Đặt stent đường mật: Đối tượng chỉ định và quy trình thực hiện

Phương Loan

29-08-2024

goole news
16

Đặt stent đường mật là phương pháp xâm lấn tối thiểu trong điều trị chít hẹp ống mật, dùng ống nhỏ, mảnh bằng nhựa hoặc kim loại. Bác sĩ sẽ đưa những dụng cụ chuyên dụng này qua da hoặc ống nội soi để hỗ trợ lưu thông đường mật bị tắc nghẽn một phần hoặc toàn bộ.

Đặt stent đường mật là gì?

Đặt stent đường mật hay đặt stent ống mật là phương pháp đưa ống rỗng, mỏng vào trong ống mật, giữ ống thông mở khi bị tắc hoàn toàn hoặc tắc một phần. Các chất lỏng như mật có thể lưu thông dễ dàng, di chuyển vào ruột để tiêu hóa.

Đặt stent đường mật là phương pháp thông mở ống mật bị tắc một phần hoặc tắc hoàn toàn

Đặt stent đường mật là phương pháp thông mở ống mật bị tắc một phần hoặc tắc hoàn toàn

Nếu dịch mật không thể di chuyển từ gan tới ruột do tắc nghẽn một hoặc nhiều ống mật, mật sẽ ứ đọng tại gan gây vàng da, đại tiện phân bạch, nước tiểu sẫm màu. Lâu dần, tình trạng này làm giảm chức năng gan, ảnh hưởng đến sức khỏe.

Chỉ định stent đường mật với ai?

Nhóm đối tượng gặp vấn đề bất thường ở đường mật sau sẽ được chỉ định đặt stent:

  • Tắc nghẽn đường mật một phần hoặc toàn bộ, tạm thời hoặc vĩnh viễn.
  • Bệnh nhân có những khối u đầu tụy, có thể kết hợp phẫu thuật và hóa trị.
  • Khối u phát sinh trong đường mật như u ống mật chủ, ung thư đường mật rốn gan, ung thư đường mật trong gan,...
  • Hẹp lành tính của đường mật, thiếu máu cục bộ.
  • Chấn thương, tổn thường đường mật do phẫu thuật, tai nạn.
  • Viêm tự miễn liên quan khiếm khuyết hệ thống miễn dịch.
  • Tai biến, biến chứng phẫu thuật, chủ yếu mổ cắt túi mật và ghép gan.
  • Tắc mật do sỏi, viêm tuyến tụy.

Những đối tượng cần được đặt stent ống mật

Những đối tượng cần được đặt stent ống mật

Quy trình đặt stent đường mật

Đặt stent đường mật là thủ thuật làm giảm tắc nghẽn ống mật, giúp quá trình lưu thông mật dễ dàng hơn. Tuy nhiên đây là kỹ thuật khó, đòi hỏi bác sĩ thực hiện phải có tay nghề và kinh nghiệm cao.

Người bệnh nên chọn cơ sở y tế uy tín, đầy đủ nguồn lực vận hành quá trình đặt stent đường mật. Bạn có thể tham khảo quy trình cơ bản trong bảng sau:

Bước

Quy trình

Chuẩn bị

Bệnh nhân lưu ý tuân thủ hướng dẫn của đơn vị y tế thực hiện:

  • Trước khi đặt stent đường mật cần nhịn ăn tối thiểu 6 giờ.
  • Khai báo đầy đủ thông tin các loại thuốc đang sử dụng.
  • Dùng kháng sinh trước và sau thủ thuật vài ngày.

Thực hiện

Tiến hành kỹ thuật theo các bước sau:

  • Bước 1: Dưới hướng dẫn của siêu âm, bắt đầu chọc đường mật qua da dưới.
  • Bước 2: Đặt stent vào can thiệp, loại 5F được dùng phổ biến.
  • Bước 3: Đưa dây dẫn qua lỗ hẹp xuống tá tràng nhờ hướng dẫn của màn tăng sáng hoặc máy chụp mạch DSA. Là thao tác quan trọng, quyết định tỷ lệ thành công của ca phẫu thuật.
  • Bước 4: Bác sĩ thay dây dẫn cứng Amplatz vào đường can thiệp phù hợp với yêu cầu của stent. Chiều dài của stent phải lớn hơn vị trí hẹp ống mật, kích thước vừa vặn với vị trí tổn thương.
  • Bước 5: Đặt ống dẫn lưu mật ra ngoài nhằm theo dõi, đảm bảo tính an toàn.
  • Bước 6: Nếu không có biến chứng chảy máu, lưu thông mật xuống tá tràng tốt có thể rút đường dẫn lưu sau 24 giờ.

Chăm sóc hậu phẫu

Sau thủ thuật đặt stent đường mật, người bệnh cần chú ý theo dõi tình hình sức khỏe, kịp thời phát hiện biến chứng. Nằm nghiêng tối thiểu 6 tiếng, giảm nguy cơ chảy máu tại vị trí chụp đường mật xuyên qua da.

Tái khám định kỳ để kiểm tra stent có hoạt động tốt hay không, kịp thời phát hiện vấn đề bất thường. Hoặc đến trước thời gian hẹn khi đại tiện phân đổi màu, màu nước tiểu bất thường, ngứa da, vàng da,...

Trên đây là các bước đặt stent đường mật quy chuẩn, từ chuẩn bị đến quá trình chăm sóc hậu phẫu. Người bệnh tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ, phòng tránh nguy cơ tái phát và diễn tiến biến chứng.

Ưu điểm và hạn chế khi đặt stent đường mật

Đặt stent đường mật là phương pháp giải quyết tình trạng tắc nghẽn ống mật, giúp quá trình lưu thông mật thuận lợi hơn. Đây cũng là kỹ thuật xâm lấn tối thiểu, có hiệu quả điều trị cao, an toàn và ít gây tổn thương cho người bệnh.

Ưu nhược điểm trong và sau khi đặt stent

Ưu nhược điểm trong và sau khi đặt stent

Theo khảo sát, rất ít trường hợp gặp tai biến hoặc biến chứng, tỷ lệ thấp trên tổng ca thực hiện. Bệnh nhân không cần lưu viện lâu, có thể đi lại, ăn uống ngay sau khi tan thuốc mê, nhanh phục hồi và xuất viện.

Tuy nhiên, đặt stent cho người tắc ống mật vẫn tiềm ẩn một vài rủi ro nhất định như sốt, đau bụng dưới do nhiễm trùng, nghẽn. Viêm tụy cấp, xuất huyết tiêu hóa cũng có thể xảy ra, tuy nhiên rất hiếm.

Các phương pháp đặt stent đường mật

Hiện nay có 2 phương pháp đặt stent đường mật, nội soi mật tụy ngược dòng và chụp đường mật xuyên gan qua da. Mỗi kỹ thuật đều có ưu điểm và hạn chế riêng, được chỉ định phù hợp với nhu cầu và tình trạng tắc nghẽn của bệnh nhân.

Nội soi mật tụy ngược dòng

Nội soi mật tụy ngược dòng hay ERCP được sử dụng sử dụng trong chẩn đoán và điều trị bệnh lý gan, tụy, túi mật và ống mật. Đây là kỹ thuật tiến tiến, sở hữu nhiều ưu điểm so với các phương pháp khác trong lĩnh vực Tiêu hóa - Gan mật tụy.

Nếu hình ảnh X-quang cho thấy tình trạng hẹp ống mật chủ, bác sĩ sẽ tiến hành đưa dụng cụ chuyên dụng qua ống nội soi, cắt cơ vòng để tiếp cận đường mật. Một số trường hợp đường mật bị hẹp, trước khi đặt stent cần nong vị trí đường mật bằng ống mỏng và đàn hồi, nong bằng bóng.

Chụp đường mật xuyên gan qua da

Chụp đường mật xuyên gan qua da được chỉ định với người ERCP không thành công, cũng là kỹ thuật chẩn đoán và điều trị tắc nghẽn lưu thông dòng mật từ gan xuống tá tràng. Phương pháp này có những ưu điểm như giảm đau, ít nguy cơ nhiễm trùng, tỷ lệ biến chứng thấp, thời gian điều trị nhanh.

Phương pháp chẩn đoán chụp đường mật xuyên gan qua da

Phương pháp chẩn đoán chụp đường mật xuyên gan qua da

Đầu tiên, xác định vị trí chít hẹp ở đường mật bằng cách dùng kim nhỏ chọc qua da, đi vào đường mật trong gan hoặc túi mật để bơm chất cản quang và chụp X-quang. Tiếp đến luồn dây hướng dẫn mỏng vào kim, di chuyển đến vị trí tắc nghẽn và đặt stent.

Đặt stent đường mật giá bao nhiêu?

Đặt stent đường mật không có mức giá cố định, tùy thuộc tình trạng bệnh, cơ sở y tế điều trị, phí chọn bác sĩ thực hiện và dịch vụ đi kèm. Ngoài ra, bệnh nhân còn cần chi trả phí khám niêm yết của bệnh viện hoặc chi phí phát sinh khác.

Thực hiện stent đường mật ở đâu?

Đặt stent đường mật tại Bệnh viện Đa khoa Phương Đông, chuyên khoa Phẫu thuật Tiết niệu quy tụ đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm, tay nghề cao. Chúng tôi tập trung ứng dụng các phương pháp điều trị không xâm lấn, xâm lấn tối thiểu như can thiệp nội soi, hạn chế tối đa biến chứng.

Mọi phòng phẫu thuật đều được trang bị đầy đủ máy móc, dụng cụ tiêu chuẩn cho mổ phanh và mổ nội soi. Gồm có:

  • Dàn máy tán sỏi ống mềm và ống cứng.
  • Máy thở hiện đại.
  • Máy X-quang tăng sáng.
  • Dao điện cao tần.
  • Hệ thống oxy khí nén tiên tiến.
  • Hệ thống máy nội soi của Đức, ghi lại toàn bộ hình ảnh ca phẫu thuật.

Đặt stent đường mật tại Bệnh viện Đa khoa Phương Đông

Đặt stent đường mật tại Bệnh viện Đa khoa Phương Đông

Đến với Bệnh viện Đa khoa Phương Đông, khách hàng còn được trải nghiệm hệ thống phòng nội trú tiện nghi và khuôn viên xanh. Bệnh nhân giảm áp lực tinh thần khi đi viện, an tâm và thoải mái điều trị.

Tổng kết lại, đặt stent đường mật là kỹ thuật hồi phục dòng chảy của mật khi bị gián đoạn, tắc nghẽn. Tùy tình trạng của bệnh nhân, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện nội soi mật tụy ngược dòng hoặc chụp đường mật xuyên gan qua da, đảm bảo hiệu quả điều trị.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
620

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

TTƯT.BS.CKII

HÀN VĂN BẠ

Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Phương Đông

TTƯT.BS.CKII

HÀN VĂN BẠ

Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Phương Đông
19001806 Đặt lịch khám