Co bóp tử cung sau chuyển phôi: Triệu chứng, nguyên nhân và chế độ chăm sóc

Phương Loan

23-03-2024

goole news
16

Co bóp tử cung sau chuyển phôi là quá trình sinh lý tự nhiên, phải có các chuyển động cơ thì phôi mới thuận lợi làm tổ trong tử cung. Song, nếu cơn co thắt không đều hoặc không đúng hướng có thể cản trở việc cấy ghép bằng phương pháp IVF.

Co bóp tử cung sau chuyển phôi là gì?

Co bóp tử cung sau chuyển phôi là tình trạng phổ biến ở phụ nữ thực hiện IVF, do thai nhi được chuyển vào và phát triển nhanh chóng trong tử cung. Hiện tượng này kéo dài xuyên suốt thai kỳ:

  • Giai đoạn đầu: Bác sĩ chuyên gia đánh giá cơn co bóp không gây nguy hiểm, không gây đau hay kéo dài.
  • Giai đoạn giữa: Không gây đau cho bà bầu, không đáng lo ngại, mỗi cơn kéo dài từ 10 - 60 giây.
  • Giai đoạn cuối: Co bóp tử cung có thể là dấu hiệu của chuyển dạ.

Co bóp tử cung sau chuyển phôi là gì?

Co bóp tử cung sau chuyển phôi là gì?

Nhìn chung, sau chuyển phôi bị co bóp tử cung là biểu hiện bình thường khi khách hàng nữ thực hiện thụ tinh nhân tạo. Tuy nhiên, các mẹ không nên chủ quan trước những cơn đau dữ dội, ra máu, cần lập tức thăm khám bác sĩ để được điều trị kịp thời.

Triệu chứng co bóp tử cung sau chuyển phôi

Sau chuyển phôi bị co bóp tử cung có thể xuất hiện kèm triệu chứng sau:

  • Co bóp nhẹ: Cảm giác co bóp, đau nhức vùng bụng dưới hoặc quanh tử cung.
  • Sưng và đau vùng bụng dưới: Vùng bụng dưới hơi sưng, gây cảm giác đau nhức.
  • Cảm giác nhẹ vùng bên hông hoặc mông: Cảm thấy nhẹ nhàng vùng bên hông hoặc mông.
  • Đầy bụng: Cảm giác căng bụng hoặc xuất hiện khí đầy bụng.
  • Thay đổi vùng bụng dưới: Cảm nhận được sự thay đổi nhỏ ở vùng bụng dưới.

Sau chuyển phôi, tử cung co bóp kèm theo các biểu hiện nêu trên tương đối phổ biến và tự nhiên, có thể thuyên giảm sau một thời gian ngắn. Vậy nên, các mẹ không nên quá lo lắng khiến tinh thần căng thẳng, ảnh hưởng đến sức khỏe thai kì.

Nguyên nhân co bóp tử cung sau chuyển phôi

Cơn co thắt tử cung sau chuyển phôi xảy ra khi thụ thai thành công, đặc biệt những ngày đầu làm IVF. Ngoài ra còn do một số nguyên nhân khác như:

  • Tử cung phải giãn nở, căng ra để trở thành nơi chứa thai nhi.
  • Cơ thể chưa thích nghi kịp với sự xuất hiện của phôi thai đang phát triển nhanh chóng trong tử cung.

Vì sao sau chuyển phôi, tử cung bị co bóp?

Vì sao sau chuyển phôi, tử cung bị co bóp?

Theo trình tự thông thường, phôi được đặt trong ống dẫn tên catheter, đưa qua kênh cổ tử cung đến đáy cổ tử cung. Khi lấy ống dẫn ra ngoài, tử cung sẽ kích hoạt chức năng co bóp để giữ phôi không trôi khỏi cơ thể người mẹ.

Tình trạng nguy hiểm sau chuyển phôi bị co bóp tử cung

Hiện tượng co bóp thường xuất hiện khi phôi được chuyển vào tử cung qua đường âm đạo, là tình trạng phổ biến với thai phụ IVF. Dẫu vậy, các cặp đôi vẫn cần nắm được dấu hiệu nguy hiểm để thăm khám bác sĩ kịp thời:

  • Cơn đau nghiêm trọng, đau mạnh, không giảm dù áp dụng chế độ nghỉ ngơi cũng như thuốc kê đơn bác sĩ.
  • Sưng tấy, đỏ nghiêm trọng khu vực bụng dưới, tử cung.
  • Xuất hiện dịch tiết âm đạo bất thường, kèm theo các cơn đau mạnh.
  • Các cơn co thắt tử cung diễn ra nhanh chóng, đau mạnh hơn mức bình thường.
  • Chói mắt, chóng mặt, khó thở, buồn nôn.

Khi có bất kỳ biểu hiện trở nặng nào nêu trên, khách hàng cần lập tức đến cơ sở thực hiện IVF để có phương án xử lý kịp thời. Tuyệt đối không trì hoãn, tự ý sử dụng thuốc kê đơn hoặc không kê đơn tại nhà.

Sau chuyển phôi bị co bóp tử cung báo hiệu điều gì?

Thông thường, các cơn co bóp sau chuyển phôi không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe mẹ và em bé. Thậm chí, đây còn là tín hiệu đáng mừng, báo rằng phôi đã làm tổ thành công trong tử cung.

Tử cung co bóp sau chuyển phôi có thể là báo hiệu phôi làm tổ thành công

Tử cung co bóp sau chuyển phôi có thể là báo hiệu phôi làm tổ thành công

Song, các cơn co bóp cũng báo hiệu:

  • Sảy thai trong những tháng đầu tiên hoặc đẻ non do ảnh hưởng bởi viêm dạ dày, tiêu chảy. Tử cung sẽ co bóp nhiều hơn bình thường, kéo dài 2 - 3 phút hoặc 5 - 6 phút, các mẹ cần chú ý điểm này.
  • Cơn co thắt kéo dài trên 40 giây, lan sang vùng bụng dưới hoặc lưng cho thấy tử cung có xu hướng mở, cảnh báo nguy cơ sảy thai trong ba tháng đầu. Thai phụ IVF cần an thai, nằm nghỉ tại chỗ, bổ sung vitamin E và lập tức thăm khám bác sĩ.
  • Co bóp tử cung nhanh và mạnh, đau bụng từng cơn, bên dưới bục nước là dấu hiệu của sảy thai, cần lập tức thăm khám bác sĩ.
  • Tử cung co thắt không theo quy luật, lúc mạnh lúc yếu, lúc ít lúc nhiều kèm theo đầu vú móp lại, bụng nhỏ, thai không chuyển động, báo hiệu thai chết lưu.
  • Các cơn co thắt nhiều theo quy luật, 4 - 5 phút/lần, kèm theo mỏi lưng và đỏ tấy là tín hiệu chuyển dạ.

Nhìn chung, khi có bất kỳ dấu hiệu nghi ngờ, bất thường sau chuyển phôi, khách hàng nên liên hệ với bác sĩ hoặc trực tiếp di chuyển đến Trung tâm IVF để được kiểm tra, khắc phục kịp thời, đảm bảo sức khỏe của mẹ và tính mạng trẻ nhỏ.

Chế độ chăm sóc khi tử cung co bóp

Chuyển phôi là bước quan trọng trong quá trình thụ tinh ống nghiệm, thiết lập một chế độ chăm sóc khoa học không chỉ giúp giảm các cơn co bóp mà còn tạo điều kiện thụ thai thành công. Dưới đây là những gợi ý sau khi thực hiện IVF từ chuyên gia:

Hướng dẫn chăm sóc thai phụ sau khi chuyển phôi

(Hướng dẫn chăm sóc thai phụ sau khi chuyển phôi)

  • Nghỉ ngơi hợp lí, ưu tiên những hoạt động nhẹ nhàng, giúp tinh thần thư giãn, tránh căng thẳng.
  • Bổ sung ít nhất 2 lít nước mỗi ngày, duy trì năng lượng cho cơ thể, hạn chế nguy cơ táo bón.
  • Chế độ dinh dưỡng khoa học, tập trung bổ sung thực phẩm giàu dinh dưỡng như rau xanh, trái cây, thịt gà, chất béo tốt từ dầu oliu, hạt. Hạn chế tuyệt đối thức ăn nhanh, chế biến sẵn nhiều muối và chất béo xấu.
  • Hạn chế tiếp xúc với chất kích thích như thuốc lá, bia, rượu,...
  • Tuân thủ liều thuốc được chỉ định sử dụng, không tự ý tăng giảm liều lượng hay ngừng thuốc.
  • Đều đặn thăm khám theo lịch hẹn, thực hiện kiểm tra và xét nghiệm theo hướng dẫn chuyên môn.

Một số câu hỏi thường gặp

Bên cạnh những triệu chứng, nguyên nhân, cách điều trị và chế độ chăm sóc thai phụ sau chuyển phôi, Bệnh viện Đa khoa Phương Đông sẽ giải đáp thêm một số câu hỏi liên quan đến co bóp tử cung như có nguy hiểm không, sức khỏe thai nhi, thời điểm xảy ra,...

Sau chuyển phôi tử cung bị co bóp có nguy hiểm không?

Thông thường, tình trạng co bóp sau khi phôi được chuyển vào tử cung không quá đặc biệt nguy hiểm, có thể tự thuyên giảm sau một thời gian ngắn. Dù là hiện tượng tự nhiên nhưng khiến không ít thai phụ cảm thấy lo lắng, bất an về khả năng đậu thai, sảy hoặc chết lưu.

Trường hợp co bóp xảy ra kèm theo các cơn đau mạnh, sưng tấy, chóng mặt, khó thở, buồn nôn,... cần đặc biệt chú ý. Nếu diễn ra trong một thời gian dài, gây nghi ngờ và lo ngại cần sớm liên hệ hoặc thăm khám bác sĩ chuyên khoa.

Co thắt tử cung xảy ra khi nào?

Thông thường, các cơn co thắt tử cung diễn ra từ tuần thứ 28 đến tuần thứ 30, sớm hơn có thể bắt đầu từ tuần thứ 20. Riêng với IVF, co bóp tử cung xuất hiện ngay sau khi chuyển phôi, kéo dài từ vài giờ đến vài ngày.

Thai nhi có bị ảnh hưởng khi co bóp tử cung không?

Phần lớn các cơn co bóp tử cung kông gây ảnh hưởng xấu đến thai nhi, giúp thai nhi đứng thẳng theo chiều dọc và chúc đầu xuống phía dưới. Sau chuyển phôi, tình trạng co thắt có thể là dấu hiệu đậu thai, tức phôi đã làm tổ thành công trong tử cung.

Song, những cơn co thắt đi kèm tiêu chảy, đau nhức bụng dưới, cường độ mạnh và tần suất dày, thai phụ IVF cần lưu tâm vì có thể gây sảy thai, thai chết lưu. Vậy nên, bạn cần căn cứ tình trạng sức khỏe, mức độ cơn co bóp để có hướng thăm khám và điều trị kịp thời.

Thực hiện IVF tại Bệnh viện Đa khoa Phương Đông

Trung tâm Hiếm muộn và Nam học công nghệ cao Phương Đông quy tụ đội ngũ chuyên gia gồm giáo sư, bác sĩ, chuyên gia đầu ngành vô sinh hiếm muộn. Từ khi thành lập, trung tâm đã được trang bị máy móc và thiết bị hiện đại trên thế giới, nhằm đem lại kết quả điều trị tốt với mức chi phí hợp lí.

  • Phòng LAB đạt tiêu chuẩn phòng sạch ISO 6.
  • Hệ thống máy móc được nhập khẩu từ Mỹ, Đức, Nhật, Đan Mạch,...
  • Máy đo độ mùi.
  • Máy kiểm soát nhiệt độ, độ ẩm.

Mang trên mình sứ mệnh đem “tiếng cười trẻ thơ” đến các cặp vợ chồng hiếm muộn, IVF Phương Đông không ngừng cải thiện, nâng cấp dịch vụ để chắp nối hạnh phúc gia đình viên mãn. Cùng với đó là chính sách “Trả góp 0% lãi suất khi thăm khám, điều trị vô sinh, hiếm muộn”, tăng cơ hội tiếp cận và chào đón con yêu đến với gia đình.

Hình ảnh em bé Phương Đông tại Trung tâm IVF

(Hình ảnh em bé Phương Đông tại Trung tâm IVF)

Nếu gia đình đang quan tâm đến dịch vụ IVF tại Bệnh viện Đa khoa Phương Đông, vui lòng liên hệ 1900 1806 hoặc Đặt lịch khám với đội ngũ bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám sức khỏe, nhận tư vấn.

Tựu chung lại, co bóp tử cung sau chuyển phôi là hiện tượng phổ biến ở phụ nữ thực hiện IVF, nhằm giữ phôi không trôi ra ngoài. Đây cũng có thể là dấu hiệu của sảy thai, thai chết lưu nên các mẹ bầu cần chú ý quan sát các cơn co thắt, lập tức thăm khám để có phương án điều trị kịp thời.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

619

Bài viết hữu ích?

Đăng ký tư vấn

Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

19001806 Đặt lịch khám