Đau bụng khi rụng trứng kéo dài bao lâu: Dấu hiệu và cách điều trị

Thu Hà

10-04-2023

goole news
16

Nhiều chị em thường thắc mắc đau bụng khi rụng trứng thường kéo dài bao lâu và có cách điều trị dứt điểm những cơn đau này không? Ước tính cứ mỗi 5 phụ nữ thì sẽ có 1 người sẽ cảm thấy đau bụng kéo dài và khó chịu mỗi khi đến chu kỳ rụng trứng. Mỗi người sẽ có những cảm giác đau và thời gian đau kéo dài khác nhau. Tuy nhiên, hầu hết các trường hợp đau bụng khi rụng trứng đều là tình trạng bình thường và không gây ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. Nhưng nếu tình trạng những cơn đau trở lên nghiêm trọng hơn có thể là dấu hiệu của một loại bệnh lý nào đó. Cùng tìm câu trả lời cho câu hỏi thời gian đau bụng, dấu hiệu và cách điều trị của nó trong bài viết dưới đây của Phương Đông nhé

Đau bụng khi rụng trứng là gì?

Đau bụng khi rụng trứng là những cơn đau xuất hiện ở vùng bụng dưới và xương chậu trong quá trình rụng trứng. Quá trình rụng trứng thường diễn ra vào giữa các chu kỳ kinh nguyệt, cơn đau khi rụng trứng thường là những cơn co thắt nhẹ kéo dài từ vài phút đến một vài giờ gây khó chịu và ảnh hưởng đến tâm trạng của người phụ nữ. 

Quá trình rụng trứng là hoạt động diễn ra hàng tháng ở phụ nữ

Quá trình rụng trứng là hoạt động diễn ra hàng tháng ở phụ nữ

Nguyên nhân dẫn đến đau bụng khi rụng trứng vẫn chưa được xác định rõ ràng, một số giả thuyết được đưa ra về sự hình thành và thay đổi nang trứng. Mỗi chu kỳ các hormone sẽ thúc đẩy cơ thể sản xuất khoảng 20 nang trứng. Nang trứng tốt nhất sẽ được “giữ” đến cuối cùng, đau bụng khi rụng trứng có thể là do nang trứng khi nở ra làm căng màng buồng trứng. Một giả thuyết khác nói về việc đau bụng khi rụng trứng là do vỡ nang trứng. Sau khi trứng đã trưởng thành, nang trứng sẽ vỡ ra và giải phóng  trứng. Việc vỡ nang trứng gây kích thích niêm mạc và chảy máu nhẹ từ đó dẫn đến việc đau bụng rụng trứng.

Nhiều phụ nữ bị đau bụng kéo dài khi khi rụng trứng 

Nhiều phụ nữ bị đau bụng kéo dài khi khi rụng trứng 

Ngoài ra, trong quá trình rụng trứng cơ thể người phụ nữ sẽ có sự thay đổi về hàm lượng hormone progesterone trong cơ thể, dẫn đến những cơn đau, tức ngực hoặc đau đầu. Khoảng 20% phụ nữ trong quá trình rụng trứng gặp phải tình trạng này. 

Triệu chứng của đau bụng khi rụng trứng

Đau bụng ngày rụng trứng thường kéo dài vài phút đến một vài giờ, một số trường hợp còn kéo dài 1 - 2 ngày. Một số triệu chứng phổ biến của tình trạng này là:

  • Đau ở vùng bụng dưới
  • Xuất hiện những cơn đau âm ỉ hoặc giống như co thắt
  • Đau nhói và đột ngột
  • Đau kèm với chảy máu nhẹ ở âm đạo hoặc khí hư
  • Đau kèm khó chịu vùng bụng, cảm thấy đầy hơi, chướng bụng, buồn nôn, chuột rút,…
  • Đau  bụng dưới kèm theo sưng đầu ngực, tức ngực

Vị trí của cơn đau bụng khi rụng trứng có thể thay đổi  hoặc cố định vài tháng tùy vào  bên diễn ra việc phóng thích trứng. Rất hiếm các trường hợp đau bụng khi rụng trứng cần phải gặp bác sĩ để điều trị. Nhưng nếu cơn đau vùng chậu trở lên nghiêm trọng hơn và kèm theo sốt, buồn nôn và cơn đau kéo dài thì bạn nên liên hệ với bác sĩ hoặc đi kiểm tra. Nếu những cơn đau chỉ xảy ra giữa chu kỳ kinh nguyệt và tự biến mất mà không cần điều trị, thì bạn có thể yên tâm rằng đó là dấu hiệu bình thường của đau bụng khi rụng trứng.

Đau bụng khi rụng trứng kéo dài bao lâu? Dấu hiệu nhận biết

Thời gian rụng trứng kéo dài bao lâu? Chắc hẳn nhiều chị em phụ nữ đều có chung một câu hỏi này. Thời gian đau bụng thường kéo dài trong khoảng 24 giờ, một số trường hợp cơn đau sẽ kéo dài hơn khoảng 48 - 72 giờ. Nếu cơn đau kéo dài các chị em phụ nữ có thể sử dụng một số loại thuốc hỗ trợ giảm đau trong giai đoạn rụng trứng không cần kê đơn như: Motrin (ibuprofen) hay Aleve (naproxen).

Ngoài ra, sử dụng túi chườm ấm cho phần bụng dưới hoặc tắm bằng nước nóng cũng có thể giúp cơ thể giảm bớt sự khó chịu. Thực đơn ăn uống trong giai đoạn rụng trứng cũng cần được quan tâm, tránh sử dụng các đồ uống có cồn, cafein, thực phẩm có tính lạnh,...để tình trạng đau bụng không trở nên tệ hơn. Thuốc tránh thai kết hợp với progesterone và estrogen cũng giúp giảm bớt tình trạng đau bụng ngày rụng trứng.

Tắm nước nóng là một trong những cách làm giảm tình trạng đau bụng rụng trứng

Tắm nước nóng là một trong những cách làm giảm tình trạng đau bụng rụng trứng

Khi nào cơn đau bụng trước hành kinh trở nên nghiêm trọng?

Nếu mỗi lần đến chu kỳ kinh nguyệt mà xuất hiện những cơn đau dữ dội và sau ngày rụng trứng bị đau bụng dưới, các chị em cần theo dõi lại những cơn đau bụng trong mỗi lần hành kinh. Nếu thời gian đau bụng kéo dài quá lâu kèm theo những triệu chứng bất thường thì nên gặp ngay bác sĩ để thăm khám và điều trị kịp thời. Những nguyên nhân phổ biến khiến đau bụng dưới khi rụng trứng.

U nang buồng trứng

Một trong những nguyên nhân của những cơn đau một bên buồng trứng trong mỗi kỳ kinh nguyệt chính là từ u nang buồng trứng. Nó gây ra những cơn đau đột ngột hoặc cả những cơn đau âm ỉ từng cơn. Tuy nhiên, một số loại u nang không có bất kỳ triệu chứng nào như: u nang bì, u quái, u nang nhầy, nang nước, nang dạng lạc nội mạc tử cung,...

Một trường khác cũng gây rụng trứng đau bụng là PCOS - hội chứng buồng trứng đa nang, hội chứng khiến nồng độ Estrogen tăng cao, tăng nguy cơ mắc phải các bệnh lí như nội mạc tử cung và ung thư nội mạc tử cung. Hội chứng này có khả năng gây vô sinh, nên cần được điều trị kịp thời.

Một số loại u nang buồng trứng trong kỳ sinh lý có thể tự biến mất sau mỗi kỳ kinh nguyệt mà không cần can thiệp điều trị. Tuy nhiên đối với những loại u nang bất thường thì cần được loại bỏ càng sớm càng tốt. Nếu thời kỳ rụng trứng bị đau bụng nghiêm trọng, chị em nên đến gặp bác sĩ để tìm ra được nguyên nhân và điều trị sớm.

Lạc nội mạc tử cung

Một trong những bệnh lý khiến ngày rụng trứng bị đau bụng dưới là bệnh lạc nội mạc tử cung. Nguyên nhân dẫn đến những cơn đau bụng dữ dội là do các mảng niêm mạc tử cung bong ra và phát triển bên ngoài của tử cung. Ngoài ra, hội chứng Asherman - dính buồng tử cung hay nhiễm trùng trước trong tử cung cũng gây ra những kết dính dẫn đến những cơn đau kéo dài trong ngày rụng trứng.

Không nên chủ quan khi đau bụng trong chu kỳ kinh nguyệt

Không nên chủ quan khi đau bụng trong chu kỳ kinh nguyệt

Các loại siêu âm thông thường không thể phát hiện được loại bệnh này, cần tiến hành chụp X-quang tử cung, vòi trứng, thậm chí là nội soi tử cung để kiểm tra thì bác sĩ mới xác định được chính xác bệnh và tiến hành điều trị.

Nhiễm trùng hoặc bệnh lây qua đường tình dục

Nếu bạn bị ra quá nhiều khí hư kèm theo sốt và đau, nóng rát khi đi vệ sinh ở hai phần phụ, thì có thể bạn đã bị nhiễm trùng do vi khuẩn, bệnh qua đường tình dục. Khi xuất hiện những dấu hiệu trên, cần thăm khám kiểm tra ngay, bởi đây là một loại bệnh lý có thể gây vô sinh hiếm muộn, thậm chỉ dẫn đến tử vong.

Việc nhiễm trùng có thể do các thủ thuật y tế, thậm chí cả việc sinh con có thể gây ra. Nhiễm trùng đường tiết niệu còn có thể gây ra triệu chứng đau vùng chậu. Khám sức khỏe sinh sản định kỳ sẽ giúp phát hiện bệnh và điều trị kịp thời và đúng cách, tránh  biến chứng về sau nguy hiểm cho sức khỏe sinh sản. 

Xem thêm: Thụ tinh trong ống nghiệm IVF là gì? Quy trình thực hiện và những lưu ý

Mang thai ngoài tử cung

Một dấu hiệu gây rụng trứng đau bụng kéo dài có thể là do mang thai ngoài tử cung. Nguyên nhân dẫn đến những cơn đau vùng chậu một bên này là do khi phôi làm tổ ở ống dẫn trứng hoặc vị trí khác bên ngoài tử cung. Việc mang thai ngoài tử cung có thể gây ảnh hưởng tới tính mạng của người phụ nữ.

Ngoài cảm giác đau tại vùng chậu ra, mang thai ngoài tử cung còn có dấu hiệu điển hình là chảy máu ở vùng âm đạo bất thường. Khi máu bị rò rỉ từ ống dẫn trứng, người phụ nữ có thể cảm thấy buồn đi vệ sinh nhẹ và đau mỏi vai. Một số các triệu chứng có thể tùy thuộc vào dây thần kinh bị kích thích và vị trí máu tụ.

Viêm ruột thừa

Viêm ruột thừa cũng là một trong những nguyên nhân gây đau vùng bụng dưới âm ỉ và kéo dài. Một số triệu chứng điển hình của viêm ruột thừa là đau nhói ở phần bụng dưới bên phải, sốt và nôn liên tục. Đến ngay các cơ sở y tế vì đây là trường hợp khẩn cấp, nếu không phẫu thuật cắt bỏ ruột thừa bị viêm nó sẽ gây ảnh hưởng tới ổ bụng dẫn đến tử vong.

Ngày rụng trứng bị đau bụng dưới

Ngày rụng trứng bị đau bụng dưới

Cách giảm đau bụng trong thời kỳ rụng trứng

Không chỉ đau bụng trước thời kỳ kinh mấy ngày, mà trong thời gian rụng trứng cơn đau vẫn cứ kéo dài và liên tục khiến bạn cảm thấy mệt mỏi cả về cơ thể và tinh thần. Tham khảo một vài cách đơn giản dưới đây sẽ giúp bạn giảm bớt được cơn đau bụng mỗi khi đến chu kỳ rụng trứng: 

  •  Chườm túi ấm bụng: Luôn giữ ấm vùng bụng bằng cách dùng túi giữ nhiệt, chườm ấm và uống nước ấm là một trong những cách làm giảm đau bụng kinh hiệu quả nhất. Áp dụng cách này trước và trong suốt kỳ kinh nguyệt sẽ giúp bạn sẽ cảm thấy dễ chịu hơn rất nhiều.
  • Massage vùng bụng: Khi vùng bụng dưới bị căng tức khó chịu, hãy thử đặt tay lên bụng dưới và massage nhẹ nhàng theo hình vòng tròn. Điều này giúp vùng tử cung giảm co thắt đột ngột và làm giảm cơn đau bụng kinh rất hiệu quả. 
  • Vệ sinh vùng kín sạch sẽ: Trong giai đoạn hành kinh, nên vệ sinh vùng kín bằng nước ấm cùng với dung dịch vệ sinh có độ pH phù hợp đảm bảo vùng kín luôn được sạch sẽ, tránh sự xâm phạm của vi khuẩn gây hại. Tránh quan hệ tình dục và tắm nước lạnh trong thời gian này, nếu bạn không muốn cơn đau bụng kinh trở nên dữ dội và kéo dài hơn.
  • Tránh vận động và làm việc quá mạnh: Việc vận động quá mạnh như chạy nhảy, đạp xe,...để tránh gây co thắt tử cung quá mức khiến cơn đau càng xảy ra dữ dội hơn. 

 

 Ăn uống, nghỉ ngơi điều độ hơn giúp giảm đau bụng kinh

Ăn uống, nghỉ ngơi điều độ hơn giúp giảm đau bụng kinh

  • Chế độ ăn uống khoa học: Ăn thức ăn cay nóng cũng không tốt trong khoảng thời gian này khiến cơn đau bụng sẽ trở nên nghiêm trọng hơn. Thay vào đó, bạn nên bổ sung các loại thực phẩm chứa Vitamin, khoáng chất và giàu canxi như: thịt, cá, rau xanh, trái cây,... 
  • Sử dụng thuốc giảm đau hỗ trợ: Nếu bạn đã thử các cách trên nhưng cơn đau của bạn vẫn không có dấu hiệu thuyên giảm, thì dùng thuốc giảm đau là biện pháp cuối cùng giúp bạn cải thiện cơn đau bụng dữ dội trong kỳ rụng trứng này. Nhưng bạn không nên lạm dụng thuốc giảm đau quá nhiều, bởi nó sẽ gây ảnh hưởng tới sức khỏe, chỉ dùng khi thực sự cần thiết.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ về đau bụng khi rụng trứng

Nếu bạn cảm thấy cơn đau bụng trong kỳ rụng trứng của mình diễn ra bất thường và kèm theo một vài dấu hiệu dưới đây thì bạn cần đi gặp bác sĩ để thăm khám và điều trị kịp thời:

  • Sốt cao trên 39 độ C
  • Luôn cảm thấy đau khi tiểu tiện
  • Buồn nôn, nôn mửa nghiêm trọng
  • Đau vùng bụng dưới dữ dội kéo dài hơn 1 ngày
  • Đã sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn nhưng không có tác dụng
  • Âm đạo chảy máu bất thường

Ngày rụng trứng bị đau bụng dưới Là một phần bình thường trong mỗi chu kỳ kinh nguyệt nên các chị em không cần quá lo lắng. Chú ý nghỉ ngơi nhiều hơn trong thời điểm này và dùng thuốc giảm đau trong trường hợp cần thiết. Trong trường hợp rụng trứng đau bụng dưới khiến bạn cảm thấy mệt mỏi khó chịu và kéo dài quá lâu thì bạn nên đi kiểm tra càng sớm càng tốt nhé!

Đau bụng rụng trứng là triệu chứng khá phổ biến diễn ra trong chu kỳ kinh nguyệt. Nhưng nếu cơn đau kéo dài quá lâu hoặc có xu hướng trở lên nghiêm trọng thì chị em cần đến gặp bác sĩ ngay.  Hy vọng bài viết trên của Phương Đông đã giúp các chị em giải đáp được câu hỏi rụng trứng có đau bụng dưới không, dấu hiệu rụng trứng kéo dài bao lâu,...Nếu bạn đang gặp phải vấn đề này hoặc có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến sức khỏe sinh sản của mình, hãy đặt lịch khám tại Bệnh viện Đa khoa Phương Đông bằng cách liên hệ HOTLINE 1900 1806 hoặc đặt lịch khám để được tư vấn và chăm sóc.

36,418

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

19001806 Đặt lịch khám