Đau mắt hột và đau mắt đỏ có gì giống và khác nhau?

Thu Hiền

24-11-2023

goole news
16

Đau mắt hột và đau mắt đỏ là 2 căn bệnh lây truyền về mắt thường gặp ở Việt Nam. Với các biểu hiện tương đối giống nhau, chúng khiến nhiều người nhầm lẫn. Nếu không nhận diện đúng bệnh, người bệnh có thể điều trị sai cách dẫn đến hậu quả nặng nề. Trong bài viết này, hãy cùng Bệnh viện Phương Đông so sánh đau mắt hột và đau mắt đỏ để nhận biết bệnh đúng nhất nhé.

Như thế nào là đau mắt hột và đau mắt đỏ

Đau mắt hột là gì?

Bệnh đau mắt hột là tình trạng viêm kết mạc mãn tính. Nguyên nhân chính gây bệnh là do vi khuẩn Chlamydia trachomatis xâm nhập và gây viêm. Trên thế giới cũng ghi nhận những trường hợp đau mắt đỏ nổi hột do những tác nhân vi sinh vật khác gây nên nhưng không phổ biến.

Căn bệnh này biểu hiện qua tình trạng viêm kết mạc, có nhiều hột sau mí mắtCăn bệnh này biểu hiện qua tình trạng viêm kết mạc, có nhiều hột sau mí mắt

Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh đau mắt hột có thể biến chứng gây nên những tổn thương nặng nề ở giác mạc. Thậm chí còn có thể dẫn đến giảm thị lực, mù vĩnh viễn.

Bệnh đau mắt hột lây lan khi người khỏe mạnh tiếp xúc với dịch mắt, dịch họng, dịch mũi của người đau mắt hột. Nhưng chủ yếu các ca bệnh đều là do môi trường sống chất lượng thấp, điều kiện vệ sinh kém khiến vi khuẩn bùng phát mạnh mẽ.

Đau mắt đỏ là gì?

Đau mắt đỏ là tình trạng kết mạc bị viêm nhiễm, sưng lên do viêm. Người bệnh sẽ bị đỏ mắt, đau nhức. Những triệu chứng này có thể xuất hiện ở 1 hoặc cả 2 mắt.
Một số triệu chứng điển hình của bệnh có thể kể đến như ngứa, đỏ mắt, chảy nước mắt… Chúng đều khiến người bệnh khó chịu nhưng không gây ảnh hưởng tới thị lực. Một số người bệnh bị mờ mắt, giảm thị lực khi đau mắt đỏ nhưng triệu chứng này sẽ biến mất sau vài ngày.

Bệnh thường bắt đầu ở 1 mắt, sau đó lây sang mắt còn lạiBệnh thường bắt đầu ở 1 mắt, sau đó lây sang mắt còn lại

Bệnh đau mắt đỏ có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, và thường xảy ra vào mùa thu. Khi mắc đau mắt đỏ, người bệnh cần được cách ly để tránh lây cho người khác hay bùng thành dịch. Dịch đau mắt đỏ thường bùng phát vào mùa thu hàng năm.

So sánh bệnh đau mắt đỏ và đau mắt hột

Điểm giống nhau giữa đau mắt hột và đau mắt đỏ

Hai căn bệnh này giống nhau ở tình trạng viêm nhiễm kết mạc đều do các loại vi khuẩn, vi rút từ môi trường nhiễm vào và gây nên. Thói quen sinh hoạt không phù hợp, việc tiếp xúc với môi trường ẩm thấp, nhiều khói bụi cũng là điều kiện thuận lợi để 2 căn bệnh này phát triển mạnh mẽ hơn.

Khi mắc bệnh đau mắt đỏ hay đau mắt hột, người bệnh đều có những triệu chứng điển hình sau đây:

  • Chảy nước mắt bất thường;
  • Ngứa mắt;
  • Mỏi mắt;
  • Thị lực suy giảm trong quá trình mắc bệnh;

Khi mắc 1 trong 2 căn bệnh này, người bệnh sẽ cảm nhận rất khó chịu, bất tiện trong sinh hoạt. Chính vì vậy bệnh cần được điều trị sớm để làm giảm những biến chứng lâu dài, đồng thời phục hồi sức khỏe để quay trở lại cuộc sống bình thường.

Điểm khác nhau giữa đau mắt đỏ và đau mắt hột

Điểm khác nhau về dấu hiệu nhận biết bệnh

Các dấu hiệu nhận biết bệnh sẽ được thể hiện rõ ràng trong 2 bảng sau. Cùng xem để nhận diện 2 căn bệnh này rõ ràng hơn từ những dấu hiệu đầu tiên nhé.

 

Đau mắt đỏ

Đau mắt hột

Người bệnh thường bị đỏ một mắt trước, sau đó mới lan sang mắt còn lại.

Mắt ngứa nhẹ, có cảm giác vướng víu như có những hạt bụi trong mắt nhưng dùng thuốc nhỏ hay rửa mắt không lấy ra được như bình thường.

Mắt bị đỏ tấy, và có nhiều ghèn.

Nước mắt chảy nhiều, ở mắt có chất nhầy hoặc mủ.

Bắt đầu cảm nhận được tình trạng cộm như có cát trong mắt, hai mắt khó mở do có nhiều gỉ mắt làm mắt dính chặt vào nhau.

Khi nhìn thấy hai mắt sưng mọng, phù nề

Khi bệnh tiến triển, có thể thấy mờ mắt, đau mắt, nhạy cảm với ánh sáng. 

Mắt nhức, đau đớn, nổi cộm khó chịu, chảy nhiều nước mắt và rất đỏ.

Gỉ mắt chảy ra nhiều.

Khi bệnh đến giai đoạn nặng hơn có thể thấy mắt có những nhú gai, nổi các hột lớn nhỏ. Đặc biệt mắt xuất hiện màng máu, sụp mi mắt.

Kết mạc bị đỏ lên do các mạch máu bị viêm

Kết mạc không đỏ, nhưng có cảm giác cộm liên tục như có những hạt bụi ở đó.

Người bệnh thường mệt mỏi, sốt nhẹ, đau họng. Kèm theo đó là tình trạng đau họng, nổi hạch tai.

Đau họng, sốt là triệu chứng ít gặp.

Sợ ánh sáng, có thể thấy giảm thị lực nhưng sẽ hết sau vài ngày.

Không sợ ánh sáng, nhưng giảm thị lực sẽ xuất hiện ở giai đoạn nặng.

Điểm khác nhau về thời gian khỏi bệnh

Thời gian khỏi bệnh đau mắt đỏ

Đối với bệnh đau đỏ, bệnh gây nhiều triệu chứng khó chịu cho người mắc. Nhưng nó không làm ảnh hưởng đến thị lực lâu dài (triệu chứng mờ mắt nếu có cũng biến mất sau vài ngày).

Đặc biệt, bệnh đau mắt đỏ có thể tự khỏi sau vài ngày mà không cần dùng thuốc. Người bệnh chỉ cần ăn uống đầy đủ, tự cách ly và giữ vệ sinh tốt là được.

Thời gian khỏi bệnh đau mắt hột

Bệnh đau mắt hột được phân chia thành nặng và nhẹ. Với trường hợp bệnh nhẹ, bệnh có thể tự khỏi sau một thời gian mà không gây ảnh hưởng tới thị lực. Cũng có ít triệu chứng khó chịu, ảnh hưởng tới cuộc sống của người bệnh. Chỉ cần giữ vệ sinh tốt, chăm sóc cơ thể thì bệnh sẽ khỏi sau 5 đến 6 tuần.

Bệnh đau mắt hột thường lâu khỏi, dễ tái nhiễm với những biến chứng nặngBệnh đau mắt hột thường lâu khỏi, dễ tái nhiễm với những biến chứng nặng

Còn với trường hợp bị đau mắt hột nặng, người bệnh cần được điều trị kịp thời. Lúc đó bệnh đã có nhiều dấu hiệu nguy hiểm, gây ảnh hưởng tới thị lực cũng như sinh hoạt thường ngày. Lúc này nếu điều trị không tốt bệnh có thể tái nhiễm liên tục, dẫn tới thời gian bệnh kéo dài từ 3 đến 6 tháng.

Với những trường hợp bị đau mắt hột nặng, người bệnh cần được điều trị kịp thời. Nếu không bệnh có thể diễn tiến nặng và để lại nhiều biến chứng nguy hiểm.

Điểm khác nhau về biến chứng của đau mắt hột và đau mắt đỏ

Bệnh đau mắt đỏ nhìn chung khá ít gây biến chứng. Nếu điều trị, chăm sóc cơ thể tốt bệnh có thể khỏi hoàn toàn mà không để lại ảnh hưởng nào.

Ngược lại, bệnh đau mắt hột có nguy cơ biến chứng cao. Nếu không được điều trị kịp thời bệnh nhân có thể đối diện với những vấn đề nghiêm trọng như:

  • Viêm kết mạc bờ mi mạn tính gây ngứa, cộm và đỏ mắt liên tục.
  • Sẹo mí mắt khiến biến chứng mi mắt, mọc ngược lông mi.
  • Mù lòa do tình trạng nhiễm khuẩn nặng kéo dài.

Chính vì vậy khi bị bệnh đau mắt hột bệnh nhân cần nhanh chóng đến thăm khám tại các cơ sở chuyên khoa. Từ đó, xác định giai đoạn, tình trạng bệnh và điều trị theo đúng chỉ định của bác sĩ.

Một số cách phòng chống bệnh đau mắt hột và đau mắt đỏ

Dù khác biệt, nhưng cả hai căn bệnh này đều ảnh hưởng đến cuộc sống của người mắc bệnh. Chính vì vậy mọi người nên chú ý phòng bệnh với những lưu ý sau để chăm sóc cơ thể thật tốt nhé.

Những cách phòng chống bệnh đau mắt hột

Căn bệnh này hiện tại không có biện pháp miễn dịch nên dù khỏi bệnh, người bệnh vẫn có nguy cơ tái nhiễm rất cao. Đặc biệt, cũng không có thuốc đặc trị đau mắt hột mà chỉ tập trung điều trị triệu chứng. Chính vì vậy, bạn nên bảo vệ bản thân và gia đình với những lời khuyên sau:

  1. Chú ý giữ gìn vệ sinh cá nhân: Dùng khăn mặt riêng, phơi khăn ở nơi thoáng mát. Hạn chế sử dụng đồ dùng chung như chậu rửa, khăn mặt, khăn tắm, chăn đệm, mềm gối… Tuyệt đối không đưa tay lên mắt, không để tay tiếp xúc với những nguồn nước bẩn.
  2. Cải tạo môi trường xung quanh: Phần lớn bệnh nhân bị đau mắt hột đều do lây nhiễm từ môi trường sống. Chính vì vậy bạn nên chú ý dọn dẹp vệ sinh, đuổi ruồi, diệt muỗi và giữ nguồn nước dùng được trong sạch để giảm nguy cơ mắc bệnh.
  3. Hạn chế tiếp xúc với người bệnh, đi đến vùng có dịch. Nếu bắt buộc, hãy chú ý đeo kính, sử dụng các biện pháp phòng trừ và vệ sinh cơ thể cẩn thận sau đó.
  4. Nếu bị mắc bệnh đau mắt hột, cần nhanh chóng thăm khám để xác định tình trạng bệnh và điều trị cẩn thận. Không tự điều trị tại nhà để tránh bệnh nặng hơn hay nguy cơ tái nhiễm liên tục gây tổn thương mắt, thị lực.
  5. Nên đến Bệnh viện Phương Đông hoặc các cơ sở chuyên khoa mắt uy tín để điều trị khi mắc bệnh đau mắt hột.

Những việc cần làm để phòng bệnh đau mắt đỏ

Để chủ động phòng căn bệnh này, Cục Y tế Dự phòng - Bộ Y tế khuyến cáo mọi người thực hiện những biện pháp sau:

  1. Chú ý rửa tay bằng xà phòng, sử dụng nguồn nước sạch. Tuyệt đối không dụi mắt, đưa tay lên mũi hoặc miệng.
  2. Không dùng chung các vật dụng cá nhân như khăn mặt, thuốc nhỏ mắt, kính mắt, khẩu trang.
  3. Vệ sinh mắt, mũi họng hàng ngày bằng nước muối sinh lý phù hợp. Nếu có dấu hiệu đau mắt, nên dùng thuốc nhỏ mắt, nhỏ mũi để vệ sinh.
  4. Sử dụng xà phòng, các chất sát khuẩn phù hợp để làm sạch đồ dùng, vật dụng của người bệnh nhằm tránh làm bệnh lây lan sang những người cùng sinh hoạt.
  5. Hạn chế tiếp xúc với người bệnh hay đi đến vùng đang có dịch bệnh.
  6. Người bệnh hoặc nghi bị bệnh đau mắt đỏ nên tự cách ly, hạn chế tiếp xúc với người khác. Không tự ý dùng các loại thuốc điều trị bệnh khi chưa có chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa.

Lời kết

Với những thông tin do chuyên viên của Bệnh viện Phương Đông cung cấp, bạn đọc có thể hiểu được sự khác biệt giữa đau mắt hột và đau mắt đỏ. Từ đó, nhận diện và có phương án điều trị bệnh phù hợp hơn.

Hãy chú ý chăm sóc gia đình để phòng tránh các bệnh về mắt nhéHãy chú ý chăm sóc gia đình để phòng tránh các bệnh về mắt nhé

Quý khách vui lòng liên hệ để được tư vấn theo số tổng đài 19001806 của Bệnh viện Phương Đông, nếu có bất kì thắc mắc nào cần giải đáp. Hoặc để lại thông tin tại phần Đặt lịch khám để đặt lịch khám.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
1,064

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

19001806 Đặt lịch khám