Điều trị thoái hóa khớp bằng tế bào gốc là gì?
Thoái hóa khớp là gì?
Thoái hóa khớp là hiện tượng lão hoá của tổ chức sụn, các mô ở khớp và xung quanh khớp. Đây là tình trạng không thể tránh khỏi, chúng khiến sụn khớp bị mài mòn. Các dấu hiệu sẽ xuất hiện từ sụn khớp, sau đó đến xương dưới sụn, dây chằng, các cơ cạnh khớp và màng hoạt dịch khớp.
Khi bị lão hoá khớp, cơ thể chuyển động làm cho các xương đầu khớp cọ xát với nhau gây đau, sưng, cứng, từ đó hạn chế các hoạt động của người bệnh. Các khớp dễ gặp tình trạng thoái hoá nhất là khớp đốt sống cổ, khớp đốt sống thắt lưng, khớp háng, khớp gối,...
Các giai đoạn của bệnh thoái hoá khớp
Tế bào gốc là gì?
Tế bào gốc là tế bào có khả năng tự đổi mới và biệt hoá thành các loại tế bào đảm nhiệm một chức năng khác nhau trong cơ thể. Chúng đóng vai trò sửa chữa, tái tạo và có thể thay thế các tế bào bị hư hỏng hoặc mất trong cơ thể người.
Tế bào gốc được sử dụng trong điều trị thoái hóa khớp là tế bào gốc trung mô. Chúng hoạt động theo cơ chế ức chế viêm, tự đổi mới, tăng sinh và biệt hoá giúp các tế bào mô sụn khớp được tái tạo và thực hiện chức năng của nó.
Xem thêm: Chi phí lưu trữ tế bào gốc máu cuống rốn: Yếu tố ảnh hưởng - Điều kiện lưu trữ
Điều trị thoái hóa khớp bằng tế bào gốc là gì?
Điều trị thoái hóa khớp bằng tế bào gốc là phương pháp nuôi cấy tế bào gốc trung mô, sau đó tiêm vào khớp bị thoái hoá cần điều trị. Lúc này, tế bào gốc sẽ hoạt hoá và hỗ trợ tế bào khác hoạt động. Từ đó, tình trạng viêm được cải thiện và giúp phục hồi chức năng của khớp.
Tế bào gốc được sử dụng trong điều trị bệnh về xương khớp thường là tế bào gốc trung mô. Chúng có thể có nguồn gốc từ tế bào gốc tự thân hoặc tế bào gốc đồng loài:
- Tế bào gốc tự thân: Là tế bào gốc được thu thập từ tủy xương, mô mỡ, máu ngoại vi,... của chính người bệnh. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ định với bệnh nhân dưới 40 tuổi vì khi càng lớn tuổi, tế bào gốc tự thân lúc này sẽ dẫn “lão hoá” nên không đảm bảo chất lượng và đạt hiệu quả như mong muốn.
- Tế bào gốc đồng loài: Thường là tế bào gốc của người hiến tặng. Chúng là nguồn thu có thể từ dây rốn hoặc tủy xương.
Điều trị thoái hóa khớp bằng phương pháp tiêm tế bào gốc
Tác dụng của tế bào gốc trong điều trị thoái hóa khớp
Phương pháp ứng dụng tế bào gốc trong chữa trị thoái hóa khớp, viêm khớp mang lại những lợi ích nhất định đối với người bệnh như:
- Khi đưa tế bào gốc vào cơ thể, lúc này sẽ tiết ra các yếu tố tăng trưởng làm ức chế cytokine gây viêm. Nhờ đó giảm viêm hiệu quả, phục hồi tổn thương.
- Sửa chữa các tế bào bị tổn thương như: tái tạo mô sụn, tăng khối lượng xương,... Khi lớp sụn dày lên sẽ ngăn các đầu xương ma sát vào nhau. Từ đó giảm đau, cải thiện khả năng vận động.
- Ngăn ngừa tổn thương lan rộng.
- Cải thiện khả năng lưu thông máu.
- Điều hoà miễn dịch
Ưu nhược điểm của điều trị thoái hóa khớp bằng tế bào gốc
Ưu điểm
- Sau khi tiêm tế bào gốc, hiệu quả sẽ nhận ra rõ rệt nhất sau 6-12 tháng.
- Mỗi một lần tiêm, thời gian hiệu quả kéo dài tới 4 năm. Tuy nhiên, hiệu quả còn phụ thuộc vào mức độ đáp ứng và độ tuổi của người bệnh. Tuổi càng cao thì hiệu quả kéo dài càng ngắn.
- Là phương pháp ít xâm lấn, không để lại sẹo. Hạn chế những rủi ro có thể gặp trong quá trình phẫu thuật.
- Thời gian phục hồi nhanh
Nhược điểm
- Chi phí khá cao cho mỗi lần thực hiện.
- Không có nhiều cơ sở y tế có thể thực hiện vì đòi hỏi cao về trang thiết bị hiện đại, đội ngũ y bác sĩ giỏi chuyên môn.
Mặc dù đem lại hiệu quả lâu dài nhưng chi phí điều trị khá cao
Phương pháp điều trị thoái hóa khớp bằng tế bào gốc
Đối tượng có thể điều trị thoái hóa khớp bằng tế bào gốc
Mặc dù phương pháp này mang đến nhiều ưu điểm nhưng không ai cũng có thể áp dụng điều trị. Một số trường hợp được chỉ định điều trị bằng phương pháp này bao gồm:
- Người bị viêm khớp, thoái hoá khớp không có chỉ định thay khớp. Khi chỉ định điều trị thoái hóa khớp bằng tế bào gốc thường tình trạng thoái hoá đang ở giai đoạn 2 và 3.
- Người bệnh không mắc các bệnh phối hợp ở khớp, không nhiễm trùng khớp và không bị ung thư.
Quy trình điều trị thoái hóa khớp bằng tế bào gốc
Để chữa thoái hoá khớp bằng phương pháp này, người bệnh cần thực hiện đúng theo hướng dẫn của bác sĩ.
Thăm khám và chỉ định điều trị
Bác sĩ sẽ thăm khám lâm sàng và thực hiện một số các xét nghiệm, chẩn đoán để xác định người bệnh có phù hợp với phương pháp này hay không. Bên cạnh đó, cần xác định xem liệu có thể lấy tế bào gốc của người bệnh hay không. Nếu không cần tiến hành xét nghiệm để tìm tế bào gốc hiến tặng có thể thích hợp với người bệnh.
Trong thời gian này, bác sĩ sẽ giải thích quy trình và lưu ý đối người bệnh. Nếu có thắc mắc nào, người bệnh có thể hỏi rõ với bác sĩ. Bên cạnh đó, cũng cần thông báo với bác sĩ về các loại thuốc đang sử dụng, các bệnh lý khác của bản thân để tránh ảnh hưởng tới quá trình điều trị sắp tới.
Thăm khám khớp trước khi chỉ định điều trị thoái hóa khớp bằng tế bào gốc
Thu thập tế bào gốc
Đối với người bệnh sử dụng tế bào gốc hiến tặng, người bệnh không cần trải qua bước này nhưng việc thu thập tế bào từ người cho vẫn sẽ diễn ra,
Tuỳ vào nguồn thu mà các thu thập tế bào gốc cũng sẽ khác nhau
- Đối với tế bào gốc ngoại vi: Được thu thập bằng cách lấy máu bằng kim tiêm.
- Đối với tế bào gốc mô mỡ: Được thu thập bằng một cuộc tiểu phẫu hoặc thực hiện hút mỡ. Cách này cần phải sử dụng biện pháp gây mê.
- Đối với tế bào gốc tủy xương: Được thu thập bằng cách chọc hút tủy sống. Bác sĩ tiến hành gây tê cục bộ hoặc sử dụng thuốc an thần trước khi chọc hút.
Các mẫu máu, mỡ hoặc tủy xương cần được lưu trữ trong dụng chuyên dụng và chuyển tới phòng lab để tiến hành nuôi cấy tế bào.
Xem thêm:
- Ngân hàng mô: Vai trò - Các loại mẫu lưu trữ - Lý do lưu trữ
Phân tách, nuôi cấy và hoạt hoá tế bào gốc
Tại phòng lab nuôi cấy, tế bào gốc được phân tách và thu bằng biện pháp đặc biệt. Sau đó tế bào gốc sẽ được nuôi cấy trong điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của chúng khoảng 4 tuần. Tế bào gốc sẽ được hoạt hoá dưới đèn laser chuyên dụng. Sau khi đủ thời gian, sẽ thu được hàng triệu tế bào gốc đã được hoạt hoá.
Phân tách, nuôi cấy và hoạt hoá tế bào gốc trong phòng lab
Tiến hành tiêm tế bào gốc vào khớp bị thoái hoá
Phương pháp được thực hiện dưới sự hướng dẫn của siêu âm, nội soi để xác định được những vị trí bị tổn thương. Trong một vài trường hợp, bác sĩ thực hiện nội soi làm sạch ổ khớp trước khi tiêm tế bào gốc.
Sau khi xác định được chính xác vị trí, bác sĩ sẽ sát khuẩn bề mặt da. Sau đó sử dụng kim tiêm chuyên dụng đã chứa tế bào gốc tiêm vào vùng da đã được làm sạch. Kỹ thuật cấy ghép tế bào gốc vào khớp bằng các cách sau:
- Tiêm tế bào gốc trực tiếp vào khớp, lúc này chúng sẽ tự biệt hóa, vận hành và thực hiện nhiệm vụ.
- Tạo ra các giá thể tổng hợp trong khớp để tế bào gốc có thể bám vào. Từ đó, tạo ra cấu trúc phù hợp để sửa chữa tổn thương tại khớp.
- Tạo môi trường cho tế bào hoạt động như bổ sung collagen, hyaluronan hay alginate vào khớp.
Sau khi tiêm, người bệnh sẽ được ở lại cơ sở y tế để theo dõi. Sau đó, bệnh nhân có thể ra về và uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
Tiến hành tiêm tế bào gốc vào vùng khớp bị thoái hoá
Những lưu ý khi áp dụng phương pháp
Sau khi thực hiện phương pháp sử dụng tế bào gốc trong điều trị bệnh thoái hóa khớp, người bệnh và thân nhân cần lưu ý một số những lưu ý sau để đạt được hiệu quả tốt nhất:
- Thực hiện đúng theo những chỉ định của bác sĩ, thăm khám định kỳ.
- Xây dựng chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng.
- Tập thể dục ở cường độ nhẹ nhàng, phù hợp với sức khỏe cơ thể.
- Kiểm soát cân nặng ổn định, tránh tình trạng thừa cân béo phì.
- Hạn chế sử dụng chất kích thích như rượu bia và thuốc lá,...
Đặc biệt, cần chú ý việc chủ động lưu trữ tế bào gốc tại các cơ sở y tế khi còn trẻ. Bởi vì khi tuổi càng cao, tế bào gốc trong các mô sẽ có dấu hiệu bị “lão hoá” và sẽ càng ít đi. Khi đó, chúng sẽ mất nhiều thời gian nuôi cấy và không đảm bảo chất lượng tế bào ở mức tốt nhất.
Ứng dụng của điều trị thoái hóa khớp bằng tế bào gốc tại Việt Nam
Viêm khớp và tổn thương sụn là căn bệnh khá phổ biến, không chỉ đối với người cao tuổi mà số lượng người mắc bệnh đang có xu hướng trẻ hoá. Chính vì vậy, điều trị thoái hóa khớp trở thành vấn đề khá cấp thiết. Trị liệu các bệnh về xương khớp nói chung và thoái hoá khớp nói riêng bằng tế bào gốc là một bước đột phá trong nền y học.
Tại Việt Nam, mặc dù đây là một phương pháp chữa thoái hoá khớp còn khá mới mẻ nhưng đã được ứng dụng tại một số bệnh viện lớn và đạt được những hiệu quả tích cực. Đặc biệt, người bệnh có thể sử dụng tế bào gốc trung mô từ dây rốn - tế bào gốc “tinh khiết” để đạt được hiệu quả tốt nhất.
Ứng dụng điều trị thoái hóa khớp bằng tế bào gốc tại Việt Nam
Nên điều trị thoái hóa khớp bằng tế bào gốc ở đâu?
Hiện nay, Trung tâm Lưu trữ Tế bào gốc - Bệnh viện Đa khoa Phương Đông đang thực hiện triển khai lưu trữ tế bào gốc với các dịch vụ:
Với mục đích đảm bảo điều trị đạt hiệu quả cao nhất, Trung tâm Lưu trữ Tế bào gốc luôn tuân thủ những quy định nghiêm ngặt theo tiêu chuẩn quốc tế trong lưu trữ, nuôi cấy và đánh giá chất lượng của tế bào gốc trước khi thực hiện điều trị cho bệnh nhân thoái hóa khớp.
Tại Bệnh viện Đa khoa Phương Đông có đầy đủ chuyên môn toàn diện, trang thiết bị hiện đại để thu thập, lưu trữ và có thể điều trị bệnh. Với sự kết hợp giữa Trung tâm Lưu trữ Tế bào gốc và Trung tâm Cơ xương khớp, khách hàng có thể yên tâm vào phương pháp điều trị thoái hóa khớp bằng tế bào gốc tại Phương Đông.
Lưu trữ tế bào gốc tại Bệnh viện Đa khoa Phương Đông
Ngoài ra, Bệnh viện Đa khoa Phương Đông là đơn vị thực hiện xử lý mẫu mô bằng quy trình tự động hoàn toàn giúp đảm bảo không xảy ra sai sót, lưu trữ trong môi trường Nito lỏng trong thời gian dài từ 18-20 năm. Đặc biệt, khi lưu trữ tại Phương Đông, khách hàng sẽ được thông báo kết quả kiểm định chất lượng tế bào gốc định kỳ hàng năm.
Ngân hàng mô ở Bênh viện đa khoa Phương Đông
Quý khách hàng có thể chủ động đăng ký dịch vụ thu thập và lưu trữ tế bào gốc - “bảo hiểm sinh học” cho bé và gia đình tại Bệnh viện Đa khoa Phương Đông với quy trình đơn giản, nhanh chóng.
Để đặt lịch lưu trữ và tư vấn chuyên sâu, quý khách có thể liên hệ hotline 19001806 để được đội ngũ của Bệnh viện Đa khoa Phương Đông hỗ trợ kịp thời!