?

Dưới đây là hình ảnh chụp X-quang của một số bộ phận trên cơ thể:

Hình ảnh chụp X-quang răng, cột sống, lồng ngực, các chi...

Các câu hỏi thường gặp

Chụp x quang có ảnh hưởng tới sức khoẻ không?

Một số người lo lắng rằng việc chụp X-quang có sử dụng tia X không an toàn. Thực tế, có rất ít nguy cơ sau 1 lần chụp X-quang nhưng việc thực hiện đi thực hiện lại nhiều lần sẽ có nguy cơ gây tổn thương một số tế bào trong cơ thể do tia X gây ra và có thể dẫn đến ung thư sau này. Liều bức xạ tia tia X luôn được đảm bảo ở mức tối thiểu để có hình ảnh cơ quan cần kiểm tra và đảm bảo an toàn.

Chụp x quang bao lâu có kết quả?

Thông thường, phim kết quả chụp X-quang sẽ có ngay sau khi chụp và sẽ được bác sĩ chẩn đoán hình ảnh đánh giá đầu tiên. Sau đó, sẽ được gửi đến bác sĩ yêu cầu tiến hành chụp Xquang - Người sẽ đưa ra kết luận cuối cùng về tình trạng của bạn.

chụp x-quang bao lâu có kết quảBác sĩ đọc kết quả flim chụp X-quang cho khách hàng

Chụp x quang có ảnh hưởng tới thai nhi không?

Từ 2 - 8 tuần sau khi thu thai, việc tiếp xúc với bức xạ liều cao có thể gây dị tật bẩm sinh. Từ tuần 8 - 16 của thai kỳ sẽ làm tăng nguy cơ em bé sinh ra bị khuyết tật về thể chất, trí não. Tuy nhiên, liều thông thường của 1 lần phơi nhiễm bức xạ có liên quan đến chụp X-quang tương đối thấp so với liều cao gây ra các biến chứng nêu trên. Vì thế, đối với các trường hợp phụ đang mang thai cần phải thông báo cho bác sĩ để có phương án phù hợp.

Chụp x quang ở đâu Hà Nội?

Việc tiến hành chụp X-quang rất quan trọng nên lựa chọn cơ sở y tế uy tín. Bạn nên tham khảo và lựa chọn những cơ sở có hệ thống trang thiết bị, máy móc hiện đại, cùng đội ngũ bác sĩ, kỹ thuật viên giàu kinh nghiệm.

Khoa Chẩn đoán hình ảnh, Bệnh viện Đa khoa Phương Đông là một trong những địa chụp X-quang được nhiều khách hàng tại Hà Nội và các tỉnh thành lân cận tin tưởng lựa chọn. Hệ thống máy chụp X-quang hiện đại, được nhập khẩu từ các nước tiên tiến cho kết quả chính xác cao. Các kỹ thuật viên có chuyên môn giỏi và kinh nghiệm phong phú. Thủ tục tại bệnh viện nhanh chóng, giúp bệnh nhân tối ưu thời gian, không phải chờ đợi lâu.

Qua những chia nêu trên, Bệnh viện Đa khoa Phương Đông hy vọng rằng đã cung cấp cho bạn đọc những thông tin hữu ích về chụp X-quang. Nếu bạn đọc còn có thắc mắc khác hoặc có nhu cầu sử dụng dịch vụ chụp X-quang với chi phí ưu đãi nhất hãy liên hệ với chúng tôi để được chuyên viên hỗ trợ chi tiết.

1,870

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

19001806 Đặt lịch khám