Đau xương mu sau sinh do nguyên nhân nào? Có nguy hiểm không?

Dương Minh Ngọc

06-12-2022

goole news
16

Sau thai kỳ, cơ thể phụ nữ có thể gặp phải nhiều vấn đề về sức khỏe. Nhiều tình trạng xuất hiện ngay sau khi sinh nhưng cũng không ít bệnh sinh ra sau đó một thời gian. Đau xương mu sau sinh phổ biến với triệu chứng từ nhẹ đến nặng ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt của chị em.

Đau xương mu sau sinh biểu hiện ra sao?

Xương mu thuộc cấu trúc của xương chậu kết nối hai phần bằng hệ thống dây chằng tại khớp xương mu phía trước.

Trong quá trình mang thai, cùng với sự lớn dần của thai nhi, các khớp vùng xương chậu bị kéo giãn ra, gây nên tình trạng đau xương sau sinh, trong đó có đau xương mu.

Theo đó, chị em có thể sẽ cảm thấy cảm giác tê bì, âm ỉ, thậm chí có thời điểm đau nhói bất ngờ. Cơn đau tập trùng vùng trên lỗ mu hoặc phía trước xương mu. Tình trạng đau xương mu sau sinh đôi khi sẽ kéo dài nhiều ngày và lan sang hai bên bẹn, đùi, lưng dưới,... Mẹ sẽ thấy cường độ đau tăng lên khi vận động như đứng lên ngồi xuống, đi bộ nhiều, đi cầu thang, thay đổi tư thế đột ngột,... Ngược lại khi nằm nghỉ hay không vận động sẽ thấy cơn đau thuyên giảm.

Đau xương mu do cơ khớp bị kéo giãn trong thời gian mang thai và sinh nởĐau xương mu do cơ khớp bị kéo giãn trong thời gian mang thai và sinh nở

Đau xương mu sau khi sinh có nguy hiểm không?

Đau xương mu sau sinh có thể kéo dài vài ngày và thuyên giảm sau khi cơ khớp đàn hồi về trạng thái ban đầu hay khi can thiệp một số biện pháp.

Tuy nhiên nếu kéo dài thì sẽ gây ra không ít ảnh hưởng tới cả mẹ và bé như:

  • Gây đau đớn kéo dài dẫn tới sức khỏe giảm sút, không đủ sức khỏe để nuôi con, stress kéo dài.
  • Ảnh hưởng tới việc ăn uống, sinh hoạt, nghỉ ngơi.
  • Gây yếu cơ hoặc teo cơ, gây cản trở chức năng vận động.
  • Ảnh hưởng tới cuộc sống vợ chồng.
  • Tiểu rắt, đau buốt khi tiểu, sưng xương mu,...

Nếu tình trạng đau xuất hiện, bạn nên đến các cơ sở y tế để khám và tìm ra nguyên nhân, điều trị kịp thời, tránh để gây nên biến chứng khó chữa trị sau này. Các bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra cử động khớp vùng háng và bụng dưới, đồng thời chụp X-Quang để đánh giá cấu trúc xương khớp.

Đau xương mu sau khi sinh thường sẽ tự khỏi sau thời gian khi cơ thể phục hồiĐau xương mu sau khi sinh thường sẽ tự khỏi sau thời gian khi cơ thể phục hồi

Nguyên nhân gây đau xương mu khớp háng sau sinh

Khung xương dưới là nơi ảnh hưởng nhiều nhất trong quá trình mang thai do kích thước tử cung lớn dần. Do đó tình trạng đau xương vùng chậu, đùi rất thường gặp. Bên cạnh đó, những nguyên nhân sau đây cũng có thể dẫn đến tình trạng đau xương mu khớp háng sau sinh:

Do cơ thể mẹ thiếu canxi trong thai kỳ

Cơ thể mẹ cần bổ sung đủ canxi trong khi mang thai và thời gian cho con bú, tuy nhiên nhiều người chủ quan dẫn tới sự thiếu hụt vi chất, trong đó có canxi, vitamin D và vitamin B12. Đây là những chất tham gia vào hoạt động của dây thần kinh ngoại vi, khi bị thiếu sẽ dẫn tới đau, tê các khớp, yếu dây chằng,... dẫn tới tình trạng đau xương khớp sau sinh.

Vận động mạnh và quá sớm sau sinh

Cơ thể mẹ sau khi sinh cần có thời gian để hồi phục. Do đó việc vận động quá mạnh và quá sớm sau thời gian mang thai và sinh nở sẽ ảnh hưởng tới chức năng của cơ xương khớp nói riêng và sức khỏe nói chung. Đây cũng là một nguyên nhân khá thường gặp gây nên tình trạng đau xương mu ở mẹ bỉm sữa.

Vận động mạnh khi cơ thể chưa hồi phục khiến xương khớp chịu áp lựcVận động mạnh khi cơ thể chưa hồi phục khiến xương khớp chịu áp lực

Do bệnh lý viêm đường tiết niệu

Phụ nữ là đối tượng dễ bị mắc các bệnh lý viêm nhiễm cơ quan sinh dục và đường tiết niệu do cấu trúc giải phẫu đặc trưng. Ở người sinh con, tình trạng viêm nhiễm còn thường gặp hơn, nhất là ở người sinh thường. Khi bị viêm đường tiết niệu, ngoài cảm giác buốt do tiểu rắt, căng tức, khó chịu thì đau xương mu sau sinh cũng là một trong số các biểu hiện phổ biến.

Do viêm nhiễm vùng chậu

Vùng chậu chịu ảnh hưởng lớn nhất trong quá trình mang thai, đồng thời cũng là vị trí dễ bị tấn công bởi vi khuẩn. Do vậy ở một số chị em sau sinh bị đau xương mu có thể là biểu hiện của viêm nhiễm vùng chậu. Bệnh lý này rất nguy hiểm có thể dẫn tới các biến chứng như áp xe buồng trứng, nguy cơ mang thai ngoài tử cung, hiếm muộn, thậm chí vô sinh về sau.

Viêm bàng quang

Đây cũng là bệnh lý dẫn tới tình trạng đau xương mu sau sinh. Sau khi sinh, sức đề kháng của phụ nữ khá yếu, cộng với khả năng vùng kín dễ bị tổn thương do vi khuẩn tấn công dẫn tới viêm bàng quang với các triệu chứng như rối loạn tiểu, nước tiểu có mùi hôi, đau bụng dưới lan sang vùng xương chậu và xương mu.

Viêm bàng quang có thể dẫn đến đau vùng mu hángViêm bàng quang có thể dẫn đến đau vùng mu háng

Hormone relaxin

Đây là loại hormone được cơ thể tiết ra với lượng lớn trong thời gian mang thai, có vai trò kích thích tử cung mở rộng theo sự phát triển của thai nhi. Do đó vùng xương chậu, dây chằng quanh xương mu khớp háng sẽ giãn nở. Sau khi sinh xong, cơ thể cần thời gian để hồi phục, trong thời gian này, vùng cơ khớp chậu, trong đó có xương mu dễ gặp phải tình trạng đau nhức và sau đó, cơ thể sẽ tự động điều chỉnh để kiểm soát cơn đau.

Tăng cân

Khi mang thai và sau khi sinh, cân nặng của phụ nữ tăng lên là điều hết sức bình thường. Tuy nhiên một số chị em tăng cân không được kiểm soát khiến tăng áp lực lên vùng xương khớp háng dẫn tới cứng cơ, khó vận động và những cơn đau sau sinh tại vùng mu háng.

Phương pháp giảm đau xương mu khớp háng sau sinh

Những dấu hiệu bất thường của cơ thể sau khi sinh cần được sớm can thiệp điều trị để giảm ảnh hưởng đến sức khỏe. Nếu tình trạng đau xương mu xuất hiện và kéo dài nhiều ngày, bạn nên đi khám để được tư vấn và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ, đồng thời có thể giảm đau xương mu sau sinh tại nhà bằng các phương pháp sau đây:

  • Nếu nguyên nhân xuất phát từ các bệnh lý về viêm nhiễm, các bác sĩ sẽ thực hiện các xét nghiệm cần thiết và kê đơn thuốc để điều trị bệnh, từ đó làm giảm triệu chứng đau vùng mu.
  • Vật lý trị liệu: Bằng các phương pháp như châm cứu, xoa bóp, sử dụng sóng công nghệ cao để điều trị.
  • Nghỉ ngơi hoàn toàn sau sinh, ăn uống đủ chất, sử dụng thêm thực phẩm chức năng bổ sung canxi, vitamin D để tăng cường sức mạnh cho cơ xương khớp.
  • Chườm lạnh hoặc nóng: Giúp làm thuyên giảm cảm giác đau hiệu quả, tuy nhiên chỉ ở mức độ tạm thời.
  • Tập luyện yoga giúp làm giãn xương khớp, tăng độ dẻo dai, kích thích lưu thông máu giúp giảm đau rất tốt.

Tập yoga giúp tăng cường lưu thông máu, giảm đau xương khớp rất tốtTập yoga giúp tăng cường lưu thông máu, giảm đau xương khớp rất tốt

Mẹo giảm đau xương mu sau sinh bằng dân gian

Bên cạnh việc điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ, áp dụng các mẹo dân gian cũng là cách hỗ trợ chữa bệnh tại nhà được nhiều chị em tin tưởng. Thử dùng những mẹo dưới đây để giảm đau xương mu sau khi sinh con giúp rút ngắn thời gian chữa trị:

Chườm muối nóng giảm đau xương khớp

Lấy một bát muối biển, rang trong chảo nóng 5-10 phút sau đó dùng khăn bọc muối nóng rồi chườm lên vùng xương mu. Hơi nóng từ muối rang giúp khớp xương giãn nở, lưu thông máu dễ dàng hơn từ đó giảm đau hiệu quả. Để tăng hiệu quả, bạn cũng có thể rang muối cùng ngải cứu.

Xoa bóp bằng rượu gừng 

Gừng có tính ấm, tán hàn và tăng cường lưu thông máu giúp giảm đau xương mu ở phụ nữ sau sinh. Đập dập gừng, cho vào rượu trắng rồi ngâm 2-3 tháng trước khi sinh. Nếu sau sinh xương khớp đau mỏi, bạn có thể dùng rượu này để xoa bóp sẽ giúp giảm đau rất tốt. Tuy nhiên nếu không kịp chuẩn bị, bạn có thể dùng gừng tươi, đập nhỏ rồi lấy đắp lên vùng đau nhưng cách này có thể gây bỏng rát vùng da đắp, bạn nên cân nhắc.

Lá ngải cứu nóng

Ngải cứu có tác dụng giảm đau nhức, sát khuẩn, cẩm máu và thúc đẩy lưu thông khí huyết,... nên từ lâu đã được dùng trong các bài thuốc chữa trị bệnh phong hàn, xương khớp. Sử dụng 3-4 nhánh ngải cứu, hơ nóng rồi áp vào vùng xương khớp bị đau mỏi sẽ giúp giảm đau xương mu sau sinh hiệu quả.

Canh rau mồng tơi và chân giò

Vừa là món ăn giàu dinh dưỡng, canh rau mồng tơi và chân giò còn mang lại hiệu quả chữa đau xương khớp rất tốt. Đây là loại rau chứa nhiều sắt, canxi, vitamin A3, B3 và saponin kết hợp với chân giò và chút rượu tạo nên một món canh có tác dụng tốt với những cơn đau xương, khớp ở phụ nữ sau sinh.

 Canh chân giò giúp giảm đau xương, khớp ở phụ nữ sau sinhCanh chân giò giúp giảm đau xương, khớp ở phụ nữ sau sinh

Dùng lá lốt trị đau xương khớp sau sinh

Lá lốt có tính ấm, giảm đau nên chống tê bì, tay chân lạnh rất tốt. Dùng một nắm lá lốt, đun sôi cùng nước rồi lấy khăn, thấm nước cốt thoa lên vùng xương mu bị đau. Hoặc bạn có thể chưng lá lốt, ngải cứu và dấm, lấy bã đắp lên vùng xương khớp bị sưng đau đem lại hiệu quả rất tốt.

Một số bệnh về xương khớp thường gặp sau sinh

Nhiều chị em phải đối mặt với tình trạng đau xương khớp sau sinh. Không chỉ bị đau xương mu sau khi sinh, những vị trí đau dưới đây cũng rất hay gặp cần phải đề phòng:

Đau khớp cổ tay sau sinh

60% phụ nữ trong khi mang thai và sau sinh gặp phải tình trạng đau cổ tay. Nguyên nhân của cảm giác đau tại khớp cổ tay có thể là do thay đổi hormone hoặc là biểu hiện của bệnh lý như viêm khớp cổ tay, thoái hoá khớp cổ tay hội chứng ống cổ tay,... cần được can thiệp điều trị kịp thời.

Đau khớp ngón tay cái sau sinh

Đau khớp ngón tay cái sau sinh thường có cảm giác sưng, nóng sốt và có khả năng dẫn tới các tình trạng nặng hơn như tê bì tay-vai do mạch máu bị chèn ép, máu kém lưu thông có thể gây hoại tử mô mềm; khớp liền thành một không thể co duỗi; teo cơ bàn tay, đứt dây chằng, đau nhức khi thay đổi thời tiết,... Đây là tình trạng khá nguy hiểm cần chữa trị sớm.

Đau khớp háng

Ngoài tình trạng đau xương mu vùng kín nữ sau sinh, biểu hiện đau tại vùng háng cũng vô cùng phổ biến nhưng thường sẽ hết sau 6-8 tuần sau khi sinh nở. Tuy nhiên cũng có trường hợp biến chứng tiến triển thành viêm khớp mãn tính rất nguy hiểm. Do đó nếu kéo dài và cơn đau trở nên trầm trọng, bạn cần được kiểm tra và hướng dẫn điều trị sớm.

Đau khớp gối sau sinh

Đây là tình trạng do khớp gối suy yếu hoặc do viêm dây chằng, sụn, xương, mô. Triệu chứng điển hình là đau nhức khi đứng/ngồi lâu hay đi lại, leo cầu thang nhiều, vùng đầu gối tê bì, mỏi nhức, cơn đau âm ỉ kéo dài, âm thanh lộc cộc trong khớp khi vận động. Tuy nhiên tình trạng này thường kéo dài 1-2 tuần sau sinh, sẽ thuyên giảm khi cơ thể mẹ phục hồi và bổ sung dưỡng chất đầy đủ.

Đau khớp gối sau sinh gây nên bất tiện trong vận độngĐau khớp gối sau sinh gây nên bất tiện trong vận động

Đau xương mu sau sinh đa phần do nguyên nhân sinh lý xuất phát từ những thay đổi của cơ thể từ lúc mang thai cho đến khi em bé chào đời. Tuy nhiên đây cũng có thể là biểu hiện của bệnh lý bắt buộc phải điều trị. Do đó nếu cơn đau gây ảnh hưởng tới sức khỏe và cuộc sống, đồng thời áp dụng các cách giảm đau mà không cải thiện, chị em hãy đến bệnh viện để được thăm khám và tư vấn điều trị kịp thời.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

6,298

Bài viết hữu ích?

Đăng ký tư vấn

Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

TTUT. Bác sĩ CKII

NGUYỄN THỊ BÍCH NGỌC

Khoa Phụ Sản

TTUT. Bác sĩ CKII

NGUYỄN THỊ BÍCH NGỌC

Khoa Phụ Sản
19001806 Đặt lịch khám